Bài tập 1. Gạch dưới vị ngữ của từng câu dưới đây rồi cho biết tác dụng của mỗi vị ngữ tìm được.
a. Chim sâu là bạn của bà con nông dân.
b. Giọt sương long lanh trên phiến lá.
c. Giờ ra chơi, chúng em chơi trò chơi Mèo đuổi chuột.
d. Những chùm thảo quả đã chín đỏ thẫm.
Tác dụng:
Hướng dẫn trả lời:
a. Chim sâu là bạn của bà con nông dân.
-> Vị ngữ dùng để giới thiệu về chim sâu.
b. Giọt sương long lanh trên phiến lá.
->Vị ngữ dùng để miêu tả giọt sương.
c. Giờ ra chơi, chúng em chơi trò chơi Mèo đuổi chuột.
->Vị ngữ dùng để nêu hoạt động chơi của chúng em.
d. Những chùm thảo quả đã chín đỏ thẫm.
-> Vị ngữ dùng để miêu tả.
Bài tập 2. Tìm vị ngữ phù hợp để tạo thành câu rồi điền vào chỗ trống.
a. Hồ Gươm
b. Những cây liễu
c. Đàn chim gáy
d. Những tia nắng sớm
Hướng dẫn trả lời:
a. Hồ Gươm là địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Nội.
b. Những cây liễu nở hoa rất đẹp vào mùa xuân.
c. Đàn chim gáy vang vọng vào buổi sáng sớm tạo nên thanh âm thú vị.
d. Những tia nắng sớm mang theo sự ấm áp của một ngày mới.
Bài tập 3. Viết câu:
a. Có vị ngữ dùng để giới thiệu.
b. Có vị ngữ dùng để nêu hoạt động.
c. Có vị ngữ dùng để nêu tình cảm, cảm xúc.
Hướng dẫn trả lời:
a. Có vị ngữ dùng để giới thiệu.
->Bố em là công an giao thông.
b. Có vị ngữ dùng để nêu hoạt động.
->Cô giáo đang chấm bài kiểm tra của lớp.
c. Có vị ngữ dùng để nêu tình cảm, cảm xúc.
-> Mẹ em hạnh phúc vì em đạt thành tích cao trong kỳ thi Học sinh Giỏi.
Câu hỏi: Hoàn thành dàn ý cho bài văn tả một cây hoa em thích dựa vào gợi ý (SGK, tr.43).
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Hướng dẫn trả lời:
I. Mở bài:
II. Thân bài:
a. Tả bao quát cây hoa Hồng:
b. Tả chi tiết về cây hoa Hồng
III. Kết bài: