Tác giả vận dụng ngôn ngữ , kiến thức của các ngành, các bộ môn trong và ngoài nghệ thuật để làm nên hàng loạt so sánh liên tưởng, tưởng tượng kì lạ, bất ngờ:
Trong đoạn văn Còn xa lắm…, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều biện pháp tu từ về từ. Đó là :
- So sánh : thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo..
- Nhân hoá: oán trách , van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.., rống lên , mai phục ,nhổm cả dậy ,ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó …
=> Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là : gợi hình ảnh con sông Đà hùng vĩ, dữ dội. Không còn là con sông bình thường, Sông Đà như có linh hồn, đầy tâm địa, nham hiểm. Qua đó, ta thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân đã sử dụng tổng hợp tri thức của nhiều ngành . Cụ thể :
- Âm nhạc : tả âm thanh tiếng thác : nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên…
- Hội hoạ : vẽ bộ mặt của Đá : nhăn nhúm méo mó
- Quân sự: mai phục
=> Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng đó là : thể hiện phong cách tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân khi tả dòng sông Đà. Con sông được nhìn ở nhiều góc độ, trở nên sống động, mạnh mẽ, ấn tượng, thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu đậm của nhà văn.
Trong đoạn văn tả thạch thuỷ trận :
- Ngôn ngữ bóng đá : đá xếp hàng tiền vệ...
- Ngôn ngữ quân sự : đánh vu hồi, đánh hồi lùng, pháo đài đá