[toc:ul]
1. Tác giả
Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là cha đẻ của những vở kịch nổi tiếng như: Vũ Như Tô, Bắc Sơn, Sống mãi với Thủ đô,…
- Mặc dù đến với văn chương khá muộn, không có được yếu tố thiên bẩm thế nhưng với sự cố gắng không ngừng nghỉ cùng đam mê của bản thân Nguyễn Huy Tưởng đã gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp văn chương. Văn của ông luôn mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống con người.
- Quan điểm sáng tác của tác giả: “Phận sự một người tầm thường như tôi muốn tỏ lòng yêu nước thì chỉ có việc viết văn quốc ngữ thôi.”
* Xuất xứ:
- Vũ Như Tô là vở kịch lịch sử năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517, dưới triều Lê Tương Dực. Đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" thuộc hồi V, hồi cuối cùng của tác phẩm.
1. Những xung đột cơ bản của tác phẩm.
+ Hồi V là cao trào của vở kịch nên hội đủ xung đột giữa các phe, các nhân vật và thể hiện trực tiếp, tập trung thành xung đột giữa hai phe: phe triều đình và phe khởi loạn; giữa hai quan niệm: cách ứng xử của Đan Thiêm và của Vũ Như Tô.
+ Xung đột giữa cái cao cả với cái thấp kém (khát vọng sáng tạo của nghệ sĩ và thói hương lạc xa hoa của hôn quân bạo chúa), cái thấp kém với cái thấp kém (triều đình của Lê Tương Dực với phe Trịnh Duy Sản), giữa cái cao cả với cái cao cả (sự quên mình của Đan Thiêm và khát vọng cháy bỏng của Vũ Như Tô) cũng được thể hiện lồng ghép vào nhau.
* Điểm tương đồng, khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Đan Thiềm, Vũ Như Tô
- Điểm tương đồng:
+ Cùng quý trọng cái đẹp, hiểu rõ giá trị của Cửu Trùng Đài.
+ Cùng quý trọng nhau, xem là tri kỉ.
+ Cùng quý trọng, xem nhau là tri kỉ.
- Với những nét tính cách khác nhau, có thể sử dụng bảng so sánh tổng hợp để phân tích: tham khảo bảng PHỤ LỤC 21.
* Vũ Như Tô mang những đặc điểm nào của nhân vật chính của bi kịch.
- GV gợi mở bằng bảng PHỤ LỤC 22.
* Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của hai nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm qua các lớp kịch.
- Văn bản chủ yếu là đối thoại thể hiện sinh động tình huống xung dột, hành động, tính cách của nhân vật và không khí, nhịp điệu của cuộc sống trong cơn bạo loạn.
* Chủ đề trong bi kịch Vũ Như Tô
- Chủ đề: là những tư tưởng hoặc những vấn đề mà thông qua tác phẩm, tác giả muốn truyền tải và phản ánh hiện thực tới người đọc.
- Bi kịch Vũ Như Tô có nhiều chủ đề. Cụ thể:
2. Chi tiết tiêu biểu, đề tài, sự kiện
a. Công trình “Cửu Trùng Đài” mà Vũ Như Tô đang xây dựng dở dang
- Là một công trình kiến trúc kì vĩ, siêu đẳng.
- Để hoàn thành công trình đó phải có kiến trúc sư kì tài, những người thợ giỏi và sẽ phải huy động rất nhiều tiền bạc, nhân công, vật lực,...
- Cửu Trùng Đài có phải “là nguyên nhân gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V hay không”, câu trả lời còn tuỳ thuộc vào góc nhìn, cách xem xét vấn đề. Chẳng hạn, nhìn từ quan hệ giữa dân chúng – thợ xây đài với hỗn quân bạo chúa hay Vũ Như Tô, tác giả của công trình, thì cái dài tốn kém bạc tiền, nhân tài, vật lực kia chính là nguyên nhân khiến họ nổi dậy, tức là nguyên nhân trực tiếp của xung đột; còn nhìn từ quan hệ giữa triều đình và phe nổi loạn thì Cửu Trùng Đài là bằng chứng để kết tội triều đình, là cái cớ để họ gây bạo loạn, triệt hạ đối phương.
- Vũ Như Tô là kiến trúc sư, tác giả của Cửu Trùng Đài. Tác phẩm và công việc của ông không giống với hoạ sĩ vẽ một bức tranh hay nhà điêu khắc tạc một pho tượng, nhạc sĩ soạn một nhạc phẩm, nhà văn viết một cuốn tiểu thuyết. Xây Cửu Trùng Đài phải huy động tiềm lực nhiều mặt ở cấp quốc gia, nên ở đó hội tụ nhiều quan hệ phức tạp và động chạm trực tiếp đến nhiều người, nhiều phe phái, cộng đồng. Vì thế, công trình này tất yếu làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn phức tạp và thúc đẩy các xung đột phát triển.
b. Mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu
- Đến cuối vở kịch, Vũ Như Tô đúng là đã phải trả giá rất đắt với mất mát khủng khiếp:
- Bị dân chúng – thợ xây đài hiểu lầm, oán thán: mất lòng dân;
- Bị phe phản nghịch và người đời kết tội oan, là “gian phu dâm phụ”, là tội đồ làm hao hụt công khổ, để dân gian lầm than”: mất danh dự,
- Mất Đan Thiêm: mất người tri kỉ;
Cửu Trùng Đài tâm huyết và dang dở bị đốt thành tro bụi mộng lớn tiêu tan;
Bị giải ra pháp trường đón nhận cái chết: mất mạng sống của chính mình.
Câu nói cuối cùng của nhân vật thể hiện tình cảnh bi đát tột cùng, mất tất cả, trở thành số không của Vũ Như Tô: - Thôi thế là hết. Dẫn ta ra pháp trường. (Trích Lớp IX, Hồi V, Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
=> Có thể kể đến nhiều nguyên nhân của sự mất mát khủng khiếp này, nhưng không thể không nói đến các nhược điểm và sai lầm trong nhận thức về hoàn cảnh hay trong đánh giá bản thân, người trợ giúp và kẻ phá hoại của Vũ Như Tô.
c. Kết luận theo thể loại
- Yếu tố bi kịch: Theo Ăng-ghen, “xung đột bi kịch nằm ở giữa yêu sách tất yếu về mặt lịch sử và tình trạng không tài nào thực hiện được điều đó trong thực tiễn”. Nhân vật của bi kịch bao giờ cũng là con người lương thiệnn, dũng cảm, anh hùng, cao thượng, đấu tranh vì mục đích tốt đẹp, vì lí tưởng cao quý nhưng điều kiện khách quan chưa cho phép thực hiện được. Thực tại chưa đủ điều kiện cho cá nhân thực hiện khát vọng, lý tưởng của mình nên rơi vào thất bại, thậm chí dẫn đến cái chết thảm thương. Hiểu theo nghĩa thông thường là nỗi đau khổ vò xé dai dẳng không có cách nào giải thoát. Trong “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, Vũ Như Tô là người nghệ sĩ thiên tài có lý tưởng cao đẹp nhưng lâm vào cảnh ngộ không giải quyết được một cách đúng đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai và để làm gì, nghĩa là không giải quyết được mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và đời sống, cuối cùng rơi vào bi kịch đau đớn.
- Nhân vật chính: Vũ Như Tô – có khát vọng xây dựng một công trình nghệ thuật tuyệt đẹp nhưng lại vấp phải bi kịch, không cân bằng được thực tế và ảo mộng nên rơi vào bi kịch.
- Hiệu ứng thanh lọc: hướng con người đến tư tưởng cái đẹp không được xa rời thực tế, cái đẹp không được tách rời cái chân, thiệnn, mĩ.
- Chủ đề chính: Phản ánh mâu thuẫn giữa triều đình với phe khởi loạn; giữa nhân dân với hôn quân bạo chúa Lê Tương Dực. Và thể hiện tình cảnh ngang trái và số phận bi thương của người nghệ sĩ giàu tài năng, khát vọng nhưng bị dân chúng, người đời hiểu lầm và oán giận.
- Xung đột kịch: Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” nói riêng và toàn bộ vở kịch nói chung được xây dựng trên cơ sở một xung đột mang tính bao trùm. Đó là xung đột giữa khát vọng của Vũ Như Tô – một nghệ sĩ thiên tài (muốn “xây dựng cho đất nước một toà lâu đài bền như trăng sao, để dân ta nghìn thu còn hãnh diện”) với lợi ích và cuộc sống lầm than của nhân dân: “Mày không biết mấy nghìn người chết vì Cửu Trùng Đài., mẹ mất con, vợ mất chồng vì mày đó ư? Người ta oán mày hơn oán quỷ” (Quân khởi loạn). Xung đột này làm nảy sinh hàng loạt xung đột chồng chéo giữa Trịnh Duy Sản với Lê Tương Dực dẫn đến Trịnh Duy Sản giết vua, giữa quân sĩ với Đan Thiềm...
- Mâu thuẫn:
+ Mâu thuẫn thứ nhất là mâu thuẫn giữa đời sống xa hoa, trụy lạc của bọn tham quan bạo chúa với đời sống cơ cực, thống khổ của nhân dân lao động.
+ Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giữa niềm khao khát hiến dâng tất cả cho nghệ thuật của người nghệ sĩ với lợi ích trực tiếp và thiết thực của nhân dân.
- Cốt truyện: tập trung cao độ.
- Hành động kịch: Trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, không có bất kì một cái tất yếu khách quan nào có thể chi phối, quyết định hành động nhân vật. Kết cục của Vũ Như Tô ở đoạn trích này là do trước đó ông đã lựa chọn xây Cửu Trùng Đài vì thấy đây là dịp thi thố tài năng và thực hiện hoài bão. Vũ Như Tô cũng có thể thoát chết nếu nghe lời khuyên của Đan Thiềm là bỏ trốn bởi sự lựa chọn ở lại sống chết với Cửu Trùng Đài. Hành động của Vũ Như Tô ở hồi V thể hiện khuynh hướng tính cách của nhân vật này là người nghệ sĩ có nhân cách, hoài bão đẹp nhưng chính Vũ Như Tô lại là nạn nhân của chính mình khi mang những ảo tưởng nghề nghiệp; có khát vọng nghệ thuật chính đáng song đặt nhầm chỗ và chọn lầm thời