An toàn cho trẻ em
Câu 1. Tham gia buổi nói chuyện về an toàn cho trẻ em.
Hướng dẫn trả lời:
HS tham gia buổi nói chuyện về an toàn cho trẻ em do nhà trường hoặc một tổ chức đoàn thể nào đó tổ chức để biết cách bảo vệ sự an toàn cho bản thân mình.
Câu 2. Đặt những câu hỏi em còn băn khoăn về an toàn cho trẻ em.
Hướng dẫn trả lời:
- Thế nào là an toàn cho trẻ em? Có phải cứ ở nhà là trẻ em sẽ được an toàn?
- Khi gặp nguy hiểm, trẻ em có thể cầu cứu những ai? Gọi vào số điện thoại nào, cơ quan nào?
Nhận biết về xâm hại và hậu quả của xâm hại
Hoạt động 1. Tìm hiểu về các loại xâm hại
Câu 1. Nhận diện và nêu tên hành vi xâm hại thông qua quan sát các tranh sau.
Hướng dẫn trả lời:
Nhận diện và nêu tên hành vi xâm hại thông qua quan sát các tranh:
(1): Bạo lực trẻ em
(2): sàm sỡ trẻ em
(3) Bóc lột sức lao động của trẻ em
(4) Hành hạ tinh thần trẻ em
Câu 2. Chia sẻ những hành vi xâm hại mà em biết.
Hướng dẫn trả lời:
Chia sẻ những hành vi xâm hại mà em biết:
- Xâm hại tình dục
- Đánh đập
- Bỏ đói
- Bắt làm việc quá sức
Hoạt động 2. Phân biệt hành vi quan tâm và hành vi xâm hại
Câu 1. Nhận diện hành vi quan tâm và hành vi xâm hại thông qua quan sát các tranh sau:
Hướng dẫn trả lời:
Nhận diện hành vi quan tâm và hành vi xâm hại thông qua quan sát các tranh:
- Hành vi quan tâm: tranh 1,2,3
- Hành vi xâm hại: tranh 4.
Câu 2. Chia sẻ hiểu biết của em về sự phân biệt giữa hành vi quan tâm và hành vi xâm hại.
Hướng dẫn trả lời:
- Hành vi quan tâm: là những hành vi thể hiện sự yêu thương, quan tâm nhau và có thể thấy rõ sự thoải mái, vui vẻ ở người nhận được hành vi.
- Hành vi xâm hại: là những hành vi gây tổn thương, sự khó chịu cho người nhận hành vi.
Hoạt động 3. Xác định hậu quả của xâm hại
Câu 1. Chia sẻ những hậu quả của xâm hại mà em biết.
Hướng dẫn trả lời:
Những hậu quả của xâm hại mà em biết:
- Để lại thương tích trên người bị xâm hại.
- Khiến người bị hại tự ti, mặc cảm với xã hội.
- Có thể dẫn đến trầm cảm cho người bị xâm hại
- Nguòi xâm hại ngại giao tiếp, gặp gỡ với người khác....
Câu 2. Chỉ ra những biểu hiện có thể là hậu quả của các loại xâm hại.
Hướng dẫn trả lời:
Những biểu hiện có thể là hậu quả của các loại xâm hại:
- Nét mặt buồn rầu, ủ rũ.
- Luôn ở trong trạng thái phòng thủ, tránh, né người khác.
- Không thích giao lưu với người khác.
- Có thể có thái độ sợ hãi khi gặp một tình huống nào đó....
Câu hỏi: Chia sẻ với người thân về các loại xâm hại.
Hướng dẫn trả lời:
Có các loại xâm hại:
- Xâm hại thân thể: đánh đập, bạo hành thân xác bằng đòn roi.
- Xâm hại tinh thần: tấn công tinh thần
- Xâm hại tình dục: sàm sỡ, đụng chạm vào những bộ phận nhạy cảm của người khác.
Không nghe lời dụ dỗ
Câu 1. Thảo luận về cách xử lí nếu em là các nhân vật trong các tình huống sau:
Tình huống 1: Mẹ bị ốm nên bảo Mai đi mua thuốc. Ra đến nơi, hiệu thuốc đã đóng cửa. Mai đi đến hiệu thuốc khác thì có một người đàn ông đến gần và dụ dỗ.
Tình huống 2: Long ra hiệu sách gần nhà mua một số đồ dùng học tập. Long thích thú xem một số đồ chơi có trong hiệu sách. Một người đàn ông đến gần và nói: "Cháu thích đồ chơi này à? Chú mua tặng cháu nhé? Trông cháu đáng yêu nên chú muốn mua tặng”.
Hướng dẫn trả lời:
Tình huống 1: Em sẽ nói: "Cháu cảm ơn nhưng cháu đi qua chỗ này gần đây thôi ạ!"
Tình huống 2: Em sẽ nói: "Cháu cảm ơn nhưng cháu không có thói quen nhận đồ của người lạ ạ!"
Câu 2. Đóng vai xử lí tình huống trên.
Hướng dẫn trả lời:
HS tự đóng vai.
Câu hỏi: Chuẩn bị hoạt cảnh "Phòng tránh bị xâm hại thân thể".
Hướng dẫn trả lời:
Hoạt cảnh: Đang trên đường đi học về thì Nhi và Tú bị hai đối tượng thanh niên lạ dụ dỗ: "Hai em lên xe anh chở về nhà". Tuy vẫn còn cách nhà khá xa nhưng Nhi lại nói:
- Nhi: Chúng em sắp về đến nhà rồi, nhà em ở ngay kia.
Một lúc sau, hai thanh niên kia quay lại tiếp tục dùng lời nói trêu ghẹo. Lúc này, Tú lên tiếng:
- Tú: Nếu hai anh mà không tránh xa thì bọn em sẽ la lên cho mọi nguòi biết hoặc sẽ gọi công an đấy.
Đến lúc này, hai thanh niên mới chịu rời đi.