[toc:ul]
- Tây Nam Á là khu vực nằm ở phía tây nam của châu Á, có diện tích rộng khoảng 7 triệu km2,.
- Phần lãnh thổ trên đất liền của Tây Nam Á kéo dài từ khoảng vĩ độ 12°B đến vĩ độ 42°B, từ khoảng kinh độ 27 °Đ đến kinh độ 73°Đ.
- Tây Nam Á nằm trên ngã ba tuyến giao thông giữa châu Á, châu u và châu Phi phía bắc và tây bắc tiếp giáp với châu u, phía tây giáp châu Phi, phía đông và đông bắc tiếp giáp khu vực Nam Á và Trung Á.
- Vùng biển của Tây Nam Á thuộc các biển như biển A-ráp, Biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen và biển Ca-xpi.
=> Những đặc điểm này giúp cho Tây Nam Á có nhiều thuận lợi để giao thương với các nước, đầy mạnh hoạt động kinh tế biển, có vị trí chiến lược quan trọng về mặt chính trị trong khu vực và trên thế giới.
Yếu tố | Đặc điểm | Ảnh hưởng |
Địa hình và đất | Tây Nam Á có 3 khu vực địa hình chính: - Khu vực phía bắc là các cao nguyên, sơn nguyên và dãy núi. - Khu vực phía tây và nam là bán đảo A-ráp rộng lớn với nhiều hoang mạc. Phía tây của bán đào là sơn nguyên A-ráp với các dãy núi chạy dọc ven biển và dài đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp. - Khu vực hạ lưu các sông Ti-grơ và Ơ-phơ-rát là đồng bằng Lưỡng Hà với đất phù sa màu mỡ | - Gây trở ngại cho sự phát triển giao thông trong khu vực. - Khu vực này đất đai khô cằn không thuận lợi cho nông nghiệp người dân chủ yếu sinh sống ở dải đồng bằng duyên hải và trong các ốc đảo giữa hoang mạc. - Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. |
Khí hậu | - Tây Nam Á có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới lục địa, nóng về mùa hạ, lạnh về mùa đông. - Khí hậu có sự phân hoá theo chiều bắc – nam: vùng núi phía bắc là nơi đón gió nên mưa nhiều, nhiệt độ trung bình năm từ 15 – 20 C; vùng phía nam phần lớn đều mưa ít. Đặc biệt tại các hoang mạc có lượng mưa rất ít, nhiệt độ trung bình năm từ 20 – 25 C, nhiệt độ mùa hạ có khi lên gần 50°C. | - Dọc theo các đồng bằng duyên hải và các sườn núi hướng ra biển có khí hậu thuận lợi hơn nên dân cư tập trung đông, trồng trọt phát triển. - Ở vùng nội địa với khí hậu khô nóng, dân cư thưa thớt, chăn nuôi đóng vai trò chủ yếu. |
Sông, hồ | Hệ thống sông, hồ của Tây Nam Á ít phát triển. Các sông lớn của khu vực đều bắt nguồn từ vùng núi phía bắc, sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rất là các sông lớn, đổ ra biển, các sông còn lại ít nước, thường chỉ có nước vào mùa mưa. | Nguồn nước sông đóng vai trò quan trọng đối với người dân trong khu vực và đây cũng là một trong những yếu tố góp phần hình thành và phát triển nền văn minh Lưỡng Hà thời cổ đại . |
Khoáng sản | - Tây Nam Á là khu vực giàu có về khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên. Dầu mỏ chiếm khoảng 50% trữ lượng của thế giới. - Ngoài ra, khu vực còn có than, kim loại màu nhưng trữ lượng không lớn. | Tây Nam Á là khu vực cung cấp nguồn dầu mỏ quan trọng cho nhiều nước trên thế giới => động lực phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực; - Tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài. |
Sinh vật | - Với khí hậu khô hạn, cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc chiếm ưu thế nên động, thực vật của Tây Nam Á nghèo nàn, chủ yếu là cây bụi gai và các loài bò sát, gặm nhầm nhỏ. - Rừng chỉ xuất hiện ở phía bắc của khu vực, nơi có lượng mưa tương đối nhiều. | Tây Nam có một số khu bảo tồn, các vườn quốc gia có giá trị trong bảo tồn thiên nhiên, đồng thời thu hút khách du lịch, |
Biển | - Tây Nam Á tiếp giáp với nhiều vùng biển, tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của khu vực: + từ Địa Trung Hải qua Biển Đỏ đến Ấn Độ Dương là tuyến đường biển thương mại quan trọng của thế giới; + biển Ca-xpi và Biển Đen cũng giúp Tây Nam Á thông thương với Nga, khu vực Trung Á và các nước châu Âu. - Ngoài ra, các vùng biển còn cung cấp nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, độc đáo, nguồn thuỷ sản dồi dào, tạo điều kiện chó ngành du lịch biển và đánh bắt hải sản phát triển | - Tuyến đường biển từ Địa Trung Hải qua Biển Đỏ đến Ấn Độ Dương là tuyến đường thương mại trên biển quan trọng - Là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển |
1. Dân cư
- Quy mô dân số của các quốc gia Tây Nam Á có sự chênh lệch lớn.
- Tỉ lệ gia tăng dân số của khu vực nhìn chung còn khá cao. Phần lớn dân cư ở khu vực này là người Ả Rập.
=> Thị trường tiêu thụ nhỏ, một số nước có tình trạng thiếu lao động.
- Mật độ dân số trung bình của khu vực khá thấp, khoảng 61 người/km2 (năm 2020)
- Dân cư phân bố tập trung tại vùng đồng bằng Lưỡng Hà, ven Địa Trung Hải, các vùng khai thác dầu mỏ quan trọng. Tại các vùng núi và sa mạc, dân cư rất thưa thớt.
- Trong những năm cuối thế kỉ XX, dân số thành thị tăng lên rất nhanh. Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị của khu vực chiếm khoảng 72% số dân.
- Các đô thị có quy mô dân số lớn trong khu vực là l-xtan-bun (Istanbul – Thổ Nhĩ Kỳ) với hơn 15 triệu dân, Tê-hê-ran (Tehran – I-ran) hơn 9 triệu dân, Ri-át (Riyadh – A-rập Xê-út) và Bát-đa (Baghdad – I-rắc) với hơn 7 triệu dân.
=> Có nhiều đô thị, các đô thị là những trung tâm kinh tế phát triển, thu hút dân cư và lao động.
2. Xã hội
- Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện.
+ Tỉ lệ trẻ em được đi học và tuổi thọ người dân ngày càng tăng.
+ Tuy nhiên, có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng cuộc sống giữa các quốc gia trong khu vực, thể hiện qua chỉ số HDI.
- Đồng bằng Lưỡng Hà là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại. Đây cũng là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như Hồi giáo, Do Thái giáo, Thiên chúa giáo. Phần lớn người dân Tây Nam Á theo Hồi giáo – là quốc giáo của nhiều nước trong khu vực.
- Có nhiều công trình giá trị như Vườn treo Ba-bi-lon, nhiều thành phố cổ kính vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.
=> Đây là nguồn tài nguyên rất quan trọng để thúc đẩy du lịch ngày càng phát triển
1. Quy mô GDP
- Khu vực Tây Nam Á chiếm 3,7% GDP toàn thế giới (năm 2020).
- Quy mô GDP giữa các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn. Các nước có quy mô GDP hàng đầu khu vực là A-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, I-xra-en,...
2. Tăng trưởng kinh tế
- Từ năm 1986 đến nay, tăng trưởng kinh tế của khu vực Tây Nam Á trải qua nhiều biến động. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân mỗi năm của Tây Nam Á là 2,0%.
- Nguyên nhân của sự tăng trưởng không ổn định chủ yếu là do sự xung đột vũ trang, sự bất ổn về giả dầu mỏ, dịch bệnh, bối cảnh quốc tế,.....
- Kinh tế của nhiều nước trong khu vực chủ yếu dựa vào khai thác, chế biến, xuất khẩu tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ.
3. Cơ cấu kinh tế
- Trong cơ cấu kinh tế các nước Tây Nam Á, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm tỉ trọng thấp.
4. Các ngành kinh tế nổi bật
- Công nghiệp: nhờ có lợi thế về nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí tự nhiên, nhiều quốc gia Tây Nam Á đã phát triển các ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, khai thác khí tự nhiên, hoá dầu....
- Nông nghiệp: với đặc điểm khí hậu khô hạn, đất đai khô cằn, ít sông hồ nên các cây trồng phổ biến của khu vực Tây Nam Á là bông, chà là.
+ Đất phù sa màu mỡ ở khu vực đồng bằng được sử dụng để trồng lúa mì.
+ Vật nuôi phổ biến là cừu, một số nước trong khu vực còn nuôi bò theo quy mô trang trại áp dụng các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến,
+ Ngành nuôi trồng và đánh bắt hải sản cũng được phát triển ở một số khu vực ven Địa Trung Hải, vịnh Péc xích (Persian), Biến ĐỎ.
- Ngành dịch vụ :
+ Khu vực Tây Nam Á nằm trên đường hàng hải quan trọng của thế giới đồng thời là nơi có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nên hoạt động giao thông đường biên nhận nhịp và phát triển.
+ Giao thông đường ống của khu vực cũng được đầu tư và phát triển nhằm phục vụ vận chuyển dầu mỏ và khí tự nhiên.
+ Hoạt động ngoại thương giữ vị trí quan trọng và chiếm khoảng 5,1% tỉ trọng hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu và khoảng 5% tỉ trọng hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu trên thế giới (năm 2020).
+ Hoạt động du lịch ở một số quốc gia được chú trọng phát triển.