[toc:ul]
Năm ấy, hàng ngàn hàng vạn người kéo nhau đi xem một thứ đèn không thắp bằng dầu, gọi là đèn điện. Có một bà cụ già phải vượt qua đoạn đường dài mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp. Ê-đi-xơn chợt đi qua nhìn thấy, ông dừng lại ngắm nhìn bà cụ và bắt chuyện.
- Già đã cuốc bộ gần ba tiếng đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Sáng quá, lạ quá! Giá mà ông Ê-đi-xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này qua nơi khác có phải may mắn hơn cho lão không ?
- Thưa cụ, chở người đã có xe ngựa rồi cơ mà!
- Đi xe ấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe khác cơ. Xe thật êm mà không do ngựa kéo.
Nghe bà cụ nói, bỗng một ý nghĩa lóe lên trong đầu Ê-đi-xơn.
- Cụ ơi! Tôi là Ê-đi-xơn đây. Nhờ cụ gợi ý mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy thật nhanh, thật êm, chạy bằng dòng điện.
Bà cụ ngạc nhiên ngắm nhìn Ê-đi-xơn. Nhà bác học này sao lại bình dị đến thế nhỉ ? Cụ thầm nghĩ và nở nụ cười.
- Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên nhé!
- Cảm ơn ông. Thế nào già cũng đến. Nhưng ông phải làm nhanh nhanh lên, kẻo già này không chờ lâu được nữa đâu nhé!
Từ hôm gặp bà cụ về, Ê-đi-xơn hầu như suốt đêm ngày ở trong phòng thí nghiệm. Việc chế tạo xe điện đã sớm thành công.
Edison là một nhà bác học nổi tiếng người Mỹ, đã có nhiều phát minh khoa học lớn. Ông đã góp phần hoàn chỉnh máy điện báo, điện thoại, bóng đèn điện, đèn ống, máy ghi âm, xe điện, máy chiếu phim, v.v…
Khi bóng đèn điện mới ra đời, làng Menlo Park ở ngoại ô thành phố New York (Mỹ) là nơi đầu tiên được ông đưa bóng đèn điện vào thắp sáng. Vào những ngày đó, nhiều người từ khắp xa gần ùn ùn kéo về ngắm ánh sáng điện.
Thời ấy, con người muốn đi xa phải đi tàu hỏa chạy bằng hơi nước. Còn đi gần, chỉ có một cách duy nhất là đi xe ngựa. Vì thế, số xe ngựa tuy đã khá nhiều, vẫn không sao đủ cho khách thuê đi.
Nhiều người phải đi bộ. Có một bà cụ già phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp. Lúc đó Edison chợt đi đến. Ông dừng lại hỏi chuyện bà cụ. Cụ nói:
– Ôi, già mỏi quá. Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để cốt được nhin tận mắt cái đèn điện. Nhưng dù ở tận cùng trái đất già cũng đi. Già chỉ lo đoạn đường về, nghĩ đến cũng đủ chóng cả mặt. Giá ông Edison nghĩ thêm được cái xe để chở người già đi nơi này, nơi khác có phải may mắn hơn cho già không?
– Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ?
Nghe và cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩa lóe lên trong óc Edison. Ông ngồi xuống cạnh bà cụ và hỏi dồn:
– Thế nào hở cụ? Xe tự đi một mình à?
– Thì chắc ông Edison phải biết chứ. Vì ông ta đã làm được đèn điện thì chắc cũng làm được cái xe biết đi một mình.
Edison chợt reo lên:
– Làm cái xe chạy bằng dòng điện à? Đúng! Đúng, thế là xong. Cái xe mà cụ mong muốn ấy, cái xe điện cụ ạ!
Bà cụ tỏ ý thương hại:
– Ông làm sao thế?
– Cụ ơi! Tôi là Edison đây. Nhờ cụ mà tôi đã nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.
Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Khi chia tay, Edison bảo:
– Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.
– Thế nào già cũng đến… Nhưng ông phải làm nhanh lên nhé, kẻo tuổi già chẳng còn được bao lâu đâu.
– Thôi, thôi… già mà đi xe ấy thì ốm mất. Nó vừa xóc vừa kêu ầm ầm. Già chỉ muốn có thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.
Từ lần gặp bà cụ, Edison miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. Ông dự định đường xe điện đầu tiên sẽ là từ New York đến Menlo Park. Ông cùng công nhân ngày đêm thay nhau làm việc. Ông sử dụng cuốc chim cũng thành thạo chẳng kém một công nhân nào. Mọi người đều kính phục ông. Họ bảo:
– Thật là một con người chân chính. Không thấy ai giàu nghị lực và ham làm việc như vậy.
Sau ba tuần làm việc khẩn trương, chuyến xe điện đầu tiên đã chạy. Người ta xếp hàng dài để mua vé. Edison mời bà cụ già đi chuyến xe đầu tiên. Đến Menlo Park, ông mời cụ vào nhà và bảo:
– Tôi đã giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé! Thế nào, cụ có thích cái xe đó không?
Cụ già cười móm mém:
– Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với cái xe này được rồi ông ạ!
Truyện viết về các danh nhân trên thế giới quả thật rất hấp dẫn đối với em. Mỗi câu chuyện đều đem đến một tấm gương sáng cho người đời, một bài học bổ ích cho lớp trẻ chúng em noi theo. Câu chuyện Nhà phát minh và bà cụ là một câu chuyện như thế.
Ê-đi-Xơn là một người Mỹ, một con người tận tụy với khoa học, với sự phát triển của nhân loại, một nhà bác học lừng danh, sự nghiệp của ông thật to lớn vĩ đại biết nhưỡng nào. Ông đã góp phần phát minh ra máy điện thoại, điện báo, ghi âm…
Tại làng Men-Lô-pác thuộc ngoại thành phố New York (Mỹ) nơii đã xáy ra một điều kỳ diệu nhất trong lịch sử. Đó là sự kiện nhá bác học Ê-đi-xơn đưa bóng đèn điện vào thắp sáng. Người từ khắp mọi nơi đổ ùn ùn về cái làng nhỏ bé này để tận mắt ngắm nhìn ánh sáng điện phát ra. Đi trong đống người đông nghịt ấy cô một bà cụ già. Ngày ấy, đi lại còn khó khăn bà cụ phải chống gậy lần mò từng bước trên quãng đường mười hai cây số. Mệt mỏi, bà cụ đứng lại bên vệ đường để nghỉ thì Ê-đi-xơn đi ngang qua, ông dừng chân hỏi thăm bà cụ. Bà cụ kể lại cho Ê-đi-xơn nghe mục đích của cuộc hành trình khó khăn vất vả ấy. Rồi bà chép miệng!
- Giá ông Ê-đi-xơn nghĩ ra được cái xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm thì hạnh phúc cho người già này biết mấy.
Nghe bà cụ nói vậy, trong đầu óc ông thoáng xuất hiện một ý nghĩ “một cái xe không cân ngựa kéo" – một đề nghị tuyệt vời. Ông cúi xuống nói với bà cụ!
“Cụ ạ! Tôi là Ê-di-xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra một ý định sáng chế chiếc xe chạy bằng điện đấy. Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe đầu tiên ấy”.
Sau một thời gian miệt mài nghiên cứu, ông đã chế tậo thành công chiếc xe điện đầu tiên. Con đường xe điện chạy từ làng Men Lơ-pác đến New York được khánh thành. Ngay chuyến xe điện đầu tiên khởi hành, Ê-di-xơn trịnh trọng mời bà cụ già lên chuyến xe lịch sử ấy. Sau đó, ông mời bà về nhà chơi và hỏi!
“Thế nào, cụ có thích chiếc xe ấy không? Một nụ cười móm mém đầy vẻ mãn nguyện nở trên khuôn mặt đầy nếp nhăn của cụ thay cho lời cảm ơn của cụ đối với nhà bác học đã cho cụ hưởng mọt niềm diêm phúc của những năm tháng cuối đời.
Thật sinh dộng, thật bất ngờ và cũng đầy lý thú, câu chuyện đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của một nhà bác học luôn chủ động suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo. Một con người giản dị hòa minh với quần chúng, lắng nghe ý kiến quần chúng để đem tài năng của mình cống hiến cho mọi người, cho hạnh phúc của nhân loại.
Ê – đi- xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp.
Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói :
- Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê – đi- xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn cho già không?
- Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ ?
- Đi xe đấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.
Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê – đi- xơn. Ông reo lên:
- Cụ ơi ! Tôi là Ê – đi- xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.
Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê – đi- xơn bảo:
- Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.
Từ lần gặp bà cụ, Ê – đi- xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo :
- Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé !
Bà cụ cười móm mém :
- Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi !