Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 10 bộ sách mới chân trời sáng tạo Bài 4: Xác định phương hướng (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 3: Tìm hiểu ba chòm sao quan trọng trên bầu trời phương Bắc
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm từ 6 đến 8 HS (tuỳ tình hình thực tế lớp học) - GV yêu cầu HS tìm hiểu trong SCĐ về đặc điểm, vị trí của ba chòm sao Gấu Lớn, Gấu Nhỏ, Thiên Hậu và trình bày kết quả thảo luận nhóm theo sơ đồ tư duy trên giấy A0 - GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, cho các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình xung quanh lớp, đồng thời các HS trong lớp sẽ đi tham quan và chấm điểm (bình chọn) - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 4, 5 trong SCĐ – tr34 + Mô tả sự khác biệt giữa hai chòm sao Gấu Lớn và Gấu Nhỏ. + Em hãy cho biết quy tắc mà các nhà khoa học đã dùng để sắp xếp và gọi tên các ngôi sao trong mỗi chòm sao. - GV cho HS thực hiện Luyện tập Dựa vào bản đồ sao (hình 4.3), đánh dấu vị trí các chòm sao Gấu Lớn, Gấu Nhỏ và Thiên Hậu. Từ đó, xác định lần lượt vị trí các sao α trong chòm sao Gấu Lớn, α trong chòm sao Gấu Nhỏ và γ trong chòm sao Thiên Hậu. - GV giới thiệu thêm cho HS về một số bản đồ sao của người cổ đại, bản đồ sao quay, bản đồ sao theo các mùa quan sát thấy, danh sách 88 chòm sao và hình ảnh tưởng tượng của một số chòm sao của người La Mã, Hy Lạp,... - GV giới thiệu thêm cho HS về cách sử dụng bản sồ sao quay trong phần mở rộng SCĐ – tr35 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm để tìm hiểu ba chòm sao Gấu Lớn, Gấu Nhỏ, Thiên Hậu - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận HS trình bày câu trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo |
c) Ba chòm sao quan trọng trên bầu trời phương Bắc * Chòm sao Gấu Lớn (Ursa Major) - Chòm sao Gấu Lớn được tạo thành từ 7 ngôi sao chính có tên là α (alpha), β (bêta), γ (gama), δ (delta), ε (épxilon), ζ (zeta), η (eta) - Chòm sao này thường xuất hiện trên đỉnh đầu người quan sát vào mùa xuân ; ở gần chân trời cực Bắc vào mùa thu ; ở phía cao trên thiên cầu và lệch về phía Đông Bắc trên bầu trời vào mùa đồng và ở phía cao trên thiên cầu và lệch về phía Tây Bắc vào mùa hè. * Chòm sao Gấu Nhỏ (Ursa Minor) - Chòm sao Gấu Bé cũng được tạo thành từ 7 sao chính cso tên gọi tương tự như chòm sao Gấu Lớn. - Chòm sao này có phương phụ thuộc vào từng thời điểm quan sát trong đêm và từng đêm trong năm. Đầu Cán Gáo Nhỏ chính là sao Bắc Cực * Chòm sao Thiên Hậu (Cassiopeia) - Chòm sao Thiên Hậu (Cassiopeia) được tạo thành từ 5 ngôi sao trên bầu trời phương Bắc, có dạng chữ W hay chữ M. Năm ngôi sao chính của chòm Thiên Hậu lần lượt có tên α (alpha), β (bêta), γ (gama), δ (delta), ε (épxilon) - Trong đêm, chòm Thiên Hậu nằm thấp về phía Bắc - Tây Bắc vào mùa xuân, nằm thấp về phía Bắc - Đông Bắc vào mùa hè, gần với thiên định vào mùa thu và nằm cao về phía Bắc - Đông Bắc vào mùa đông. Thảo luận 4
Thảo luận 5 Các ngôi sao được nhóm lại theo một hình dạng nhất định nào đó. Việc đặt tên các chòm sao thường dựa trên các động vật, thần thoại hoặc thần linh, sinh vật huyền thoại, các thiết bị mà chòm sao đại diện Luyện tập |
Hoạt động 4: Tìm hiểu sao Bắc Cực
- HS nêu được vai trò của sao Bắc Cực.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu SCĐ, nêu vai trò của sao Bắc Cực - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi Thảo luận 6: Giải thích tại sao việc xác định vị trí của sao Bắc Cực là cần thiết trong ngành hàng hải và hàng không ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trình bày các vấn đề, các nhóm chú ý lắng nghe để bổ sung, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. |
2. Sao Bắc Cực - Sao Bắc Cực là ngôi sao được sử dụng để định hướng phương Bắc. Thực tế, sao Bắc Cực nằm lệch so với thiên cực Bắc một góc khoảng 10 - Xác định được độ cao của sao Bắc Cực, ta có thể xác định được vĩ độ địa lí tại nơi quan sát. Từ vị trí của sao Bắc Cực, ta có thể xác định các phương khác một cách dễ dàng. Thảo luận 6 Khi xác định được sao Bắc cực, ta sẽ xác định được phương Bắc. Điều này giúp cho tàu thuyền và máy bay xác định được phương hướng trong đêm, đặc biệt kh bị lạc do có sự cố về máy móc. |
Hoạt động 5: Vận dụng xác định vị trí sao Bắc Cực
- HS vận dụng xác định được vị trí sao Bắc Cực
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm HS, sử dụng kĩ thuật khăn trải bài. + GV chia một tờ giấy thành 4 góc, yêu cầu mỗi HS suy nghĩ đưa ra ý kiến về các cách xác định vị trí sao Bắc Cực và viết câu trả lời vào các góc. + Các thành viên trong nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến với nhau, đưa ra câu trả lời cuối cùng ghi vào chính giữa tờ giấy. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi Luyện tập vào vở : Sau một trận bão, toàn bộ thiết bị định vị và liên lạc trên một chiếc tàu thám hiểu bị hư hỏng, tàu bị mất phương hướng trên biển. Thủy thủ đoàn quan sát bầu trời đêm và vẽ được chòm sao Gấu Lớn. Em hãy giúp họ xác định phương hướng bằng cách chỉ ra vị trí của sao Bắc Cực - GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc nhóm để đưa ra ý kiến về cách xác định các hướng Đông, Tây và Nam bằng các sao trên bầu trời - GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm phần mở rộng trong SCĐ – tr36 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thông tin, làm việc cá nhân và làm việc nhóm tìm hiểu về cách xác định vị trí sao Bắc Cực - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trình bày các vấn đề, các nhóm chú ý lắng nghe để bổ sung, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở |
* Xác định vị trí của sao Bắc Cực Thảo luận 7 Nếu không dựa vào độ sáng thì chúng ta xác định vị trí của sao Bắc Cực dựa vào chòm sao Gấu Lớn hoặc Thiên Hậu. - Dựa vào chòm sao Gấu Lớn : Lấy đoạn có độ dài bằng 5 lần khoảng cách giữa hai ngôi sao α và β trong chòm sao Gấu Lớn thì gặp sao Bắc Cực. - Dựa vào chòm sao Thiên Hậu : Vẽ đường tưởng tượng nối hai sao γ và δ, ước lượng khoảng cách d giữa chúng Từ sao γ, ta xác định vị trí của sao Bắc Cực tại điểm cách sao γ một đoạn d’ = 7d dọc theo đường tưởng tượng vuông góc với đường nối γ và δ và cùng phía với sao ε Luyện tập: Đây là hình dạng sao Gấu Lớn, do đó để xác định sao Bắc Cực, ta làm theo các bước sau: - Bước 1: Xác định hai ngôi sao sáng nhất (2 sao ở cạnh ngoài của gáo). Ước lượng khoảng cách giữa hai sao này. - Bước 2: Dùng trí tưởng tượng, kéo dài đường nối 2 sao 5 lần khoảng cách đã xác định ở bước 1. Vận dụng: - Kim tinh: Lúc Kim tinh mọc vào khoảng chập tối (sau khi Mặt Trời vừa lặn xong), nó được gọi là sao Hôm, vị trí của nó ở hướng Tây. Lúc Kim tinh học vào lúc hứng sáng (trước khi Mặt Trời mọc), nó được mọi gọi là sao Mai, vị trí của nó là ở hướng Đông. - Ở Nam bán cầu, chòm sao Nam Thập (Nam Tào) có thể dùng để xác định hướng Nam. Chòm sao này gồm năm ngôi sao và bốn sao sáng nhất tạo thành hình cây thập tự). |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 10 CTST, giáo án chuyên đề học tập Vật lí 10 chân trời Bài 4: Xác định phương hướng (P2), soạn giáo án chuyên đề Vật lí 10 chân trời sáng tạo Bài 4: Xác định phương hướng (P2)