Giải chi tiết HĐTN 4 Chân trời bản 2 mới chủ đề 9 tuần 31

Giải chủ đề 9 Tìm hiểu nghề truyền thống ở địa phương tuần 31 sách Hoạt động trải nghiệm 4 Chân trời sáng tạo bản 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Khám phá thế giới nghề nghiệp

Câu 1. Tham gia thi đố vui về nghề nghiệp

Hướng dẫn trả lời:

Tham gia thi đố vui về nghề nghiệp: 

1. Đố bạn biết

Gieo cấy chờ thu mùa màng

Đó là nghề gì ?

2. Nghề gì khai thác tài nguyên nước nhà

3. Nghênh ngang cờ phất bốn bề

Ngày thì tập trận , tối về điểm quân ?

4. Ai người đến lớp

Chăm chỉ sớm chiều
Dạy bảo mọi điều
Cho con khôn lớn?

Đáp án: nông dân, thợ mỏ, chăn vịt, giáo viên

Câu 2. Kể về nghề mà em yêu thích

Hướng dẫn trả lời:

Kể về nghề mà em yêu thích: Nghề bác sĩ là nghề cứu người. Muốn trở thành bác sĩ thì phải học thật giỏi và gan dạ. Bác sĩ sẽ phải đi trực, và có thể làm việc không kể thời gian hôm sớm hay khuya muộn, rất vất vả. Nhưng e thấy rất tự hào về nghề bác sĩ. 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

Nghề truyền thống ở địa phương

Hoạt động 1. Nhận diện về nghề truyền thống

Câu 1. Quan sát tranh và cho biết tên nghề truyền thống

CH1. Quan sát tranh và cho biết tên nghề truyền thống

Hướng dẫn trả lời:

Quan sát tranh và cho biết tên nghề truyền thống:

(1) Dệt cửi

(2) Làm hương

(3) Cho chữ

(4) Tạc tượng

Câu 2. Kể tên những nghề truyền thống ở địa phương mà em biết.

Hướng dẫn trả lời:

Kể tên những nghề truyền thống ở địa phương mà em biết: Mây tre đan, đan chổi đót, làm nón lá...

Hoạt động 2. Xây dựng phiếu tìm hiểu nghề truyền thống ỏ địa phương

Câu 1. Thảo luận nội dung cần tìm hiểu về nghề truyền thống

Hướng dẫn trả lời:

Thảo luận nội dung cần tìm hiểu về nghề truyền thống:

- Tên nghề và địa điểm của làng nghề

- Sản phẩm của nghề, làng nghề

- Tên nghệ nhân

- Ra đời vào thời gian nào.

Câu 2. Lập phiếu tìm hiểu nghề truyền thống ở địa phương

Hướng dẫn trả lời:

PHIẾU TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

Mục đích khảo sát: Giới thiệu nghề truyền thống đến những người khác.

Tên người khảo sát: Nguyễn Văn Nam

Thòi gian: Chủ nhật 

Tên nghề/làng nghềĐịa điểmNghệ nhânSản phẩm chính
Làm chổi đótLàng 3, thôn Đoài, Hưng Yên Cây chổi đót
Mây tre đanLàng 4, thôn Vĩ, Hung Yên Thúng, dần, tràng, rổ, rá...

HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI

Câu hỏi: Thực hiện việc tìm hiểu thông tin về nghề truyền thống ở địa phương

Hướng dẫn trả lời:

HS dành thời gian một buổi để tìm hiểu thông tin về nghề truyền thống ở địa phương nơi mình sinh sống rồi giói thiệu với bạn bè cùng biết. 

SINH HOẠT LỚP

Kết quả tìm hiểu thông tin về nghề truyền thống ở địa phương

Câu 1. Báo cáo kết quả tìm hiểu thông tin về nghề truyền thống ở địa phương.

Hướng dẫn trả lời:

Báo cáo kết quả tìm hiểu thông tin về nghề truyền thống ở địa phương: HS báo cáo cụ thể các thông tin như:

- Tên nghề.

- Địa điểm.

- Sản phẩm.

- Tên nghệ nhân

Câu 2. Xây dựng và thể hiện tiểu phẩm ngắn về nghề truyền thống.

Hướng dẫn trả lời:

Xây dựng và thể hiện tiểu phẩm ngắn về nghề truyền thống: Tiểu phẩm "Thầy đồ cho chữ".

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về thì người người, nhà nhà đều đến tìm thầy đồ để xin chữ. Chữ người ta xin thể hiện nhũng gì người ta mong muốn trong năm mới. Hôm đó, Lan và mẹ cũng đi xin chữ như bao người. Mẹ dẫn Lan đến một sạp nhỏ ở gần ngôi chùa đầu làng. Trước mặt Lan là một người trạc tuổi ông nội Lan, mặc chiếc áo dài màu đen, đầu vấn khăn, bên cạnh là một nghiên mực, 1 chổi lông gà. Cứ mỗi lần có người đến xin chữ là thầy đồ lại khom lưng, đặt bút lên giấy và cho chữ rất dứt khoát. Đến lượt Lan và mẹ, thầy đồ hỏi:

- Thầy đồ: Chào cháu, cháu muốn xin chữ gì nào?

Lan suy nghĩ một lúc rồi ngập ngừng nói:

- Chữ "Ngủ" ạ!

Thầy đồ hỏi: Sao cháu lại xin chữ "Ngủ"?

- Lan: Vì cháu muốn năm nay cháu được ngủ thỏa thích ạ!

Những người đứng gần đó phá lên cười. Thầy đồ nhỏ nhẹ nói tiếp:

- Nếu cháu ngủ cả một năm thì cháu sẽ làm được gì nữa nào?

Lan suy nghĩ một lúc rồi trả lời: Cháu sẽ không làm được gì nữa hết ạ. 

Thầy đồ tiếp lời: 

- Thế cháu có muốn mình luôn được may mắn, bình an không nào?

- Lan: Dạ, có ạ!

- Thầy đồ: Vậy ta sẽ cho cháu chữ "An" nhé, đồng ý không?

- Lan: Vâng ạ!

HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI

Câu hỏi: Chuẩn bị tiết mục văn nghệ "Ca ngợi người lao động"

Hướng dẫn trả lời:

HS có thể chuẩn bị múa bài: Bài ca người lao động của tác giả Phạm Trọng Cầu 

Tìm kiếm google: Giải HĐTN 4 CTST bản 2 chủ đề 9 tuần 31, giải Hoạt động trải nghiệm 4 CTST bản 2 chủ đề 9 tuần 31, giải sách giáo khoa HĐTN 4 Chân trời sáng tạo bản 2 chủ đề 9 tuần 31

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 CTST BẢN 1

CHỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG CỦA EM

CHỦ ĐỀ 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ. YÊU QUÝ BẠN BÈ

CHỦ ĐỀ 4: EM YÊU TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

CHỦ ĐỀ 5: CHÀO NĂM MỚI VÀ CHI TIÊU TIẾT KIỆM

CHỦ ĐỀ 7: GẮN KẾT GIA ĐÌNH. QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 CTST BẢN 2

CHỦ ĐỀ 1: TỰ HÀO VỀ BẢN THÂN

CHỦ ĐỀ 2: GẮN KẾT YÊU THƯƠNG TRONG GIA ĐÌNH

CHỦ ĐỀ 3: PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ VỚI THẦY CÔ VÀ BẠN BÈ

CHỦ ĐỀ 7: RÈN LUYỆN TƯ DUY KHOA HỌC VÀ TỰ LỰC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

CHỦ ĐỀ 8: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

CHỦ ĐỀ 9: TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG


Copyright @2024 - Designed by baivan.net