Tọa đàm "Phòng tránh bị xâm hại tinh thần"
Câu 1. Tham gia buổi tọa đàm về "Phòng tránh bị xâm hại tinh thần"
Hướng dẫn trả lời:
HS tham gia buổi tọa đàm về "Phòng tránh bị xâm hại tinh thần" do nhà trường hoặc các tổ chức đoàn thể tổ chức để biết được khi có nguy cơ bị xâm hại tinh thần cần phải xử lí như thế nào, hoặc khi thấy ai đó có nguy co bị xâm hại tinh thần thì mình cần phải làm gì.
Câu 2. Chia sẻ cảm xúc của em sau khi tham gia buổi tọa đàm.
Hướng dẫn trả lời:
Sau khi tham gia buổi tọa đàm, em ý thức được hậu quả của việc bị xâm hại tinh thần, cách phòng tránh và giúp đỡ người bị nạn. Cần phải đầy lùi những hành vi xâm hại tinh thần.
Nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
Hoạt động 1. Nhận diện nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
Câu 1. Nhận diện nguy cơ bị xâm hại tinh thần thông qua quan sát các tranh sau:
Hướng dẫn trả lời:
(1): Người mẹ chưa tôn trọng và khuyến khích về sở thích của con mà ngược lại còn chì chiết.
(2): Người bố đang tạo áp lực cho con thay vì giải thích, khuyến khích côn học bài
(3): Bạn nhỏ đang bị tủi thân vì không được ai quan tâm khi bị bệnh.
(4): Chỉ chích,nói xấu bố của bạn và xa lánh bạn
Câu 2. Chia sẻ những nguy cơ và hành vi xâm hại tinh thần mà em biết.
Hướng dẫn trả lời:
Những nguy cơ và hành vi xâm hại tinh thần mà em biết:
- Chửi mắng, hạ nhục với những lời lẽ thô thiển, nặng nề.
- Gây áp lực thường xuyên về tâm lý.
Câu 3. Thảo luận các cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần
Hướng dẫn trả lời:
- Có thể việc xâm hại tinh thần của người khác là do hiểu lầm nên bản thân người bị hại cần phải tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra cach giải quyết.
- Chia sẻ với người mà em tin cậy.
- Nhờ những tác động của những nguòi khác.
Hoạt động 2. Thực hành phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
Câu 1. Thảo luận cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần trong các tình huống sau.
Tình huống 1: Hà thường bị một nhóm bạn trong xóm trêu chọc và bàn tán về ngoại hình. Mỗi lần thấy Hà, các bạn lại chỉ trỏ, cười cợt và buông những lời miệt thị.
Nếu là Hà, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Mỗi lần thấy Tùng xem ti vi hay đọc truyện, bố mẹ lại quát mắng. Hôm nay, Tùng đang xem chương trình yêu thích thì bố quát lớn: "Học thì kém hơn các bạn mà còn ngồi xem ti vi à?" khiến Tùng cảm thấy rất khó chịu và tủi thân.
Nếu là Tùng, em sẽ làm gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Tình huống 1: Nếu là Hà, em sẽ lại nói chuyện vói các bạn rằng mình cũng muốn được đẹp như các bạn nhưng sinh ra đã vậy rồi để các bạn hiểu và ngỏ lời nhờ các bạn giúp đỡ để được xinh đẹp như các bạn.
- Tình huống 2: Nếu là Tùng, em sẽ xin lỗi bố bố vì mình học kém sau đó giải thích rằng việc học kém hay giỏi không liên quan đến việc xem ti vi. Hơn thế nữa, xem ti vi mình cũng sẽ học hỏi được nhiều điều thú vị hay ho.
Câu 2. Chia sẻ việc xử lí tình huống trước lớp.
Hướng dẫn trả lời:
HS chia sẻ cách xử lí tình huống trước lớp.
Câu 3. Rút ra bài học cho bản thân về phòng tránh bị xâm hại tinh thần từ kết quả thảo luận.
Hướng dẫn trả lời:
Rút ra bài học cho bản thân: Có rất nhiều cách để phòng tránh bị xâm hại tinh thần. Đầu tiên là phải tự mình giải quyết, nếu không được mới nhờ sự giúp đỡ của nguòi khác.
Câu hỏi: Chia sẻ với người thân về cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
Hướng dẫn trả lời:
Những hành vi xâm hại tinh thần mặc dù không tác động trực tiếp đến sức khỏe về mặt thể chất nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sự phát triển tâm lý của trẻ em. Vì vậy HS cần chia sẻ với người thân, bạn bè về cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Hoạt cảnh "Phòng tránh bị xâm hại tinh thần"
Câu 1. Xây dựng hoạt cảnh về xâm hại tinh thần.
Hướng dẫn trả lời:
*Tình huống: Trên đuòng đi học, Tùng và Tú thường xuyên bị các anh lớp lớn ở trường khác đón đường, dọa nạt.
*Hội thoại:
Đang trên đường đến trường, Tùng và Tú bị một nhóm các anh lớn tuổi hơn chặn đường.
- Nhóm người lớn tuổi: bọn mày có biết tao là ai không? Trong cặp sách chúng mày có thứ gì quý giá, mang hết ra đây.
- Tùng: Chúng em là học sinh, trong cặp sách chỉ có sách vở và đồ dùng học tập thôi ạ.
- Nhóm người lớn tuổi: Tao không tin, đưa cạp sách của chúng mày đây để tao lục soát.
Sau đó tự lục soát cặp sách của Tùng và Tú. Khi không tìm thấy vật có giá trị thì chúng đập nát hộp bút của Tùng và cảnh cáo:
- Ngày mai bọn mày phải đưa tiền cho bọn tao, không thì sẽ bị ăn đòn.
Tùng và Tú đã rất sợ trong những ngày sau đó.
*Cách xử lí: Lúc đến trường, Tùng và Tú đã trình báo lại chuyện này với cô giáo. Đến ngày hôm sau, đúng giờ đi đến trường của Tùng và Tú, cô giáo đã đứng sẵn ở đoạn đường mà hôm qua hai bạn gặp nhóm côn đồ kia. Khi thấy nhóm đó chuẩn bị có hành vi bắt nạt Tùng và Tú, cô giáo liền lại gần và can thiệp.
- Cô giáo: Nếu các cậu mà còn làm như thế một lần nữa thì tôi sẽ báo với nhà trường nơi các cậu học và nếu cần sẽ gọi công an vào cuộc.
Đến lúc này, nhóm côn đồ mới chịu buông tha cho Tùng và Tú.
Câu 2. Đóng vai thể hiện cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần trong hoạt cảnh đó.
Hướng dẫn trả lời:
HS tự phân nhóm và đóng vai thể hiện cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần trong hoạt cảnh đó.
Câu hỏi: Thực hiện việc phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
Hướng dẫn trả lời:
Thực hiện việc phòng tránh bị xâm hại tinh thần:
- Thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp luật, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giáo viên, cộng đồng và bản thân trẻ em.
- Hướng dẫn cách để phòng tránh bị xâm hại tinh thần trong một số tình huống cụ thể.