[toc:ul]
+ Nguyễn Du là tác giả văn học, danh nhân văn hóa lớn của dân tộc. Ông là người có đóng góp vô cùng lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam và có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học sau này.
+ Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du mà em đã từng biết: Truyện Kiều, Độc tiểu thanh kí,….
1. Tiểu sử tác giả
- Tên: Nguyễn Du (1765 -1820), hiệu là Thanh Hiên, Chữ là Tố Như
- Quê quán: Tiên Điền – Nghi Xuân – Hà Tĩnh.
- Sinh ra trong gia đình có truyền thống khoa bảng và có truyền thống văn hóa.
- Cha là Nguyễn Nghiễm (1708 -1775) đỗ tiến sĩ từng giữ chức tể tướng. Mẹ là Trần Thị Tần. Anh là Nguyễn Khán đỗ tiến sĩ.
- Nguyễn Du lớn lên khi hoàn cảnh lịch sử, xã hội có những biến đổi “kinh thiên động địa”: Thời đại sụp đổ của triều đình Vua Lê – Chúa Trịnh, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn giành thắng lợi, Triều Nguyễn được thiết lập….
- Nguyễn Du có một cuộc đời thăng trầm khi thì làm quan, lúc ở ẩn,…
=> Cuộc sống thăng trầm cùng những biến cố lịch sử kinh thiên động địa như một thứ chất xúc tác, nguyên liệu cho Nguyễn Du một trí tuệ thông thái, một tâm hồn nghệ sĩ phong phú.
- Những đóng góp của Nguyễn Du không chỉ có ý nghĩa với văn hóa, văn học mà còn mang tầm vóc quốc tế.
- Năm 1965 ông được Hội đồng hòa bình Thế giới tổ chức kỉ niệm 200 năm ngày sinh Danh nhân văn hóa – nhà thơ Nguyễn Du.
- Năm 2013 ông được tổ chức Giáo dục – Khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc chọn là nhân vật văn hóa được thế giới vinh danh
- Năm 2015 toàn thế giới kỉ niệm 250 năm ngày sinh của đại thi hào.
2. Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc
a. Những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Du
- Các sáng tác của ông đa dạng bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm:
+ Về chữ Hán: 3 tập thơ với 250 bài:
+ Về chữ Nôm có:
b. Giá trị hiện thực trong sáng tác của Nguyễn Du
- Giá trị hiện thực trong sáng tác của Nguyễn Du phản ánh chân thực xã hội đương thời:
+ Trong thơ chữ Hán:
“Ngót trống canh mồm khô cổ rảo
Được quăng cho năm sáu đồng tiền”
=> Bức tranh về cảnh đời bất công mà Nguyễn Du muốn “dâng lên nhà Vua” như mang theo cả lời lên án, tố cáo một xã hội vô nhân đạo
+ Trong sáng tác chữ Nôm
=> Nguyễn Du đã có các khai thác mới đồng tiền không chỉ làm băng hoại giá trị đạo đức mà nó còn chà đạp lên cuộc sống, nhân phẩm của con người. Điều này cho thấy giữa cái nhìn hiện thực và trái tim nhân đạo của Nguyễn Du có mối quan hệ sâu sắc.
c. Giá trị nhân đạo trong sáng tác của Nguyễn Du
- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du như nhật kí cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la sâu sắc.
- Trái tim nhân đạo của ông thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương.
+ Ông hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh
+ Đó là những con người có tài năng có khí tiết thanh cao ông thể hiện niềm cảm thương và trân trọng ngưỡng mộ
+ Ông cảm nhận mình cùng hội cùng thuyền với những số phận tài hoa mà bi kịch ( Cái án phong lưu khách tự mang)
=> Xuất phát từ lòng thương người Nguyễn Du trở về với niềm tự thương. Ông tự thương mình khi “dựng nghiệp mưu sinh luống lỡ làng); khi thì cô đơn không tri âm tri kỉ giữa cuộc đời, giữa thời gian vô định.
=> Tự thương minh của Nguyễn Du cũng là tự ý thức về cá nhân một cách sâu sắc.
+ Truyện Kiều là một tác phẩm tiêu biểu cho giá trị nhân đạo mà Nguyễn Du muốn thể hiện:
d. Truyện Kiều – đặc sắc nghệ thuật của Nguyễn Du
- Đây được xem là một trong những kiệt tác của Nguyễn Du.
+ Cảm hứng chủ đạo của Truyện Kiều đó là nỗi đau đứt ruột từ những điều trông thấy.
+ Là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình
+ Nguyễn Du đã vô cùng thành công với hình thức ngôn ngữ kể chuyện nửa trực tiếp.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật là một thành tựu lớn của kiệt tác Truyện Kiều. Bên cạnh các nhân vật phân theo loại cũng có nhân vật không thể phân theo loại. Các nhân vật xây dựng bằng bút pháp ước lệ và tả thực, miêu tả nội tâm nhân vật; khi miêu tả thiên nhiên tác giả thể hiện nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”...
1. Nội dung – ý nghĩa
+ Cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Du và những thành tựu to lớn mà ông để lại cho văn học Việt Nam và thế giới.
+ Giá trị hiện thực và nhân đạo trong sáng tác của Nguyễn Du mà tiêu biểu đó là Truyện Kiều.
+ Những đặc sắc nghệ thuật trong Truyện Kiều: Cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật tả cảnh, xây dựng nội tâm nhân vật....
2. Nghệ thuật
+ Ngôn ngữ giản dị, trong sáng gần gũi dễ hiểu
+ Cách xây dựng nội dung bố cục rõ ràng