[toc:ul]
- Vị trí địa lí:
+ Ở phía đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á Âu với lục địa Úc, nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá
+ Giao điểm của các đường giao thông quốc tế từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.
+ Cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu kinh tế quốc tế.
- Đặc điểm tự nhiên:
+ Địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi, rừng nhiệt đới, có nhiều khoáng sản; bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế biển (trừ Lào).
+ Khí hậu gió mùa nóng ẩm, lượng mưa cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất.
+ Hệ thống sông ngòi dày đặc, phù sa màu mỡ, tạo nên những đồng bằng rộng lớn.
+ Biển và đại dương là nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, có vai trò điều hoà khí hậu, mang lại lượng mưa lớn cho khu vực Đông Nam Á, hoạt động sinh sống và phát triển kinh tế diễn ra thuận lợi hơn.
- Tác động của tự nhiên:
+ Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành kinh tế chính, biết thuần dưỡng trâu bò làm sức kéo. Hệ thống thuỷ lợi đa dạng, phù hợp với các vùng địa hình,... Ngoài ra, còn khai thác thuỷ, hải sản.
+ Thủ công nghiệp phát triển các nghề như dệt, làm gốm, sơn mài, điêu khắc gỗ, kim hoàn,...
+ Kĩ thuật hàng hải đạt trình độ cao, hoạt động buôn bán trên biển nhôn nhịp,
- Cư dân, tộc người:
+ Cư dân thuộc tiểu chủng Đông Nam Á, mang đặc điểm của cả hai đại chủng tộc là Mongoloid da vàng và Australoid da ngăm đen.
+ Có nhiều dân tộc, sắc tộc với nhiều nét tương đồng, giao thoa trên nền tảng văn hoá bản địa, sống gần kết trên cơ sở gia đình, dòng họ và làng xã.
- Tổ chức xã hội:
+ Xã hội có tính liên kết cộng đồng chặt chẽ; các thiết chế làng, bản có lịch sử lâu đời và có sức sống mạnh mẽ.
+ Quá trình hình thành nhà nước của các quốc gia ở Đông Nam Á đồng thời là quá trinh tiếp biến những giá trị văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ.
+ Thiết chế chính trị và mô hình tổ chức xã hội vừa mang tính bản địa, vừa tiếp biến các giá trị văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ.
- Ảnh hưởng từ văn hoá Trung Quốc:
+ Cách tiếp nhận: Từ khoảng thế kỉ III TCN – thế kỉ II TCN, Trung Quốc thiết lập những tuyến đường buôn bán và bành trướng xuống Đông Nam Á, tạo ra sự tiếp xúc văn hoá cưỡng bức và sau đó là giao thoa văn hoá. Cư dân Đông Nam Á tiếp nhận văn hoá Trung Quốc có chọn lọc và sáng tạo.
+ Lĩnh vực:
Tôn giáo: Nho giáo, Đạo giáo,
Chữ viết, văn học: chữ Hán, thơ Đường,...
Nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc.
Khoa học, kĩ thuật: giấy, y học, lịch pháp,...
+ Tác động: Quá trình di dân của người Trung Quốc xuống khu vực Đông Nam Á góp phần lan toả các giá trị văn hoá và thành tựu văn minh Trung Hoa vào khu vực này.
- Ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ:
+ Cách tiếp nhận:
Văn hoá Ấn Độ theo chân các thương gia và tu sĩ được truyền đến Đông Nam Á, có ảnh hưởng sâu sắc đến các nước trong khu vực.
Cư dân Đông Nam Á vẫn giữ được những nét văn hoá riêng, độc đáo của mình.
- Lĩnh vực:
Tôn giáo: Phật giáo, Hindu giáo.
Chữ viết, văn học: chữ Phạn, sử thi Ramayana,...
Nghệ thuật: Kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ cũng ảnh hưởng sâu sắc đến các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambodia, Indonexia, Việt Nam.
+ Tác động: Thúc đẩy quá trình phân hoá xã hội, hình thành những nhà nước cổ đại và góp phần hình thành bản sắc văn hoá Đông Nam Á.