Hoạt cảnh “Phòng tránh bị xâm hợi thân thể”
CH1. Xem và tham gia hoạt cảnh về "Phòng tránh bị xâm hại thân thể”.
CH2. Chia sẻ cảm nghĩ của em khi xem và tham gia hoạt cảnh.
Trả lời:
CH1. Xem và tham gia hoạt cảnh về "Phòng tránh bị xâm hại thân thể”: Hoạt cảnh có thể nói về:
- Bạo lực, đánh đập thân thể.
- Sàm sỡ thân thể
...
CH2. Cảm nghĩ của em khi xem và tham gia hoạt cảnh: sau khi xem hoạt cảnh em thấy được tác hại và cách phòng tránh khi bị xâm hại thân thể.
Nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại thân thể
Hoạt động 1. Nhận diện nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại thân thể
CH1. Nhận diện nguy cơ bị xâm hại thân thể qua những tranh sau.
CH2. Chia sẻ những nguy cơ và hành vi bị xâm hại thân thể mà em biết.
CH3. Thảo luận cách cách phòng tránh khi bị xâm hại thân thể.
Trả lời:
CH1. Nhận diện nguy cơ bị xâm hại thân thể qua những tranh:
(1) Bạo lực thân thể: đánh đập bằng đòn roi
(2) Bạo lực học đường: ăn chặn đồ vật của người khác
(3) Bạo lực tinh thần: la mắng, chửi bởi
(4) Bạo lực thể xác: bóc lột sức lao động của trẻ em.
CH2. Những nguy cơ và hành vi bị xâm hại thân thể mà em biết:
- Bị bóc lột sức lao động: Bắt làm nhũng công việc quá sức mình
- Đánh đập, tra tấn bằng đòn roi: Dùng những đồ vật để tác động vật lí vào người khác.
- Sàm sỡ, đụng chạm vào những bộ phận nhạy cảm của người khác.
CH3. Thảo luận cách cách phòng tránh khi bị xâm hại thân thể:
- Chạy khỏi nơi nguy hiểm khi bị hành hạ, đánh đập.
- La lớn để những người xung quanh biết và đến giúp đỡ.
- Gọi cho hội phụ nữ, quỹ bảo trợ trẻ em hoặc chính quyền địa phương để được can thiệp.
Hoạt động 2. Thực hành phòng tránh bị xâm hại thân thể.
CH1. Thảo luận nhóm về cách phòng tránh bị xâm hại thân thể nếu em là nhân vật trong các tình huống sau.
Tình huống 1: Tuy mới 9 tuổi nhưng Nam phải làm việc trong một quán ăn. Mỗi lần làm vỡ bát đĩa, Nam thường bị bà chủ đánh đập. Hôm nay Nam lại sơ suất làm vỡ bát, Nam sợ quá, khóc và không biết phải làm gì.
Tình huống 2: Hùng thường bị bố đánh mỗi khi quên làm việc nhà. Hôm đó Hùng mải xem ti vi và không quét nhà như lời bố dặn. Đúng lúc đó thì bố về và Hùng đã rất sợ hãi.
CH2. Chia sẻ kết quả thảo luận nhóm trước lớp.
CH3. Rút ra bài học cho mình về phòng tránh bị xâm hại thân thể từ kết quả thảo luận.
Trả lời:
CH1.
Tình huống 1: Nam cần gọi cho chính quyền địa phương hoặc các tổ chức bảo trợ trẻ em để được can thiệp.
Tình huống 2: Nam sẽ xin lỗi bố và đi quét nhà ngay và lần sau nhớ làm việc nhà xong rồi mới được xem ti vi.
CH2. HS chia sẻ cách giải quyết tình huống của nhóm mình trong mỗi tình huống trước lớp để cùng đưa ra phương án tốt nhất.
CH3. Rút ra bài học: Khi nhận thấy có nguy cơ bị xâm hại cơ thể thì lập tức rời khỏi nơi gây nguy hiểm, tự mình đàm phán cách giải quyết với người đó. Nếu cần thiết thì nhờ sự giúp đỡ của người lớn khác hoặc chính quyền địa phương.
Chia sẻ với người thân về việc phòng tránh bị xâm hại thân thể.
Trả lời:
HS cần chia sẻ với bố mẹ, bạn bè, anh chị em về cách phòng tránh bị xâm hại thân thể để mọi người cùng biết:
- Tự mình thoát khỏi nơi nguy hiểm có nguy cơ bị xâm hại thân thể.
- Nhờ sự giúp đỡ của những người khác xung quanh.
- Nhờ sự giúp đỡ của các cấp có thẩm quyền.
Tiểu phẩm "Phòng tránh bị xâm hại thân thể"
CH1. Xây dựng tiểu phẩm phòng tránh bị xâm hại thân thể.
CH2. Đóng vai thể hiện tiểu phẩm đó.
CH3. Chia sẻ cảm nghĩ của em sau khi tham gia tiểu phẩm.
Trả lời:
CH1. Xây dựng tiểu phẩm: Trên đường đi học về Nam và Nhi bị một anh lớn tuổi chặn đường, bắt phải giao nộp hết tiền. Khi hai bạn bảo không có tiền liền bị người đó cầm gậy rượt đuổi để đánh.
CH2. HS tự chia nhóm và phân vai.
CH3. Khi tham gia tiểu phẩm em hiểu được cảm giác của Nam và Nhi khi đó. Và qua cách giải quyết vấn đề em biết được một số cách có thể áp dụng để tránh được nguy cơ bị xâm hại thân thể.
Thực hiện phòng tránh bị xâm hại thân thể.
Trả lời:
Qua các tình huống, tiểu phẩm và cách giải quyết, HS cần nhớ được các biện pháp phòng tránh bị xâm hại thân thể nếu không may rơi vào những hoàn cảnh tương tự.