Tả1 bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 CTST CĐ 1 Phần 1: Tìm hiểu yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại V1ệt nam (P1)

Tả1 về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo Tả1 bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 CTST CĐ 1 Phần 1: Tìm hiểu yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại V1ệt nam (P1). G1áo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mớ1, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/….

Ngày dạy: …/…/…

CHUYÊN ĐỀ 1

TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  • Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
  • Biết cách viết báo cáo nghiên cứu
  • Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học trung đại Việt Nam
  • Biết thuyết trình một vấn đề của văn học trung đại Việt Nam

 

 

 PHẦN I: TÌM HIỂU YÊU CẦU VÀ CÁCH THỨC NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

  1. MỤC TIÊU:
  2. Về kiến thức:

- Biết các yêu cầu, cách thức nghiên cứu, viết báo cáo và thuyết trình về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

- Vận dụng được những hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học trung đại Việt Nam

- Yêu thích văn học trung đại Việt Nam và việc nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam

  1. Về năng lực:

Năng lực chung

- Phát triển năng lực tự chủ và tự học năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Năng lực đặc thù

- Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

- Biết biết một báo cáo nghiên cứu

- Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học trung đại Việt Nam

- Biết thuyết trình một vấn đề của văn học trung đại Việt Nam

  1. Phẩm chất

-   Biết trân trọng tài năng cũng như giá trị văn học trong thời kì đó.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Thiết bị dạy học:

- Giáo án

-   Một số tranh ảnh có trong SGK chuyên đề văn học Ngữ văn 11 hoặc do GV sưu tầm thêm được phóng to

-   Máy chiếu/ bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh, ảnh, tự liệu liên quan

-   Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm

-  Phiếu học tập: GV có thể chuyển từ một số câu hỏi trong SGK Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 thành phiếu học tập

-  Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm phiếu đánh giá (rubic) chấm bài viết trình bày của HS.

  1. Chuẩn bị của HS: Sách chuyên đề Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
  2. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
  3. KHỞI ĐỘNG
  4. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mớ, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Tìm hiểu yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
  5. Nội dung : HS trả lời cá nhân để giải quyết một tình huống có liên quan đến bài học mói.
  6. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
  7. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi: Trong chương trình lớp dưới em đã từng học văn bản nào là tác phẩm thuộc văn học trung đại Việt Nam? Kể tên một số tác phẩm mà em ấn tượng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS nghe và suy nghĩ trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi ý:

 + Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)

+ Truyện Kiều - Nguyễn Du

+ Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương

+ Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến

GV dẫn dắt vào bài: Văn học trung đại Việt Nam là một trong những giai đoạn văn học có nhiều đặc sắc về nội dung cũng như sáng tạo nghệ thuật nó gắn liền với tình hình đất nước thời bấy giờ. Những tác phẩm văn học trung đại vẫn nào cũng tác động đến nền văn chương hiện đại. Với những tên tuổi cây đa cây đề như: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Trãi…. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu phần 1 - Tìm hiểu yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc ngữ liệu tham khảo

  1. Mục tiêu: HS đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học
  2. Nội dung: HS dựa vào ngữ liệu để trả lời câu hỏi liên quan
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS liên quan đến bài học
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đọc ngữ liệu tham khảo

-     GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời:

+ Bài nghiên cứu được viết với mục đích gì? Mục đích ấy đã được thực hiện qua nội dung hình thức của bài nghiên cứu như thế nào?

+ Xác định vấn đề, câu hỏi, phương pháp/ thao tác nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, các vấn đề, khía cạnh liên quan cần tiếp tục nghiên cứu trong văn bản trên. Từ bài nghiên cứu hãy chỉ ra một số yêu cầu cần đáp ứng khi nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam?

+ Bài nghiên cứu trên đã mang lại cho bạn những thông tin hay nhận thức gì mới về tác phẩm Lục Vân Tiên và sáng tác văn học của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?

+ Bạn học hỏi được điều gì trong cách thực hiện công việc nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại qua bài viết về truyện thơ Lục Vân Tiên?

-     HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-  Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Đọc ngữ liệu tham khảo

- Văn bản được viết nhằm khẳng định và thuyết phục người đọc rằng: lí tưởng mà tác giả Nguyễn Đình Chiểu thể hiện trong truyện thơ Lục Vân Tiên là lí tưởng nhân đạo của nhân dân

 + Nội dung hình thức của bài viết đều tập trung thực hiện mục đích nêu trên. Chẳng hạn nội dung bao quát được triển khai thành các luận điểm cụ thể, hình thức của một bài nghiên cứu có sức thuyết phục… nhằm thực hiện mục đích nêu trên.

- Vấn đề, câu hỏi, phương pháp/ thao tác nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, các vấn đề, khía cạnh liên quan cần tiếp tục nghiên cứu trong văn bản ( Phụ lục I)

- Một số thông tin hay nhận thức mới mà bài viết mang lại:

+ Luận điểm: “Lầm lạc thay việc đem so Lục Vân Tiên với Truyện Kiều trên những tiêu chuẩn đồng nhất! Truyện Kiều là một tiểu thuyết bằng thơ. Lục Vân Tiên là một truyện kể chưa xa lắm với truyện kể dân gian

+ Lục Vân Tiên có “chất trữ tình thấm thía”…

-      HS có thể tổ chức thành nhóm tự nghiên cứu dựa trên hiểu biết của mình.

 

 

PHỤ LỤC 1

Nội dung cần tìm hiểu

Kết quả tìm hiểu

Vấn đề nghiên cứu

Lí tưởng nhân đạo của nhân dân trong Lục Vân Tiên

Câu hỏi nghiên cứu

Lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu đề cao trong truyện thơ Lục Vân Tiên là gì? Lý tưởng ấy có gì khác với lí tưởng thường được đề cao trong văn học trung đại Việt Nam?

Phương pháp, thao tác nghiên cứu

Kết hợp nhiều phương pháp thao tác nhưng đáng lưu ý nhất là phương pháp phân tích- so sánh

Phạm vi nghiên cứu

Tác phâm Lực Vân Tiên khi cần liên hệ với một số tác phẩm văn học trung đại

Cần tiếp tục nghiên cứu

“… Tính quần chúng và tính miền Nam trong ngôn ngữ và nhân vật, mức độ tự truyện của tác phẩm, ảnh hưởng của tuồng hát bội, tác dụng lớn lao của Lục Vân Tiên trong văn học và đời sống, vị trí của nó trong sự nghiệp sáng tác của tác giả”

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu yêu cầu của việc nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

  1. Mục tiêu: HS nắm được những nét sơ lược về khái niệm văn học trung đại Việt Nam đặc điểm, quá trình của văn học trung đại Việt Nam.
  2. Nội dung: HS có thể hình thành một số thao tác cơ bản trong hoạt động nghiên cứu văn học
  3. Sản phẩm học tập: Xác định phương pháp nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Văn học trung đại Việt Nam

-  GV đặt câu hỏi để HS nghiên cứu và tìm hiểu

+ Trình bày khái niệm văn học trung đại là gì?

+ Đặc điểm của văn học trung đại?

+ Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại gồm có mấy giai đoạn?

-      HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-  Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Vấn đề văn học trung đại Việt Nam

-  GV đặt câu hỏi để HS nghiên cứu và tìm hiểu

+ Em hiểu thế nào về “vấn đề văn học trung đại Việt Nam”?

+ Khi nghiên cứu vấn đề văn học trung đại Việt Nam em cần chú ý điều gì?

-      HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ọc tập

-  Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 3: Một số yêu cầu cụ thể của việc nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

-  GV đặt câu hỏi để HS nghiên cứu và tìm hiểu

+ Khi trình bày các vấn đề văn học trung đại bạn cần đảm bảo các yêu cầu gì?

-     HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-  Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

I. Tập nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

a.    Khái niệm

-  Chỉ một thời kì văn học hình thành và phát triển trong khuôn khổ xã hội phong kiến quân chủ Việt Nam – Một xã hội dựa trên nền tảng kinh tế tiểu nông; viết bằng chữ Hán và chữ Nôm hình thành và phát triển trong hơn 10 thế kỉ từ trước thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

b.    Đặc điểm

Đặc điểm mang tính quy luật.

+ Tùy thuộc vào bối cảnh lịch sử có sự luân phiên và kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn

+ Xu hướng tiếp thu các yếu tố văn học, văn hóa nước ngoài trên tinh thần Việt háo để vừa tự làm giàu, làm mới vừa bảo lưu bản sắc của văn học dân tộc.

c.     Các giai đoạn phát triển

Chia thành 4 giai đoạn

+ Giai đoạn 1: Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XV ( tiêu biểu là sáng tác thơ văn thời Lý Trần, thơ văn thời Lê với Nguyễn Trãi, Lê Thánh Thông…)

+ Giai đoạn 2: Từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII ( tiêu biểu là các sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ).

+ Giai đoạn 3: Từ đầu thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX ( tiêu biểu là các sáng tác của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát).

+ Giai đoạn 4: Nửa cuối thế kỉ XIX ( tiêu biểu là các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tế Xương….

II. Vấn đề văn học trung đại Việt Nam

- Khi dùng khái niệm “vấn đề văn học trung đại Việt Nam” tức là muốn nói đến những yếu tố rộng hơn tác phẩm văn học trung đại Việt Nam.

+ Vấn đề được nghiên cứu thường liên quan đến nhiều tác phẩm của một thể loại, nhiều thể loại hoặc liên quan đến đặc trưng của loại hình – phạm trù văn học trung đại Việt Nam.

-   Khi nghiên cứu vấn đề không nên gói gọn và chú tâm quá nhiều vào các chi tiết trong một tác phẩm mà cần nhìn nó trong nhiều tác phẩm tác phẩm và bổi cảnh.

 

 

 

 

 

 

III. Một số yêu cầu cụ thể của việc nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

-  Khi nghiên cứu vấn đề trung đại Việt Nam cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Chọn được vấn đề phù hợp vừa sức, có ý nghĩa cung cấp thêm thông tin hay nhận thức mới mẻ cho người đọc về văn học trung đại Việt Nam.

+ Sử dụng hiệu quả ngữ liệu dẫn liệu phù hợp dẫn liệu về tác phẩm cùng các tri thức liên quan về thể loại, ngôn ngữ, lịch sử văn học, về tác giả và thời đại, về truyền thống và cách tân văn học, về tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa văn học.

+ Nhin từ phạm vi đối tượng nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, có thể phân vấn đề nghiên cứu thành một số dạng chính: người nghiên cứu cần sử dụng phương pháo, thao tác nghiên cứu và huy động kiến thức phù hợp với mỗi dạng vấn đề.

+ Kết quả tìm hiểu vấn đề cần được tổng hợp, khái quát và ghi chép một cách có hệ thống dưới dạng dàn ý, sơ đồ tư duy, đồ họa thông tin….

-----------------------------Còn tiếp---------------------------

Tả1 bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 CTST CĐ 1 Phần 1: Tìm hiểu yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại V1ệt nam (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tả1 giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 CTST, giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Chân trời Tả1 bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ, soạn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 chân trời Tả1 bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay