Hướng dẫn soạn chi tiết ngữ văn 11 Cánh diều bài 6: Tình ca ban mai

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn ngữ văn 11 bộ sách cánh diều bài 6: Tình ca ban mai. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Tìm đọc các bài thơ viết về tình yêu của Chế Lan Viên. Em có ấn tượng gì về những bài thơ ấy?

Hướng dẫn trả lời:

- Thông tin về nhà thơ Chế Lan Viên: Nhà thơ Chế Lan Viên tên thật Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920. Ông lớn lên ở Bình Định, sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12,13 tuổi. Năm 17 tuổi, ông xuất bản tập thơ đầu tay “Điêu tàn” với bút danh Chế Lan Viên.

- Ấn tượng: Thơ tình Chế Lan Viên có một thế giới nghệ thuật riêng, trong đó thời gian và không gian được cá thể hóa, vĩnh cửu hóa và gắn liền với chủ thể trữ tình.

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Cách tổ chức khổ thơ có gì đặc biệt?

Hướng dẫn trả lời:

Bài thơ gồm chín khổ thơ, tám khổ có 2 dòng thơ, riêng khổ cuối có 1 dòng. Mỗi khổ 2 dòng thơ là một cặp hình ảnh đối sánh các thời điểm trong ngày.

Câu 2: Chú ý các từ chỉ thời gian: “chiều” – “mai” – “trưa” – “khuya”.

Hướng dẫn trả lời:

Đó là các từ ngữ chỉ thời gian chỉ những khoảnh khắc thời gian khác nhau trong một ngày.

Câu 3: Chú ý sự lặp lại hình ảnh trong các dòng thơ số 8 và 16.

Hướng dẫn trả lời:

Hình ảnh lặp lại: sao vàng mọc chi chít

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Câu 1: Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Bài thơ có thể chia bài thơ làm 3 phần: 

- Bốn khổ thơ đầu: thể hiện tầm quan trọng và sức mạnh của nhân vật trữ tình em đã làm thiêu đốt trái tim anh; làm cho tình yêu trong anh thêm cháy bỏng và tha thiết nhớ thương em.  

- Bốn khổ thơ sau:  Bức tranh thiên nhiên cuộc sống đã lấy cái phủ định để khẳng định thêm vững vàng cho bài thơ.

- Câu thơ cuối cùng: Em chính là sự kết tinh của cái đẹp, là ánh sáng của sự sống 

Câu 2: Hãy chỉ ra vai trò của một yếu tố tượng trưng trong việc thể hiện nội dung tác phẩm.

Hướng dẫn trả lời:

Có rất nhiều hình ảnh tượng trưng cho tình yêu, hạnh phúc được sử dụng trong bài thơ: tình em như chiều đi, trưa ở, mai về, lộc biếc, hạt vàng, ban mai, hoa em. Việc sử dụng những hình ảnh biểu tượng giúp tăng tính hàm súc và sinh động cho bài thơ.

Câu 3: Những biến đổi của hình tượng "em" ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những thời điểm trong một ngày và cảnh sắc thiên nhiên. Phân tích ý 

Hướng dẫn trả lời:

Hình tượng “em” là hình tượng xuyên suốt toàn bài thơ, trong đó, nổi bật trong bốn khổ thơ đầu. Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những khoảng thời gian trong một ngày và thiên nhiên như sau:

“Em đi như chiều đi,

          Gọi chim vườn bay hết.”

  • Sự vận động không phải là của riêng em nữa mà đã nhuốm cả sang cảnh vật. Em đi “như chiều đi” để “chim vườn bay hết”. Sự sống như đang mất dần, đang bị tàn lụi bởi em là quầng sáng duy nhất có thể tạo nên sự sống. Em bước đi “đánh cắp” trong lòng anh niềm yêu và nỗi nhớ da diết. 

“Em về, tựa mai về,

            Rừng non xanh lộc biếc”

  • Khắc với khổ thơ thứ nhất, khi có em niềm vui ào vào trong lòng anh rợn ngợp và sự sống thì đang vươn đầy trên cảnh vật. Không còn là niềm khắc khoải, không còn là nỗi buồn tê tái. Em về mang theo ánh sáng của buổi bình minh ùa về, gieo những mầm xanh trên cây cỏ, sự sống đang tái sinh khi có bóng em. 

“Em ở, trời chưa ở,

Nắng sáng màu xanh che”

  • Em chính là quầng sáng tinh tú nhất xua tan màn đêm mờ mịt. Cái đẹp đang hiện hữu trước mắt anh là “màu xanh che” của “nắng sáng”, vẫn là cảnh vật thường ngày, vẫn là màu nắng quen thuộc, nhưng “em ở” mọi vật trở nên đẹp hơn thanh tao hơn.

“Tình em như sao khuya

Rải hạt vàng chi chít”

  • Sự tồn tại của em chính là sự tồn tại của một trái tim nhất mực thuỷ chung “như sao khuya”. Lúc nào có em cũng là quầng sáng, dù chỉ là những đốm sáng bé nhỏ “rải hạt vàng chi chít” cũng đủ để biết tình yêu của em không bao giờ lụi tàn.

Câu 4: Sức mạnh của tình yêu lứa đôi ("tình ta") được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 6, 7 và 8?

Hướng dẫn trả lời:

Sức mạnh của tình yêu lứa đôi không chỉ đơn thuần là “em” và “tình em” mà đã chuyển biến rõ rệt khi tác giả đã nâng chuyện tình cảm của mình lên một bước cao hơn đó là “tình ta”. Giờ đây tình yêu song phương đã được hợp nhất, đã có đủ cả anh và em. 

Câu 5: Khổ thơ cuối có khác biệt gì với các khổ thơ trước đó? Ý nghĩa của sự khác biệt này?

Hướng dẫn trả lời:

Bài thơ gồm chín khổ thơ, tám khổ có 2 dòng thơ, riêng khổ cuối có 1 dòng. 

=> Mỗi khổ 2 dòng thơ là một cặp hình ảnh đối lập các thời điểm trong ngày với những hình ảnh biểu tượng cho các cung bậc cảm xúc và nhận thức về tình yêu của tác giả. Dòng thơ ở khổ cuối khẳng định niềm tin, niềm hi vọng ở tình yêu

Câu 6: Em thấy thích nhất hình ảnh, dòng thơ hay khổ thơ nào trong bài thơ? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Em thích khổ thơ:

“Em ở, trời chưa ở,

...Nắng sáng màu xanh che”

Khổ thơ thể hiện một tình yêu tươi đẹp. Trong đôi mắt của người người đang yêu, vạn vật trở nên thật đẹp đẽ, tất cả dường như bừng sáng lên từ lúc “em về” đến khi “em ở”. Em chính là vầng sáng nhất thế gian xua tan đi màn đêm u tối, mờ mịt của “bầu trời” trong anh. “Màu xanh che” của “nắng sáng” đây chỉ là những cảnh tượng thường ngày vẫn trông thấy, nhưng sao từ khi có em mọi vật đều trở nên sống động, thanh tao biết bao. 

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 11 bài 6 , soạn ngữ văn 11 sách cánh diều bài 6, Giải văn 11 bài 6

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI MỞ ĐẦU

BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 5. TRUYỆN NGẮN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com