Hướng dẫn giải nhanh sinh học 11 CTST bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn sinh học 11 bộ sách chân trời sáng tạo bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Ở người, khi ăn mặn sẽ có cảm giác khát nước nhiều hơn so với bình thường. Hiện tượng này được giải thích như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Do thuyết thẩm thấu trong tế bào. Khi ăn mặn → nồng độ ion Natri tăng → nước đi ra khỏi tế bào → đào thải theo đường nước tiểu → cơ thể mất nước và khát.

I. BÀI TIẾT

Câu 1: Hãy kể tên các sản phẩm thải của cơ thể và tên cơ quan chủ yếu bài tiết chất đó bằng cách hoàn thành bảng sau:

Hướng dẫn trả lời:

Sản phẩm thải

Cơ quan bài tiết

CO2

Phổi

Mồ hôi

Da

Nước tiểu

Thận

Câu 2: Quan sát Hình 13.1, hãy cho biết thận có vai trò như thế nào trong quá trình bài tiết nước tiểu.

Quan sát Hình 13.1, hãy cho biết thận có vai trò như thế nào trong quá trình bài tiết nước tiểu.

Hướng dẫn trả lời:

Vai trò của thận:

  • Lọc máu ở cầu thận → nước tiểu đầu (dịch lọc).

  • Tái hấp thu các chất.

  • Tiết các ion thừa, chất độc hại vào dịch lọc → nước tiểu chính thức.

  • Thải nước tiểu mang theo các chất độc hại ra ngoài.

Luyện tập: Nếu thận không hoạt động thì sẽ gây hậu quả gì đối với cơ thể?

Hướng dẫn trả lời:

Thận không hoạt động → không bài tiết nước tiểu → các sản phẩm bài tiết không được thải ra ngoài → mất cân bằng nội môi → rối loạn hoạt động của các tế bào, cơ quan trong cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong.

II. CÂN BẰNG NỘI MÔI

Câu 3: Cho biết vai trò của duy trì cân bằng nội môi đối với cơ thể

Hướng dẫn trả lời:

Vai trò: Đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường → động vật có thể tồn tại và phát triển.

Câu 4: Trình bày vai trò của các bộ phận trong quá trình điều hòa cân bằng nội môi bằng cách hoàn thành bảng bên dưới.

Hướng dẫn trả lời:

Bộ phận

Cơ quan

Vai trò

Tiếp nhận kích thích

Thụ thể, cơ quan thụ cảm

  • Tiếp nhận kích thích từ môi trường 

  • Hình thành xung thần kinh → bộ phận điều khiển

Điều khiển

Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết

  • Tiếp nhận xung thần kinh từ bộ phận kích thích 

  • Xử lí thông tin

  • Gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmon → cơ quan thực hiện

Thực hiện

Thận, gan, phổi, tim, mạch máu

  • Nhận tín hiệu thần kinh từ cơ quan điều khiển, tiến hành điều chỉnh đưa môi trường trở về trạng thái ổn định.

  • Tác động ngược lại bộ phận tiếp nhận kích thích (liên hệ ngược)

Câu 5: Quan sát Hình 13.3, hãy:

Quan sát Hình 13.3, hãy:

a) Mô tả cơ chế điều hòa hàm lượng nước khi cơ thể bị mất nước.

b) Trong trường hợp hàm lượng nước trong cơ thể tăng thì cơ chế điều hòa sẽ diễn ra như thế nào?

c) Nêu vai trò của thận trong điều hòa cân bằng nội môi.

Hướng dẫn trả lời:

a) Cơ thể mất nước → áp suất thẩm thấu của máu tăng → trung khu điều hòa trao đổi nước ở vùng đồi dưới → thùy sau tuyến yên tiết ADH → khát. Hormone ADH → thận tăng tái hấp thu nước → giảm nước tiểu, tăng nước trong máu → tăng nước trong cơ thể → cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.

b) Hàm lượng nước trong cơ thể tăng → áp suất thẩm thấu của máu giảm → trung khu điều hòa trao đổi nước ở vùng đồi dưới → thùy sau tuyến yên giảm tiết ADH → thận giảm tái hấp thu nước → giảm hàm lượng nước trong cơ thể.

c) Vai trò của thận: Tham gia điều hòa thể tích máu, huyết áp, pH, áp suất thẩm thấu của máu thông qua điều hòa nước và muối trong cơ thể → cân bằng nội môi.

Câu 6: Quan sát Hình 13.4, hãy mô tả cơ chế điều hòa hàm lượng đường trong cơ thể. Từ đó giải thích tại sao gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi.

Quan sát Hình 13.4, hãy mô tả cơ chế điều hòa hàm lượng đường trong cơ thể. Từ đó giải thích tại sao gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi.

Hướng dẫn trả lời:

  • Cơ chế điều hòa hàm lượng đường trong cơ thể:

Hàm lượng đường tăng → tuyến tụy tiết insulin → glucose thành glicogen dự trữ trong gan.
Hàm lượng đường giảm → tuyến tụy tiết ra glucagon → glicogen thành glucose.

  • Gan điều hòa nồng độ các chất hòa tan như protein, glucose,… trong huyết tương → duy trì cân bằng nội môi.

Luyện tập: Thận có vai trò như thế nào trong việc duy trì cân bằng nội môi

Hướng dẫn trả lời:

  • Thận điều hòa áp suất thẩm thấu của máu nhờ vào điều hòa lượng nước và nồng độ các chất hòa tan trong máu, ổn định huyết áp và pH máu

  • Thải các chất độc đối ra ngoài.

III. BẢO VỆ SỨC KHỎE THẬN VÀ HỆ BÀI TIẾT

Câu 7: Dựa vào bảng 13.1, hãy:

a, Cho biết cách nhận biết các chỉ số xét nghiệm bình thường và không bình thường.

b, Dự đoán người A và B đang gặp phải vấn đề gì về sức khỏe. Giải thích.

c, Đề xuất một số biện pháp giúp họ khắc phục hoặc phòng tránh vấn đề đó. 

Hướng dẫn trả lời:

a, Cách nhận biết: So sánh kết quả xét nghiệm với khoảng chỉ số bình thường 

b, Dự đoán:

  • Người A: triglyceride, cholesterol toàn phần và glucose tăng → có thể mắc bệnh tim mạch

  • Người B: urea và creatinie tăng → có thể bị suy thận.

c, Một số biện pháp:

  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý

  • Không sử dụng chất kích thích

  • Khám sức khỏe định kỳ 

  • Uống đủ nước.

Câu 8: Hãy cho biết biện pháp phòng chống một số bệnh liên quan đến thận và bài tiết bằng cách hoàn thành bảng sau:

Hướng dẫn trả lời:

Tên bệnh

Biện pháp

Viêm cầu thận, ung thư thận, sỏi thận, suy thận, viêm thận bể thận cấp

  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý

  • Không sử dụng chất kích thích

  • Khám sức khỏe định kỳ 

  • Uống đủ nước.

Câu 9: Hãy kể tên các biện pháp bảo vệ thận bằng cách hoàn thành Bảng 13.2

Hướng dẫn trả lời:

Nội dung

Biện pháp thực hiện

Giữ vệ sinh cơ thể và hệ bài tiết

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Có chế độ ăn uống khoa học

Hạn chế đồ ăn ngọt, quá mặn,...

Cần uống đủ nước

Uống đủ lượng nước phù hợp với cơ thể

Không sử dụng chất kích thích

Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá,...

Không lạm dụng các loại thuốc

Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Vận dụng: Tại sao những người có thói quen ít uống nước hoặc ăn uống không lành mạnh thường có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận?

Hướng dẫn trả lời:

Lượng nước đưa vào cơ thể quá ít, không đủ để thận lọc và đào thải ra ngoài → nước tiểu đặc → chất khoáng kết tinh → sỏi thận.

Tìm kiếm google: Giải ngắn gọn Sinh học 11 chân trời bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi, Soạn ngắn Sinh học 11 chân trời bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 CTST mới

PHẦN BA: SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net