Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành ba nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm.
+ Nhóm 1: Khai thác Bảng 2, Hình 2.4, 2.5, mục Em có biết, thông tin mục I.2a và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ, kiến trúc (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2)
+ Nhóm 2: Khai thác Hình 2.6, 2.7, mục Em có biết, thông tin mục I.2b và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu về giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị khác (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).
+ Nhóm 3: Khai thác thông tin mục I.2c và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu về công trình sáng tạo của con người.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm:….
Dựa vào Hình 2.4 – 2.7, mục Em có biết, thông tin mục I.2 SGK tr.26 –tr.32, hãy hoàn thành thông tin về tài nguyên du lịch văn hóa vào bảng sau:
TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA
Loại tài nguyên
|
Đặc điểm
|
Vai trò
|
Liên hệ ở Việt Nam
|
Di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ, kiến trúc
|
Di tích lịch sử - văn hóa
|
|
|
|
Di tích khảo cổ
|
|
|
|
Di tích kiến trúc
|
|
|
|
Giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác
|
Giá trị văn hóa truyền thống
|
|
|
|
Lễ hội
|
|
|
|
Văn nghệ dân gian
|
|
|
|
Các giá trị văn hóa khác
|
|
|
|
Công trình lao động sáng tạo của con người
|
|
|
|
|
- GV cung cấp thêm cho HS hình ảnh, video về tài nguyên du lịch văn hóa (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trong nhóm là việc độc lập, ghi phần tìm hiểu của mình ra giấy nháp trong vòng 8 phút.
- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục, sưu tầm thêm thông tin từ sách, báo, internet, hoàn thành Phiếu học tập số 2.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 2.
- GV yêu cầu đại điện của 1 – 2 nhóm nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận: Tài nguyên du lịch văn hóa là môi trường giúp du khách trải nghiệm và tương tác. Bên cạnh đó còn việc phát triển du lịch văn hóa còn bảo tồn nền các si sản văn hóa truyền thống đồng thời tạo sự tích phát triển kinh tế, thu hút du khách trong và nội địa.
- GV chuyển sang nội dung mới.
|
I. Tài nguyên du lịch
1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Kết quả Phiếu học tập số 2 được đính kèm phía dưới Hoạt động 2.
|
Bảng 2. Di sản thế giới phân theo các châu lục/ khu vực (tính đến tháng 7 – 2021)
Châu lục /
khu vực
|
Di sản
văn hóa
(di sản)
|
Di sản
thiên nhiên
(di sản)
|
Di sản
hỗn hợp
(di sản)
|
Toàn bộ
|
Số lượng
(di sản)
|
Tỉ lệ (%)
|
Châu Phi
|
54
|
39
|
5
|
98
|
8,5
|
Các quốc gia Ả - rập
|
80
|
5
|
3
|
88
|
7,6
|
Châu Á – Thái Bình Dương
|
195
|
70
|
12
|
277
|
24,0
|
Châu Âu và Bắc Mỹ
|
468
|
66
|
11
|
545
|
47,2
|
Mỹ La – tinh và
Ca – ri – bê
|
100
|
38
|
8
|
146
|
12,7
|
Tổng cộng
|
897
|
218
|
39
|
1 154
|
100
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA
Hoàng thành Thăng Long Cố đô Hoa Lư
Đảo Phục Sinh (Chi – lê) Lăng mộ Tần Thủy Hoàng (Trung Quốc)
Lễ hội té nước Xông Cran (Thái Lan) Lễ hội miếu Bà Chùa Xứ Núi Sam
Làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) Làng nghề làm giấy Washi thủ công (Nhật Bản)
Video: https://www.youtube.com/watch?v=wkRLe3rZyEA
|
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm:…..
Dựa vào Hình 2.4 – 2.7, mục Em có biết, thông tin mục I.2 SGK tr.26 –tr.32, hãy hoàn thành thông tin về tài nguyên du lịch văn hóa vào bảng sau:
TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA
Tài nguyên du lịch
|
Đặc điểm
|
Vai trò
|
Liên hệ ở
Việt Nam
|
Di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ, kiến trúc
|
Di tích lịch sử - văn hóa
|
- Các công trình xây dựng, địa điểm, hiện vật, di vật, đồ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa, xã hội của một dân tộc, một đất nước.
- Di tích lịch sử - văn hóa chia thành: di sản thế giới (UNESCO ghi danh), di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh.
|
Phát triển các hoạt động du lịch như: thưởng thức, tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu..
|
Việt Nam có nhiều di sản vật thể như: Cố đô Huế, khu di tích Chăm Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long….
|
Di tích
khảo cổ
|
- Những di tích và vết tích còn lại của quá khứ được lưu giữ bởi con người để cho các nhà khảo cổ nghiên cứu.
- Di tích khảo cồ đa dạng và phong phú gồm ba loại: di tích ở trên mặt đất, di tích ở dưới mặt đất, di tích ở dưới mặt nước.
- Di tích khảo cổ được kiến tạo bởi các tầng văn hóa theo từng hoạt động của con người.
|
Có ý nghĩa, giá trị cao trong các hoạt động du lịch nghiên cứu, tìm hiểu và tham quan…
|
Có nhiều di tích khảo cổ như Hoàng thành Thăng Long (thành phố Hà Nội), bãi đá cổ Nấm Dần (Hà Giang)…
|
Di tích
kiến trúc
|
Những công trình kiến trúc có sự sáng tạo cảnh quan, có ý nghĩa văn hóa, khoa học và lịch sử.
|
Cơ sở phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu…
|
|
Giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác
|
Giá trị văn hóa truyền thống
|
- Các giá trị văn hóa truyền thống như: lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức gắn kết cộng đồng…
- Các giá trị văn hóa truyền thống như: trang phục dân tộc, ẩm thực, âm nhạc… chứa đựng nét văn hóa thu hút du khách.
|
|
|
Lễ hội
|
- Loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân.
- Lễ hội gắn với các di tích lịch sử - văn hóa để tạo nên sự hấp dẫn.
|
Đa dạng các hoạt động du lịch: nghỉ dưỡng, trải nghiệm…
|
Việt Nam có 8000 lễ hội lớn trải rộng trên khắp đất nước như: lễ hội Đền Hùng, lễ hội chùa Hương…
|
Văn nghệ
dân gian
|
Loại hình văn hóa thể hiện một cách tổng hợp các giá trị xã hội, đâọ đức, thẩm mĩ, tín ngưỡng đặc trưng của một quốc gia, dân tộc.
|
Phát triển các loại hình du lịch tìm hiểu, khám phá được các tri thức dân gian, nghệ thuật truyền thống: các phong tục, tập quán đặc sắc, hòa mình vào trò chơi dân gian.
|
|
Các giá trị
văn hóa khác
|
Ngoài ra còn có các giá trị văn hóa như bản sắc dân tộc, các triển lãm nghệ thuật, các giải đấu thể thao, bào tàng…
|
Phát triển các loại hình du lịch như trải nghiệm, tham gia hội chợ…
|
Ở Việt Nam có nhiều thành phố tổ chức các lễ hội, hội nghị quốc tế như Huế, Hà Nội…
|
Công trình lao động sáng tạo của con người
|
- Sức lao động, tài năng và sự sáng tạo của mình con người đã tạo nên những công trình có giá trị cao về văn hóa, kiến trúc, cảnh quan…
- Làng nghề thủ công truyền thông là một loại tài nguyên du lịch văn hóa do các sản phẩm thủ công truyền thống tạo nên, là sự kết tinh giao thoa và phát triển các giá trị văn hóa, văn minh lâu đời.
|
- Làng nghề truyền thống có giá trị trong thu hút du khách, phát triển du lịch không chỉ ở các sản phẩm lưu niệm mà còn có sự lao động, sáng tạo, tỉ mỉ của các nghệ nhân làng nghề.
- Những sản phẩm của các làng nghề là hình ảnh văn hóa sống động chân thật và đặc sắc nhất của các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
|
Làng nghề phong phú đa dạng trải dài từ Bắc xuống Nam, như làng tranh Đông Hồ (tỉnh Bắc Ninh), làng gốm Bát Tràng (thành phố Hà Nội), làng đá mĩ nghệ Non Nước (thành phố Đà Nẵng...)
|
|