Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 10 bộ sách mới chân trời sáng tạo Bài 8: Năng lượng hoá thạch và năng lượng tái tạo. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV cho HS xem video về dầu khí Mỹ cạn kiệt
- GV dẫn dắt: " Tốc độ khai thác và tiêu thụ quá nhanh so với tốc độ hình thành đã khiến nguồn năng lượng hoá thạch rơi vào tình trạng cạn kiệt. Vì vậy, nhu cầu về việc thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch bằng các nguồn năng lượng tái tạo càng trở nên cấp thiết. Vậy năng lượng tái tạo có những ưu điểm gì so với năng lượng hoá thạch và làm thế nào để có thể khai thác được năng lượng tái tạo?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. “Bài 8. Năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo.”
- HS phân biệt đặc điểm của năng lượng hoá thạch và năng lượng tái tạo.
- Kết quả thảo luận trả lời các câu hỏi mục 1 SCĐ
HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm HS đọc SCĐ để tìm hiểu và vẽ sơ đồ tư duy về các nội dung sau: + Đặc điểm của năng lượng hoá thạch (3 nhóm) + Năng lượng tái tạo (3 nhóm) - GV lưu ý với HS: Dựa vào SCĐ và một số tài liệu tham khảo (nếu có) để hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó phải trả lời được các cấu Thảo luận 1 đến 4, câu Luyện tập. Câu 1: Liệt kê một số dạng của năng lượng năng lượng hóa thạch mà em có thể sử dụng được trong cuộc sống hàng ngày. Câu 2: Liệt kê một số khí thải độc hại được sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch. Luyện tập: Quan sát biểu đồ hình 8.2 và đọc phần mở rộng, tìm hiểu và ước lượng tổng thời gian khai thác than đá tại Việt Nam đến cạn kiệt. Câu 3. Quan sát Hình 8.4 và kể tên những nguồn năng lượng tái tạo liên quan Câu 4. Liệt kê một số nhược điểm của điện gió và thuỷ điện - GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc nhóm để hoàn thành Bảng 8.1 như yêu cầu của câu Vận dụng: Tìm hiểu, thảo luận để hoàn thành bảng so sánh năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS, thảo luận, nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 nhóm HS trình bày kết quả làm việc. - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ tương tự bổ sung, góp ý. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, góp ý, tổng kết lại kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở. |
1. Phân loại năng lượng hoá thạch và năng lượng tái tạo Trả lời Câu hỏi 1: Năng lượng hoá thạch trong đời sống hằng ngày được tạo ra từ một số nhiên liệu hoá thạch như dầu hoả và than đá để đốt lò; dầu diesel và xăng để làm nhiên liệu cho ô tô, xe máy. Trả lời Câu hỏi 2: Một số khí thải độc hại được sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch: Việc đốt nhiên liệu có thể tạo ra một số khí thải độc hại như CO2, CO, SO2, NOx là các khí góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, các chất hữu cơ chưa cháy hết như bụi, muội than cũng bị thải ra, gây ô nhiễm môi trường khí và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Luyện tập - Trữ lượng than của nước ta (tính đến 31/12/2015) là 48,88 tỉ tấn = 48880 triệu tấn. - Sản lượng khai thác than nước ta (giai đoạn 2016 -2019) là: 40 + 37 + 41 + 46 = 164 triệu tấn. Giả sử tốc độ khai thác được giữ nguyên trong những năm tiếp theo. Vậy thời gian để nước ta khai thác số than là: năm hay đến khoảng năm 3230 thì nước ta sẽ cạn kiệt nguồn than tự nhiên. Trả lời Câu hỏi 3: a) Năng lượng mặt trời.
b) Năng lượng nước. c) Năng lượng gió. d) Năng lượng địa nhiệt. Trả lời Câu hỏi 4: - Nhược điểm của điện gió: + Việc xây dựng các tuabin và các trụ điện gió là vô cùng tốn kém, thời gian khảo sát và xây dựng lâu. + Điện gió không ổn định, phụ thuộc vào yếu tố khách quan là lưu lượng gió tại nơi lắp đặt. + Tiếng ồn của tuabin gây ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loại động vật, đặc biệt là chim, trong khu vực được lắp đặt. + Cánh quạt điện gió bị trục trặc có thể là mối nguy hiểm cho những người làm việc gần đó. - Nhược điểm của thuỷ điện: + Ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở khu vực lân cận, đặc biệt là ảnh hưởng đến các hoạt động nông nghiệp. + Hồ chứa nước thuỷ điện có thể phát thải khí nhà kính (khí methane) khi thảm thực vật bị chôn vùi trong nước. + Phá vỡ hệ sinh thái địa phương. Các con đập thuỷ điện có thể tạo ra nguy cơ lũ lụt. Nhiều hồ chứa cũng lưu trữ các loài xâm lấn, chẳng hạn như tảo hoặc ốc sên, làm suy yếu các cộng đồng tự nhiên của thực vật và động vật sống trên sông trước đây. Vận dụng
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của năng lượng tái tạo
- HS trình bày được vai trò của năng lượng tái tạo.
HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, dựa vào SCĐ và một số tài liệu liên quan, trả lời câu Thảo luận 5 và câu hỏi phần luyện tập. Câu 5. Tìm hiểu và trình bày những tác động tích cực của năng lượng tái tạo đối với môi trường. Luyện tập – tr67. Tìm hiểu và trình bày về hiện trạng sử dụng năng lượng sinh khối trong việc sản xuất điện năng tại Việt Nam Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS một lên trình bày - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. |
2. Vai trò của năng lượng tái tạo Trả lời câu hỏi 5: Những tác động tích cực của năng lượng tái tạo đối với môi trường: - Năng lượng tái tạo có trữ lượng vô hạn, do đó có tiềm năng thay thế các nguồn năng lượng không tái tạo như năng lượng hoá thạch và năng lượng hạt nhân, điều này góp phần tránh được các hậu quả có hại đến môi trường. - Việc phát triển năng lượng tái tạo giúp cho việc giảm khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính, từ đó hướng tới một năng lượng xanh, hiện đại. Luyện tập: Hiện trạng sử dụng năng lượng sinh khối trong việc sản xuất điện năng tại Việt Nam: Với đặc thù là một nước nông nghiệp, nếu khai thác tốt năng lượng sinh khối, Việt Nam có thể tạo ra một một lượng năng lượng sạch tương đối lớn. Hiện nay, năng lượng sinh khối Việt Nam đã được áp dụng vào nhiều lĩnh vực và mức độ ứng dụng ở các ngành là khác nhau, ví dụ như: dự án khí sinh học ở nông thôn, công nghệ sản xuất điện, nhiên liệu lỏng (xăng sinh học,...). Theo Bộ Công thương, tính từ tháng 12/2020, ở Việt Nam có khoảng 378 MW điện sinh khối bã mía đang hoạt động cung cấp cho mạng diện cả nước, đặc biệt là các nhà máy đường. Bên cạnh đó, khoảng 100 MW điện từ trấu và 70 MW điện từ gỗ đang được chuẩn bị đầu tư. Ngoài ra, Bộ Công thương cho biết, theo số liệu năm 2019, toàn quốc có 34 nhà máy trên tổng số 35 nhà máy đường đang hoạt động sử dụng bã mía làm nhiên liệu cung cấp sản xuất điện và hơi. Trong số đó, có 10 nhà máy sản xuất được điện thừa và đưa lên mạng lưới điện quốc gia |
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số công nghệ cơ bản để thu được năng lượng tái tạo
- HS nêu được một số công nghệ cơ bản để thu được năng lượng tái tạo.
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 10 CTST, giáo án chuyên đề học tập Vật lí 10 chân trời Bài 8: Năng lượng hoá thạch và năng, soạn giáo án chuyên đề Vật lí 10 chân trời sáng tạo Bài 8: Năng lượng hoá thạch và năng