Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực riêng
Năng lực chung
Chăm chỉ, trách nhiệm và có thái độ tích cực trong học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.
- Châu Âu là nơi được biết đến với thiên nhiên phong phú, đa dạng. Bài học này sẽ giúp các em có hiểu viết về các đặc điểm tự nhiên của châu Âu.
- Hãy kể một số thông tin về châu Âu mà em biết.
- HS nêu được một số thông tin cơ bản về châu Âu từ vốn hiểu biết của bản thân.
- HS cảm thấy tò mò, hứng thú với nội dung bài học.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu một số hình ảnh về châu Âu cho HS quan sát và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày một số thông tin mà em biết về châu Âu.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi.
Một số thông tin em biết về châu Âu:
+ Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á-Âu.
+ Châu Âu có diện tích không lớn.
+ Cảnh sắc thiên nhiên châu Âu rất đa dạng, phong phú.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Thông qua những hình ảnh vừa quan sát, chúng ta thấy được châu Âu là nơi được biết đến với cảnh sắc thiên nhiên phong phú, đa dạng. Để nắm được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu và phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính, đặc điểm phân hóa khí hậu, các đới thiên nhiên ở châu Âu, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi châu Âu
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4-5 HS/nhóm), đọc thông tin và quan sát bản đồ hình 1.1 (SGK tr.87 - 88), trả lời các câu hỏi sau:
+ Cho biết châu Âu tiếp giáp với các biển, đại dương và các châu lục nào.
+ Trình bày đặc điểm hình dạng và kích thước của châu Âu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-5 HS/nhóm). Số lượng nhóm tùy thuộc vào số HS trong lớp. - GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát bản đồ Hình 1.1 (SGK tr.87 – 88) và trả lời câu hỏi: - Cho biết châu Âu tiếp giáp với các biển, đại dương và châu lục nào. - Trình bày đặc điểm hình dạng và kích thước của châu Âu. - GV phát cho mỗi nhóm mốt bản đồ trống, thông báo thời gian để các nhóm điền tên các bán đảo, biển, đại dương tiếp giáp châu Âu ở lược đồ trống. - GV gọi ngẫu nhiên thành viên của mỗi nhóm, đưa ra yêu cầu HS xác định trên bản đồ vị trí một số địa điểm: + Dãy Xcan-đi-na-vi, dãy An-pơ, dãy En-brút, dãy U-ran,… + Sông Von-ga, sông Đa-nuýp, sông Rai-nơ,… + Đồng bằng Tây Âu, Đông bằng Bắc Âu,… Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm nghiên cứu thông tin và quan sát bản đồ Hình 1.1 (SGK tr.87 – 88) ghi nhớ thông tin, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm xác định trên bản đồ trống vị trí các địa điểm, khu vực theo yêu cầu của GV. - Các nhóm nhận xét lẫn nhau, đưa ra ý kiến đóng góp (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về vị trí địa lí, hình dạng, kích thước lãnh thổ châu Âu. - GV mời một bạn xung phong lên xác định lại cho cả lớp. | 1. Vị trí địa lí và phạm vi châu Âu - Vị trí: Châu Âu là châu lục ở phía tây của lục địa Á - Âu, nằm hoàn toàn trên bán cầu Bắc. Lãnh thổ trên đất liền trải dài từ khoảng 36 độ B đến 71 độ B. - Hình dạng, kích thước: + Châu Âu có diện tích nhỏ, khoảng 10,5 triệu km2, chỉ lớn hơn châu Đại Dương. + Đường bờ biển dài khoảng 43 000 km, bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền, tạo nhiều bán đảo, vũng vịnh. Ngoài ra, châu Âu còn có nhiều đảo và quần đảo. => lãnh thổ châu lục có hình dạng lồi lõm phức tạp. - Tiếp giáp: 3 mặt giáp biển và đại dương + phía bắc giáp Bắc Băng Dương; + phía tây giáp Đại Tây Dương; + phía nam giáp Địa Trung Hải + Phía đông có dãy U-ran (Ural) - ranh giới tự nhiên ngăn cách châu Âu với châu Á.
|
----------------------Còn tiếp------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác