Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/….
- Năng lực chung:
- Năng lực địa lí:
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Bản đồ châu Nam Cực.
- Hình ảnh, video về tự nhiên Nam Cực, các hoạt động nghiên cứu tại châu Nam Cực.
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến châu Nam Cực (nếu có).
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Cung cấp thông tin, tạo kết nối cho HS với nội dung bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích trí tò mò của người học.
- Trong các châu lục trên thế giới, cho đến nay chỉ có một châu lục duy nhất chưa có dân cư sinh sống thường xuyên, đó là châu Nam Cực.
- Hoàn cảnh nào khiến cho cả một châu lục rộng tới hơn 14 triệu km2 mà hầu như vắng bóng con người?
HS dựa vào vốn kiến thức, hiểu biết của bản thân để trả lời, không nhất thiết phải trả lời đúng. Từ tình huống này, HS có sự tò mò, hứng thú với nội dung bài học.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: “Nhắc đến châu Nam Cực, em thường nghĩ đến cảnh tượng hay hình ảnh gì? Có phải những khối băng khổng lồ, những chú chim cánh cụt,…?”
- “Nam cực có cư dân sinh sống không? Em có muốn một lần được du lịch đến Bắc Cực?”
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào các kiến thức của bản thân để trả lời các câu hỏi của GV, tự do chia sẻ ý kiến của mình.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS đưa ra ý kiến của mình.
+ Châu Nam Cực là một khu vực có khí hậu khắc nghiệt, quanh năm lạnh giá, băng tuyết bao phủ.
+ Châu lục này không có cư dân sinh sống thường xuyên, chỉ có các trạm nghiên cứu và các nhà khoa học đến thám hiểm.
- HS khác nhận xét, có thể nêu ý kiến khác.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong các châu lục trên thế giới, cho đến nay chỉ có một châu lục duy nhất chưa có dân cư sinh sống thường xuyên, đó là châu Nam Cực. Ở đây không diễn ra các hoạt động kinh tế những lại là nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất của Trái Đất (chiếm tới 60% lượng nước ngọt của Trái Đất). Để tìm hiểu thêm về “lục địa băng” này, chúng ta hãy cùng bắt đầu bài học hôm nay – Bài 19: Châu Nam Cực.
Hoạt động 1: Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục 1, quan sát hình ảnh (SGK tr.162) và nêu các mốc lớn trong lịch sử khám phá, nghiên cứu châu Nam Cực.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong mục 1, quan sát hình ảnh (SGK tr.162) và trả lời câu hỏi: Nêu các mốc lớn trong lịch sử khám phá, nghiên cứu châu Nam Cực. - GV cho HS đọc mục “Em có biết” (SGK tr.162) đề mở rộng kiến thức về “Hiệp ước châu Nam Cực”. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục 1, quan sát hình ảnh (SGK tr.162) và suy nghĩ câu trả lời. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1-2 HS nêu các mốc lớn trong lịch sử khám phá, nghiên cứu châu Nam Cực. - Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhật xét, đánh giá, chuẩn kiến thức về các mốc lớn trong lịch sử khám phá, nghiên cứu châu Nam Cực. | 1. Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực - Năm 1820, hai nhà hàng hải người Nga là Bê-linh-hao-den và La-da-rép đã phát hiện ra lục địa Nam Cực. - Năm 1900, nhà thám hiểm người Na-uy là Boóc-rơ-grê-vim đã đặt chân tới lục địa Nam Cực. - Ngày 14/12/1911, nhà thám hiểm A-mun-sen người Na Ủy (cùng các đồng đội) tới được điểm cực Nam của Trái Đất. - Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện. |
----------------------Còn tiếp------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác