Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương phép làm việc trong phòng thí nghiệm (các kĩ thuật phòng thí nghiệm).
+ Phương phép thực nghiệm khoa học.
+ Quan sát: logic thực hiện quan sát; thu thập, lưu giữ kết quả quan sát; lựa chọn hình thức biểu đạt kết quả quan sát.
+ Xây dựng giả thuyết.
+ Thiết kế và tiến hành thí nghiệm.
+ Điều tra, khảo sát thực địa.
+ Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi để HS tư duy: Em sẽ nghĩ đến những phương án thí nghiệm nào nếu muốn làm rõ những vấn đề sau:
+ Phân loại hạt giống đậu tương để lựa chọn được những hạt giống tốt nhất.
+ Kiểm tra khả năng nảy mầm của đậu tương.
+ Tìm hiểu tốc độ sinh trưởng của cây đậu tương ngoài thực địa.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ về những tình huống GV nêu ra, dựa vào hiểu biết cá nhân để suy luận những phương án thí nghiệm khả thi nhất.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong chia sẻ ý kiến cá nhân với GV và cả lớp.
- GV khuyến khích HS đưa ra nhiều phương án khác nhau.
* Các phương pháp có thể áp dụng:
+ Phân loại hạt giống đậu tương để lựa chọn được những hạt giống tốt nhất. => Sử dụng phương pháp quan sát.
+ Kiểm tra khả năng nảy mầm của đậu tương. => Sử dụng phương pháp thí nghiệm.
+ Tìm hiểu tốc độ sinh trưởng của cây đậu tương ngoài thực địa. => Sử dụng phương pháp thực nghiệm.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học: Đối với mỗi đối tượng hay vấn đề cần nghiên cứu, chúng ta có thể sử dụng nhiều hình thức, phương pháp nghiên cứu khác nhau. Mỗi phương pháp nghiên cứu có những yêu cầu nhất định. Để đảm bảo thu được kết quả chính xác nhất, chúng ta cần phải hiểu rõ các bước tiến hành, tuân thủ qui trình nghiên cứu của phương pháp đó. Để tìm hiểu thêm về các phương pháp nghiên cứu sinh học, chúng ta hãy cùng bắt đầu bài học hôm nay – Bài 2: Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học
- Trình bày và vận dụng được một số phương pháp nghiên cứu sinh học.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm (các kĩ thuật phòng thí nghiệm).
+ Phương pháp thực nghiệm khoa học.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập môn Sinh học. Từ đó, biết tự điều chỉnh cách học.
- Đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu một vấn đề.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin phần I (SGK tr.12 – 13) để tìm hiểu về các phương pháp nghiên cứu Sinh học.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu phương pháp quan sát.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
+ Nhóm 3: Phương pháp thực nghiệm khoa học
- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK, hoàn thành phiếu học tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm, nghiên cứu thông tin phần I (SGK tr. 12 – 13) để tìm hiểu về các phương pháp nghiên cứu Sinh học. + Nhóm 1: Tìm hiểu phương pháp quan sát. + Nhóm 2: Tìm hiểu phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm. + Nhóm 3: Phương pháp thực nghiệm khoa học. - GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm: + Nhóm 1: Đọc thông tin mục 1, phần I (SGK tr.12) và hoàn thành phiếu học tập số 1. + Nhóm 2: Nghiên cứu thông tin kết hợp quan sát hình ảnh mục 2, phần I (SGK tr.12 – 13) và hoàn thành phiếu học tập số 2. + Nhóm 3: Đọc thông tin mục 3, phần I (SGK tr.13) và hoàn thành phiếu học tập số 3. (Phiếu bài tập ở phần Hồ sơ học tập) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm đọc thông tin SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - GV chuẩn kiến thức sau mỗi phần trình bày của HS. - HS các nhóm khác chủ động ghi chép. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của HS và chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | I. Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học - Phương pháp quan sát: là phương pháp sử dụng trí giác để thu thập thông tin về đối tượng được quan sát. - Phương pháp quan sát được thực hiện theo các bước: + Lựa chọn đối tượng và phạm vi quan sát: Đối tượng quan sát là những sinh vật và các quá trình sống diễn ra trong tự nhiên hay ở trong phòng thí nghiệm. + Lựa chọn công cụ quan sát: Việc quan sát có thể được thực hiện bằng các giác quan hay thông qua sự hỗ trợ của các công cụ đơn giản hoặc các thiết bị tỉnh xảo. + Thu thập, ghi chép và xử lí các dữ liệu quan sát được. Các số liệu ghi chép được phải đủ lớn (được lặp đi lặp lại nhiều lần) và phải khách quan để có thể xử lí bằng phương pháp toán thống kê và xác suất. - Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm: a) Phương pháp đảm bảo an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm + Các lưu ý về an toàn cháy nổ, an toàn về hoá chất. + Vận hành thiết bị: Trước khi sử dụng bất cứ thiết bị nào trong phòng thí nghiệm, người nghiên cứu cần phải nắm được quy tắc vận hành máy móc, thiết bị để có thể thu được kết quả chính xác nhất và không làm hư hại máy móc, thiết bị. Cần ghi lại nhật kí làm việc và tình trạng hoạt động vận hành của máy móc. + Trang bị cá nhân: Tuỳ theo từng yêu cầu của nghiên cứu mà mỗi người khi làm việc trong phòng thí nghiệm cần phải có các trang thiết bị riêng biệt như áo choàng, găng tay, kính bảo hộ,… b) Một số kĩ thuật phòng thí nghiệm + Phương pháp giải phẫu: + Phương pháp làm tiêu bản tế bào/nhiễm sắc thể (NST). - Phương pháp thực nghiệm khoa học: là phương pháp chủ động tác động vào đối tượng nghiên cứu và những hoạt động của đối tượng đó nhằm kiểm soát sự phát triển của chúng một cách có chủ đích. => Một số phương pháp thường được sử dụng như: + Phương pháp nghiên cứu, phân loại sinh vật: định danh dựa trên hình thái của sinh vật, phân tích gene, phân lập (đối với vi khuẩn). + Phương pháp tách chiết: tách enzyme, gene, các chất có hoạt tính sinh học. + Phương pháp nuôi cấy: nuôi cấy vi khuẩn; nuôi cấy mô tế bào động vật, thực vật; nuôi động vật, thực vật trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa;... |
--------------------------Còn tiếp-----------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác