Tải giáo án Powerpoint Địa lí 8 CTST bài 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Tải giáo án trình chiếu powerpoint Địa lí 8 chân trời sángt tạo bài 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CẢ LỚP ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

Quan sát các hình ảnh sau, em hãy cho biết đây là những địa danh nào?

Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang)

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)

Mũi Cà Mau (Cà Mau)

Đỉnh Fansipan (Lào Cai)

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

NỘI DUNG BÀI HỌC

             01 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

             02 Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam

01 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

  1. a) Phạm vi lãnh thổ

Đọc thông tin mục 2, hãy chọn ra 3 điểm về phạm vi lãnh thổ Việt Nam để trình bày trước lớp.

HS làm việc cá nhân (3 phút), sau đó thảo luận cặp đôi (3 phút).

Hình 1.1. Bản đồ Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, năm 2021

Dựa vào hình 1.1, cho biết:

  • Phần đất liền của nước ta tiếp giáp với các nước và biển nào? Mô tả hình dạng lãnh thổ phần đất liền của nước ta.
  • Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của các nước nào?

KẾT LUẬN

Lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm:

Vùng đất

Có diện tích 331 212 km2, bao gồm toàn bộ phần đất liền và hải đảo.

  • Việt Nam có đường biên giới trên đất liền giáp với 3 nước Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia, đi qua 25 tỉnh.
  • Đường bờ biển dài khoảng 3 260 km, từ thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đến thành phố Hà Tiên (Kiên Giang).

Vùng biển

Biển Đông (diện tích khoảng 1 triệu km2), trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Vùng trời

Là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta: trên đất liền và không gian trên các đảo.

  1. b) Vị trí địa lí

Thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

  • Trình bày vị trí địa lí Việt Nam.
  • Xác định hệ toạ độ địa lí của nước ta trên bản đồ hành chính Việt Nam (vị trí tiếp giáp, toạ độ các điểm cực trên đất liền).

Hình 1.1. Bản đồ Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, năm 2021

Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, trung tâm khu vực Đông Nam Á; vị trí cầu nối giữa hai lục địa (Á - Âu và Ô-xtrây-li-a); hai đại dương (Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương).

Việt Nam nằm gần nơi giao nhau của các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng lớn trên Trái Đất.

Trên đất liền, nước ta tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, giáp với Lào và Cam-pu-chia ở phía tây.

Toạ độ các điểm cực trên đất liền:

Cực Bắc: vĩ độ 23°23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Cực Nam: vĩ độ 8°34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Cực Đông: kinh độ 109°24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Cực Tây: kinh độ 102°09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Video khái quát vị trí địa lí của Việt Nam

02 Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam

Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một chủ đề sau:

Nhóm 1: Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến khí hậu.

Nhóm 2: Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến khoáng sản.

Nhóm 3: Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến sinh vật.

Nhóm 4: Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến sự phân hóa thiên nhiên.

Đối với khí hậu:

  • Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến ở bán cầu Bắc nên tổng bức xạ hằng năm lớn, cán cân bức xạ luôn dương.
  • Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch (Tín phong) và gió mùa châu Á nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.
  • Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, khác hẳn với thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Á và Bắc Phi.

Đối với sinh vật:

Việt Nam nằm trên đường di lưu của nhiều luồng sinh vật. Thiên nhiên nước ta có tính đa dạng sinh học cao với nhiều kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.

Đối với khoáng sản:

Do nằm ở nơi giao thoa của 2 vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú.

Đối với sự phân hóa thiên nhiên:

  • Thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng theo chiều Bắc - Nam và theo chiều Đông - Tây.
  • Nước ta nằm trong vùng hay xảy ra thiên tai, nhất là bão.

AI LÀ TRIỆU PHÚ

Câu 1: Điểm cực Đông của phần đất liền Việt Nam nằm ở đâu?

  • Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
  • Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
  • Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
  • Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà

Câu 2: Đường bờ biển nước ta kèo dài từ đâu đến đâu?

  • Vân Đồn đến Mũi Cà Mau
  • Cẩm Phả đến Phú Quốc
  • Móng Cái đến Hà Tiên
  • Hạ Long đến Rạch Giá

Câu 3: Nước ta có không chung đường biên giới trên đất liền với quốc gia nào?

  • Trung Quốc
  • Thái Lan
  • Lào
  • Cam-pu-chia

Câu 4: Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc tỉnh/thành phố:

  • Quảng Nam, Đà Nẵng
  • Đà Nẵng, Khánh Hòa
  • Khánh Hòa, Quảng Ngãi
  • Đà Nẵng, Quảng Ngãi

Câu 5: Vùng trời là vùng có đặc điểm?

  • Vùng không gian bao trùm lên lãnh thổ không giới hạn độ cao.
  • Vùng có độ cao không giới hạn trên đất liền.
  • Vùng không gian bao trùm lên lãnh thổ có giới hạn độ cao.
  • Vùng độ cao không giới hạn trên các đảo.

LUYỆN TẬP

Bài 1. Dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy xác định:

  • Vị trí các điểm cực (gồm tọa độ, địa danh) trên đất liền của nước ta.
  • Một số tỉnh thành phố trực thuộc trung ương giáp biển.

Toạ độ các điểm cực trên đất liền:

  • Cực Bắc: vĩ độ 23°23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,
  • Cực Nam: vĩ độ 8°34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
  • Cực Tây: kinh độ 102°09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
  • Cực Đông: kinh độ 109°24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Cát Bà (Hải Phòng)

Biển Mỹ Khê (Đà Nẵng)

Bài 2. Giải thích vì sao thiên nhiên nước ta có nhiều đặc điểm khác với một số nước cùng vĩ độ với Tây Á?

Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, ở phía Đông Nam của châu Á, trong vùng gió mùa nhiệt đới điển hình.

Nhờ nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, lượng mưa dồi dào nên thực vật phát triển xanh tốt quanh năm.

Nước ta không bị hoang mạc và bán hoang mạc như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi.

Bờ biển nước ta dài, có nhiều vũng, vịnh. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền.

VẬN DỤNG

Sưu tầm thông tin về một số cột mốc biên giới quốc gia của nước ta và chia sẻ với các bạn.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại kiến thức đã học

Hoàn thành bài tập vận dụng và bài tập trong SBT

Tìm hiểu trước Bài 2: Đặc điểm địa hình

CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE CỦA CÁC EM!

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Địa lí 8 CTST bài 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án trình chiếu địa lí 8 CTST, giáo án điện tử địa lí 8 Chân trời bài 1: Đặc điểm vị trí địa lí, giáo án powerpoint địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 1: Đặc điểm vị trí địa lí

Bài giảng điện tử Lịch sử và địa lí 8 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay