Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Lập và thực hiện được một dự án tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương.
- Năng lực chung: Tích cực tự chủ và tự học, biết giải quyết vấn đề gặp phải trong học tập, hợp tác trong quá trình hoạt động nhóm.
- Năng lực riêng: Giới thiệu, trình bày được sản phẩm của dự án, trong đó thể hiện được các đặc trưng của nghề cụ thể ở địa phương; Rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch, định hướng nghề nghiệp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/THỰC HÀNH
Hoạt động 3. Thực hiện kế hoạch dự án và báo cáo kết quả tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương
- HS thực hiện được nhiệm vụ đã được phân công trong kế hoạch dự án tìm hiểu nghề.
- HS xử lí, phân loại, phân tích được các dữ liệu, thông tin cần thiết về nghề ở địa phương do các thành viên trong nhóm thu thập được.
- Xây dựng được sản phẩm dự án, trong đó thể hiện rõ các đặc trưng của nghề mà nhóm tìm hiểu.
- Giới thiệu, trình bày được sản phẩm dự án tìm hiểu ở địa phương.
- Đánh giá được kết quả và rút kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Việc thực hiện kế hoạch dự án tìm hiểu nghề được thực hiện ở không gian ngoài lớp học.
+ GV yêu cầu HS thực hiện kế hoạch dự án tìm hiểu nghề mà nhóm đã lập vào thời gian ngoài giờ học chính khóa.
+ Thời gian thực hiện: 1 tuần.
+ GV lưu ý HS:
- Tổ chức cho HS thiết kế và giới thiệu sản phẩm dự án. Việc này được thực hiện ở trên lớp vào giờ học chính khóa.
+ Hướng dẫn các nhóm dự án tập hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm. Mỗi nhóm sẽ tập hợp kết quả tìm hiểu của từng thành viên trong nhóm vào bảng mẫu gợi ý sau:
Tên thành viên | Nhiệm vụ được giao | Kết quả tìm hiểu, nghiên cứu |
Ví dụ: Nguyễn Văn Thành | Tìm kiếm, thu thập dữ liệu, thông tin về các công việc đặc trưng của nghề trồng rau. | Tìm kiếm, thu thập được các dữ liệu, thông tin về các công việc đặc trưng của nghề trồng rau và các minh chứng bằng chữ viết, ghi âm, lời nói, hình ảnh. Cụ thể là: - Chọn giống rau phù hợp để trồng theo mùa vụ. - Làm đất: cày hoặc cuốc lật đất lên – làm nhỏ đất và làm sạch cỏ dại – san phẳng đất – lên luống để gieo trồng. |
+ Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm dự án để thực hiện những công việc sau:
+ GV lưu ý HS:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, chia sẻ và tiến hành hoạt động theo nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện dự án qua sản phẩm dự án đã thiết kế:
+ GV nêu yêu cầu trình bày kết quả thực hiện dự án tìm hiểu nghề: Các nhóm có thể trình bày kết quả tìm hiểu các nghề của nhóm theo các hình thức khác nhau nhưng phải đảm bảo thực hiện được các kết quả tìm hiểu nghề, những đề xuất của nhóm, đánh giá việc thực hiện dự án và những điều rút ra sau khi thực hiện dự án tìm hiểu nghề.
+ GV cử hai HS trong lớp làm thư kí ghi lại những nội dung chủ yếu trong phần trình bày của các nhóm và tổng hợp phần trình bày.
+ Mời lần lượt từng nhóm lên trình bày kết quả thực hiện dự án tìm hiểu nghề ở địa phương của nhóm mình. Nhắc HS trong lớp tập trung theo dõi, quan sát và ghi chép tóm tắt nội dung trình bày của các nhóm. Sau phần trình bày của mỗi nhóm, GV yêu cầu HS trong lớp nhận xét và đặt câu hỏi để nhóm vừa trình bày trả lời.
+ Thư kí của lớp báo cáo kết quả tổng hợp phần trình bày của các nhóm.
+ Nhận xét, động viên, khen ngợi những nhóm trình bày sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.
+ Gọi một số HS nêu cảm nhận, những điều rút ra qua phần trình bày của các nhóm và thư kí tổng hợp.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức đánh giá việc thực hiện dự án:
+ Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm dự án để đánh giá kết quả và quá trình thực hiện dự án tìm hiểu nghề ở địa phương theo các gợi ý trong SGK. Nhắc các nhóm bình chọn những cá nhân tham gia dự án tích cực, thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công và có sự hợp tác tốt trong quá trình thực hiện kế hoạch dự án.
+ Mời đại diện các nhóm báo cáo đánh giá việc thực hiện dự án.
+ Tổng hợp báo cáo của các nhóm và đánh giá, nhận xét chung.
- GV kết luận Hoạt động 3 dựa vào phần trình bày của các nhóm và chốt lại: Địa phương các em đang sống có nhiều nghề khác nhau thuộc các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Qua việc thực hiện dự án tìm hiểu nghề, các em đã hiểu rõ hơn về những đặc trưng của một số nghề chủ yếu ở địa phương và biết được các nghề khác nhau có công việc đặc trưng và những trang thiết bị, dụng cụ lao động cần thiết của nghề khác nhau, có yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề đối với người lao động khác nhau, đồng thời cũng biết được mỗi nghề đều có thể xảy ra một số nguy hiểm đối với người làm nghề và cách giữ an toàn khi thực hiện các công việc của nghề. Hiểu về nghề ở địa phương giúp các em có cơ sở quan trọng để định hướng nghề nghiệp tương lai.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 4. Trải nghiệm nghề ở địa phương.
- Hiểu rõ hơn về đặc trưng của nghề ở địa phương mà HS quan tâm.
- Củng cố, mở rộng hiểu biết về nghề ở địa phương.
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu nghề qua trải nghiệm thực tế, tính tự chủ, năng lực nhận thực nghề nghiệp, phẩm chất trách nhiệm.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thực hiện những việc sau:
+ Tiếp tục tìm hiểu, trải nghiệm nghề em quan tâm để bổ sung hiểu biết thực tế về nghề ở địa phương. Nếu có điều kiện, có thể tham quan hoặc tham gia làm một số công việc đơn giản của nghề.
+ Bổ sung thông tin về nghề, đặc biệt là thông tin về yêu cầu phẩm chất, năng lực đối với người lao động của nghề mà HS quan tâm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện các hoạt động trải nghiệm nghề ở địa phương.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động
- GV yêu cầu HS nêu tóm tắt những điều đã học hỏi được về nghề nghiệp ở địa phương và cảm nhận của bản thân.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đưa ra kết luận chung: Mỗi địa phương đều có các hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của người dân và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Là người con của quê hương, tìm hiểu nghề ở địa phương không chỉ giúp mỗi chúng ta có hiểu biết cần thiết về hoạt động nghề nghiệp, về đặc trưng của các nghề hiện có ở địa phương mà còn giúp chúng ta có cơ sở ban đầu rất quan trọng cho việc định hướng nghề nghiệp tương lai và học tập, rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp.
- GV nhận xét tinh thần thái độ tham gia các hoạt động của HS. Khen ngợi những HS, nhóm HS hoạt động tích cực và có nhiều đóng góp trong các hoạt động.
--------------------Còn tiếp---------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác