Ước mơ nghề nghiệp
Câu 1. Kể về ước mơ nghề nghiệp của em
Hướng dẫn trả lời:
Em muốn trở thành một đầu bếp giỏi để chế biến những món ăn ngon cho mọi người thuởng thức.
Câu 2. Xem tiểu phẩm về chủ đề nghề nghiệp.
Hướng dẫn trả lời:
HS xem tiểu phẩm về chủ đề nghề nghiệp qua ti vi, mạng internet hoặc được diễn ở trường.
Giới thiệu nghề truyền thống ở địa phương.
Hoạt động 1. Triễn lãm sản phẩm giói thiệu nghề truyền thống ở địa phương.
Câu 1. Trình bày các gian sản phẩm giới thiệu nghề truyền thống (tranh, ảnh, sản phẩm...)
Hướng dẫn trả lời:
Thông qua việc sưu tầm các sản phẩm, HS tổ chức trưng bày các gian sản phẩm giới thiệu nghề truyền thống.
Câu 2. Tham quan các gian trưng bày sản phẩm nghề truyền thống.
Hướng dẫn trả lời:
HS tham quan các gian trưng bày sản phẩm nghề truyền thống và đặt ra các các câu hỏi còn thắc mắc để đuọc giải đáp.
Hoạt động 2. Giới thiệu sản phẩm của nghề truyền thống
Câu 1. Thảo luận các nội dung giới thiệu sản phẩm của nghề truyền thống
Hướng dẫn trả lời:
Thảo luận các nội dung giới thiệu sản phẩm của nghề truyền thống:
- Tên sản phẩm.
- Xuất xứ.
- Công dụng
- Giá trị kinh tế và văn hóa của sản phẩm.
VD: Bình hoa gốm sứ Chu Đậu dùng để cắm hoa, là một sản phẩm mang nét đẹp dân tộc. Nhắc tới gốm Chu Đậu là nhắc tới Việt Nam. Gốm Chu Đậu có từ lâu đời và mang lại giá trị kinh tế cao, không những có mặt trong nuóc mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.
Câu 2. Giới thiệu sản phẩm cụ thể của nghề truyền thống theo nhóm.
Hướng dẫn trả lời:
Nhóm lựa chọn 1 sản phẩm nghề truyền thống để giói thiệu.VD:
- Tên sản phẩm, xuất xứ: giỏ mây tre đan của làng Phú Vinh, Xã Phú Nghĩa, Huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
- Công dụng: Dùng để đựng các đồ vật khác như hoa quả hoặc các vật dụng nhỏ. Dùng giỏ mây tre đan thay thế cho các bịch nilon để bảo vệ môi trường và rất bền.
- Tuy có giá thành cao nhưng thời gian sử dụng lâu. Sản phẩm này không những được bày bán trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước khác.
Câu 3. Chia sẻ cảm xúc về sản phẩm mà nhóm bạn giới thiệu.
Hướng dẫn trả lời:
Sau khi nhóm bạn giới thiệu, em thấy sản phẩm nghề truyền thống rất có giá trị và còn mang được bản sắc dân tộc.
Câu hỏi: Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ về nghề truyền thống ở địa phương.
Hướng dẫn trả lời:
1. Thân em như gốm Thanh Hà,
Như chiếu Bàn Thạch trải đà khắp nơi
2. Chợ Phố đóng nôốc, đóng thuyền
Đò xuôi chợ tỉnh, ngược miền Hà Tân
3. Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát có nghề làm tranh
4. Ai muốn ăn vôi cho nồng,
Thì về Văn Tập chổng mông đun lò.
Đoán tên nghề truyền thống qua ca dao tục ngữ.
Câu 1. Chia sẻ các câu ca dao, tục ngữ có liên quan đến nghề truyền thống mà nhóm đã chuẩn bị.
Hướng dẫn trả lời:
Chia sẻ các câu ca dao, tục ngữ có liên quan đến nghề truyền thống mà nhóm đã chuẩn bị.
1. Yêu nhau cho thịt cho thà,
Ghét nhau đưa đến Thanh Hà nung vôi
2. Nghề hến không đói mà no,
Cái ruột cũng bán, cái vỏ cũng bán, cái tro cũng tiền
Chợ trâu Quỹ Nhất, bánh đa làng Vò
Câu 2. Các nhóm hỏi-đáp về các câu ca dao, tục ngữ để đoán tên nghề truyền thống.
Hướng dẫn trả lời:
Các nhóm hỏi - đáp về các câu ca dao, tục ngữ để đoán tên nghề truyền thống. Trong các câu ca dao trên, có các nghề truyền thống được nhắc đến là: nung vôi, đãi hến, tơ lụa, chọ trâu, bánh đa.
Câu 3. Tổng kết hoạt động.
Hướng dẫn trả lời:
Sau hoạt động, HS tổng kết lại xem ngoài ra còn những câu ca dao, tục ngữ nào nữa không? Các câu trả lời đã đúng chưa? Tuyên dương cá nhân, nhóm đưa ra nhiều câu trả lời đúng.