Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề vật lí 10 CTST Bài 10: Ô nhiễm môi trường (P1)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 10 bộ sách mới chân trời sáng tạo Bài 10: Ô nhiễm môi trường (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 10: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (4 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức
  • Sơ lược về các chất ô nhiễm trong nhiên liệu hoá thạch, mưa acid, năng lượng hạt nhân, sự suy giảm tầng ozone, sự biến đổi khí hậu.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập. 
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động trong giao tiếp khi làm việc nhóm và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.

- Năng lực riêng:

  • Nhận thức vật lí: Trình bày sơ lược được các chất ô nhiễm trong nhiên liệu hoá thạch, mưa acid, năng lượng hạt nhân, sự suy giảm tầng ozone, sự biến đổi khí hậu. 
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Nêu được giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường từ các tác nhân liên quan đến khai thác, sử dụng nhiên liệu hoá thạch, năng lượng hạt nhân.

+ Nêu được giải pháp, thực hiện được giải pháp hạn chế và ứng phó với biến đổi khí hậu, suy giảm tầng Ozone.

  1. Phẩm chất
  • Có sự hiểu biết, yêu thích và hứng thú với vật lí học.
  • Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Các đoạn video, hình ảnh về tác hại của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đối với đời sống của con người, sinh vật
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, khơi gợi sự kích thích, tò mò của HS.
  3. Nội dung: GV cho HS xem video clip về một số ngành nghề có ứng dụng của Vật lí ; HS quan sát video và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ngành nghề có ứng dụng của Vật lí.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS xem video: Những tác động của môi trường

- GV đặt câu hỏi: Nêu những tác động của môi trường được đề cập trong video

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động công nghiệp cùng với những tác động tiêu cực của con người đã làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp đến sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội trong tương lai. Những tác nhân gây ô nhiễm môi trường là gì và dẫn đến những sự biến đổi khí hậu như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những vấn đề nói trên. Bài 10. Ô nhiễm môi trường

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. 1. MỘT SỐ TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số tác nhân của ô nhiễm môi trường

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS HS tổng hợp được thông tin từ SCĐ theo chủ đề được giao về tác nhân của ô nhiễm môi trường.
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học hợp tác và kĩ thuật dạy học sơ đồ tư duy. tổ chức cho HS tìm hiểu nguyên nhân, tác hại đối với môi trường, trả lời các câu hỏi thảo luận và Luyện tập.
  3. Sản phẩm học tập:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ tìm hiểu về một số tác nhân của ô nhiễm môi trường

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm.yêu cầu HS tiến hành chia nhóm và di chuyển về vị trí ngồi theo hướng dẫn của GV. 

- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS:

+ GV phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Tìm hiểu nguyên nhân, tác hại đối với môi trường, trả lời các câu hỏi thảo luận và Luyện tập liên quan của đề mục.

• Nhóm 1, 3, 5: Khai thác và sử dụng nhiên liệu hoá thạch. 

• Nhóm 2, 4, 6: Khai thác và sử dụng năng lượng hạt nhân. 

+ GV yêu cầu các nhóm trình bày nội dung tìm hiểu được dưới dạng sơ đồ tư duy. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập, đặt câu hỏi về nhiệm vụ học tập (nếu có).

- HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm được chia

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS ghi nhận lại nhiệm vụ cần thực hiện của nhóm

- HS tổng hợp các thông tin từ SCĐ theo chủ đề được giao

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét quá trình làm việc nhóm của HS

Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ học tập

• Nhóm 1, 3, 5: Khai thác và sử dụng nhiên liệu hoá thạch. 

• Nhóm 2, 4, 6: Khai thác và sử dụng năng lượng hạt nhân. 

 

Hoạt động 2: Chia sẻ thông tin

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,

- HS chia sẻ được kết quả làm việc nhóm với các nhóm khác.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia sẻ kết quả thảo luân của nhóm theo kĩ thuật dạy học phòng tranh.
  2. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy trình bày về nguyên nhân, tác hại của việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch; khai thác và sử dụng năng lượng hạt nhân đối với môi trường
  3. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* GV sử dụng kĩ thuật dạy học phòng tranh tổ chức cho HS chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm trưng bày sơ đồ tư duy của nhóm lên các điểm treo GV đã bố trí sẵn xung quanh phòng học.

- GV yêu cầu HS lần lượt di chuyển xung quanh phòng học để quan sát sơ đồ tư duy của các nhóm.

- HS ghi nhận lại nhận xét và câu hỏi (nếu có) cho các nhóm. 

- Kết thúc hoạt động tham quan sơ đồ tư duy, GV yêu cầu đại diện 2 nhóm bất kì (thuộc 2 chủ đề khác nhau) lên thuyết trình về sơ đồ tư duy của nhóm. 

- HS chú ý lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho các nhóm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS treo sơ đồ tư duy của nhóm và quan sát sơ đồ tư duy của các nhóm khác, nhận xét và đặt câu hỏi

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS 2 nhóm bất kì (thuộc 2 chủ đề khác nhau) lên thuyết trình về sơ đồ tư duy của nhóm. 

- HS chú ý lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho các nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, góp ý cho các nhóm và chuẩn hoá kiến thức.

1. Một số tác nhân gây ô nhiễm môi trường

a) Khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Trả lời câu hỏi 1: Những ảnh hưởng tiêu cực của việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch quá mức:

- Việc đốt các nhiên liệu hóa thạch khiến tình trạng ô nhiễm không khí thêm nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người

- Khai thác than đá làm hủy hoại toàn bộ thảm tưhcj vật, gây sói mòn đất và làm mất nơi cư ngụ của nhiều sinh vật

- Đất đá thừa và nước thải mà các quặng mỏ thải ra trong quá trình khai thác làm ô nhiễm môi trường đất và nước xung quanh.

- Khai thác dầu thô ngoài biển tác động tiêu cực đến đị chất của thềm lục địa

- Các sự cố rò rỉ dầu thô làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và hệ sinh thái môi trường biển

- Các sản phẩm từ dầu thô như xăng, dầu diếl khi được sử dụng tạp ra các khí thảo độc hại như CO2, SO2, góp phần và sự nóng lên toàn cầu

- Rò rỉ khí thiên nhiên tạo ra hiệu ứng nhà kính làm tăng khả năng bức xạ, góp phần gây ra sự nóng lên toàn cầu.

- Khai thác khí tự nhiên gây sụt lún khi vực xung quanh mỏ, ảnh hưởng đến hệ thống cống rãnh

- Các hoạt động hằng ngày của con người như: đốt rơm rạ, sử dụng bếp than hoặc bếp củi,... cũng sinh ra các khí gây ô nhiễm môi trường

- Các chất CO2, SO2, NO2, NO, và các kim loại nặng và đặc biệt là bụi mịn gây bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư cho con người.

Trả lời câu hỏi 2:

Việc sử dụng và khai thác nhiên liệu hóa thạch đã tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người vì:

- Khai thác nhiên liệu hóa thạch gây hủy hoại toàn bộ thảm thực vật, xói mòn đất, mất nơi cư trú của nhiều sinh vật.

- Nước thải quặng mỏ trong quá trình khai thác và xử lí nguyên liệu khai thác gây ô nhiễm đất và nước xung quanh.

- Sự cố rò rỉ dầu gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.

- Quá trình tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch phát thải lượng lớn khí thải độc hại như cacbon dioxit (CO2), sunfua dioxit (SO2),… phát thải các kim loại nặng, bụi mịn gây bệnh tim mạch, hô hấp cho con người và góp phần làm nóng lên toàn cầu.

- Rò rỉ khí thiên nhiên trong quá trình khai thác góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính.

- Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch quá mức gây phát thải lượng lớn sunfua dioxit (SO2) và các oxide của nitrogen (NOx) là nguyên nhân chính gây ra mưa acid.

Trả lời câu hỏi 3:

Nồng độ pH trong nước mưa acid có giá trị khoảng 5,6.

Những cơn mưa acid đã từng xảy ra ở Việt Nam:

- Hiện tượng mưa mù gây cay xót mắt, đau rát da, cổ họng, cháy lá cây non xảy ra tại thành phố Bắc Giang ngày 24/10/2014.

- Mưa acid tại bán đảo Cà Mau năm 1998.

- Hiện nay mưa acid đang tăng lên đáng kể tập trung chủ yếu gồm các thành phố lớn.

Trả lời câu hỏi 4:

Những tác hại của mưa acid đến hệ sinh thái:

- Nước mưa acid gây bỏng da con người và sinh vật khi tiếp xúc trực tiếp. 

- Nước mưa acid bào mòn lớp màng bảo vệ trên lá, gây “cháy” lá, làm giảm khả năng quang hợp của cây, giảm năng suất cây trồng. 

- Mưa acid huỷ hoại thảm thực vật, làm cây và mẩm thực vật chết khô. 

- Nước mưa acid phá huỷ các di tích đá vôi, đá cẩm thạch, thắng cảnh,...

Trả lời câu hỏi 5:

Đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và lập bản đồ phân bố lắng đọng acid ở Việt Nam” do Cơ quan chủ trì Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS. Ngô Thị Vân Anh vào năm 2015 cho thấy mưa acid xảy ra ở nhiều nơi với nhiều mức độ khác nhau: 

- Ở miền Bắc: Cúc Phương 44%, Bắc Giang 37%, Thái Nguyên 40%, Việt Trì 30%. 

- Ở miền Trung: Vinh 60%, Huế 47%, Đà Lạt 35%, Nha Trang 31%, Pleiku 32%. 

- Ở miền Nam: Tây Ninh 37% và Cần Thơ 35%. 

(Các số liệu ở trên là số phần trăm chiếm bởi số lần mua acid xuất hiện trong tổng số lần mua được đo tại các trạm quan trắc)

Những tác hại của các trận mưa acid:

- Gây ngứa, rát da khi tiếp xúc với nước mưa.

- Nước mưa làm cháy lá cây non.

- Nước mưa làm xuống cấp bề mặt các công trình xây dựng.

Trả lời câu hỏi 6:

Nguyên nhân xuất hiện của mưa acid: các loại nhiên liệu hóa thạch chứa lượng lớn sulfur và nitrogen. Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để phục vụ cho sự phát triển công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, khai khoáng, phương tiện giao thông…tạo ra lượng lớn sulfur dioxide (SO2) và các oxide của nitrogen (NOx). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí sẽ tạo thành acid sulfuric (H2SO4) và acid nitric (HNO3). Các hạt acid này hòa lẫn vào nước mưa, làm giảm độ pH của nước mưa và gây mưa acid.

b) Khai thác và sử dụng năng lượng hạt nhân

Trả lời câu hỏi 7:

- Một số hạt nhân có tính chất phóng xạ mà em biết: uranium – 235, radon – 222, thorium – 232, polonium – 210, bismuth – 209.

- Một số loại bức xạ mà em biết: bức xạ alpha, bức xạ beta, bức xạ gamma.

Trả lời câu hỏi 8:

Biển báo đó thường xuất hiện ở các phòng chụp X - quang của bệnh viện.

Trả lời câu hỏi 9:

Không có phương pháp nào can thiệp đến quá trình phân rã phóng xạ tự nhiên.

Trả lời câu hỏi 10: Một số tác hại của phóng xạ ở Hình 10.9:

- Phá hủy các công trình, gây nhiễm xạ trên một khu vực rộng lớn (Hình 10.9a, 10.9b)

- Tổn thương bề mặt da nghiêm trọng (Hình 10.9c).

- Hủy hoại tế bào, để lại di chứng lâu dài trên cơ thể (Hình 10.9d).

- Biến đổi gen ảnh hưởng đến di truyền ở cả người và động vật (Hình 10.9e).

Trả lời câu hỏi 11:

Giải pháp để giảm thiểu tác hại của khí phóng xạ tự nhiên:

- Kiểm tra nồng độ phóng xạ tự nhiên tại nơi ở và nơi làm việc 3 tháng/lần.

- Tăng cường thông khí, pha loãng không khí trong khu vực nhà ở, nơi làm việc với không khí ngoài trời bằng cách lắp đặt thông gió.

- Làm sạch không khí bằng than hoạt tính hoặc các phương pháp lọc khí khác.

  1. 2. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hoạt động 3: Sản xuất video truyền thông về biến đổi khí hậu, giải pháp hạn chế và ứng phó với biến đổi khí hậu.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,

- HS sản xuất được video truyền thống phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu, giải pháp hạn chế và ứng phó với biến đổi khí hậu.

  1. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học dự án hướng dẫn HS sản xuất video truyền thông về biến đổi khí hậu, giải pháp hạn chế và ứng phó với biến đổi khí hậu.
  2. Sản phẩm học tập: video truyền thông về biến đổi khí hậu, giải pháp hạn chế và ứng phó với biến đổi khí hậu.
  3. Tổ chức hoạt động :

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề vật lí 10 CTST Bài 10: Ô nhiễm môi trường (P1)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO:

  • Khi đặt nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 10 CTST, giáo án chuyên đề học tập Vật lí 10 chân trời Bài 10: Ô nhiễm môi trường (P1), soạn giáo án chuyên đề Vật lí 10 chân trời sáng tạo Bài 10: Ô nhiễm môi trường (P1)

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Vật lí 10 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay