Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 KNTT bài 15: Thực hành Nhận biết sản phẩm Vietgap trồng trọt qua tem (nhãn)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10 bộ sách mới kết nối tri thức bài 15: Thực hành Nhận biết sản phẩm Vietgap trồng trọt qua tem (nhãn). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:.../.../...

Ngày dạy: .../.../...

 

BÀI 15: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT SẢN PHẨM VIETGAP TRỒNG TRỌT QUA TEM (NHÃN)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau khi học xong bài này, HS sẽ:

  • Nhận biết được sản phẩm trồng trọt đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP thông qua tem (nhãn).
  • Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
  1. Năng lực
  • Năng lực công nghệ:
  • Nhận biết được sản phẩm trồng trọt đạt chứng nhận VietGAP thông qua tem (nhãn).
  • Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thực hành.
  • Năng lực chung:
  • Hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành bài thực hành.
  • Phát hiện những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hành.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu về chứng nhận sản phẩm trồng trọt đạt tiêu chuẩn VietGAP.
  • Có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình thực hành.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- Máy điện thoại thông minh có chức năng quét tem điện tử (QR code).

 

- Các loại mẫu tem của một số loại sản phẩm trồng trọt phổ biến (rau ăn lá, rau ăn

củ, rau ăn quả, trái cây, chè, gạo,...). Cần chuẩn bị nhiều loại tem khác nhau, mỗi loại

10 chiếc.

+ Tem loại 1: Tem của sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt; trên tem có ghi đầy đủ thông tin về sản phẩm, chứng nhận VietGAP, nơi sản xuất, ngày đóng gói, số định danh sản phẩm (PLU) và mã QR (Hình 15.1 trong SGK).

+ Tem loại 2: Tem của sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt, trên tem có mã QR để truy xuất nguồn gốc và thông tin sản phẩm. Một số thông tin về sản phẩm không được ghi trực tiếp trên tem (Hình 15.2 trong SGK).

+ Tem loại 3: Tem của sản phẩm không chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt (Hình 15.3 trong SGK).

  1. Đối với học sinh

- Sách chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10.

- Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS học tập nội dung của bài thực hành nhận biết sản phẩm VietGAP trồng trọt qua tem.
  3. Nội dung:

- GV cho HS quan sát một số mẫu tem chứng nhận, yêu cầu HS đoán đâu là tem chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP.

- HS suy nghĩ, đưa ra dự đoán (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).

  1. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát một số tem chứng nhận, yêu cầu HS nhận diện tem chứng nhận VietGAP.

       

                     

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào những quan sát thực tế để đưa ra câu trả lời.

- GV gợi ý, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đưa ra dự đoán.

- GV ghi nhận các sự đoán của HS, chưa kết luận đáp án đúng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Không phải các sản phẩm được dán nhãn trên thị trường đều là chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Có rất nhiều cơ sở sản xuất cũng sử dụng tem (nhãn) cho thương hiệu của mình. Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ cùng thực hành nhận biết tem VietGAP trồng trọt để tránh nhầm lẫn với các tem, nhãn khác khi mua thực phẩm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hoạt động chuẩn bị

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu rõ mục đích, yêu cầu của bài thực hành, đồng thời chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên vật liệu phục vụ cho thực hành.
  2. Nội dung:

- GV chia nhóm HS, giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS chuẩn bị dụng cụ, tem cho quá trình thực hành.

- HS lắng nghe, ghi chép (nếu cần thiết).

  1. Sản phẩm:

- Các loại tem của sản phẩm trồng trọt đạt tiêu chuẩn VietGAP và các loại tem thông thường.

- Điện thoại thông minh có chức năng quét tem điện tử (QR code).

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 3 – 4 HS, hướng dẫn HS chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho quá trình thực hành:

- Các loại mẫu tem của một số loại sản phẩm trồng trọt phổ biến (rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả, trái cây, chè, gạo,...).

+ Tem loại 1: Tem của sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt; trên tem có ghi đầy đủ thông tin về sản phẩm, chứng nhận VietGAP, nơi sản xuất, ngày đóng gói, số định danh sản phẩm (PLU) và mã QR (Hình 15.1 trong SGK).

+ Tem loại 2: Tem của sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt, trên tem có mã QR để truy xuất nguồn gốc và thông tin sản phẩm. Một số thông tin về sản phẩm không được ghi trực tiếp trên tem (Hình 15.2 trong SGK).

+ Tem loại 3: Tem của sản phẩm không chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt (Hình 15.3 trong SGK).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS lắng nghe hướng dẫn của GV và ghi chú (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV phát các loại tem, nhãn chứng nhận cho các nhóm.

- Các nhóm nhận các loại tem từ GV, đếm lại số lượng và báo cáo với GV.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kiểm tra dụng cụ của các nhóm một lần nữa và chuyển sang hoạt động thực hành.

HS hiểu rõ mục đích, yêu cầu của bài thực hành, đồng thời chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên vật liệu phục vụ cho thực hành.

 

Hoạt động 2: Thực hành nhận biết sản phẩm VietGAP trồng trọt qua tem.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hành nhận biết được sản phẩm VietGAP trồng trọt qua tem.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu các mục 1, 2, 3, 4 về chuẩn bị, quy trình thực hành, thực hành và đánh giá trong SGK.

- GV hướng dẫn HS nhận biết các loại tem (nhãn) của sản phẩm trồng trọt (bằng mắt

thường và sử dụng điện thoại di động) và ghi kết quả vào phiếu thực hành theo mẫu.

  1. Sản phẩm: Phiếu thực hành ghi kết quả thực hành của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu các mục 1, 2, 3, 4 về chuẩn bị, quy trình thực hành, thực hành và đánh giá trong SGK.

- GV hướng dẫn HS nhận biết các loại tem (nhãn) của sản phẩm trồng trọt (bằng mắt thường và sử dụng điện thoại di động):

+ Cách 1: Đọc các thông tin về sản phẩm ghi trên tem và đối chiếu với tiêu chuẩn của tem sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt.

+ Cách 2: Sử dụng điện thoại thông minh có chức năng quét tem điện tử (QR code) để quét mã QR trên tem. Đọc thông tin trên điện thoại để xác định sản phẩm.

- GV hướng dẫn HS ghi kết quả thực hành theo mẫu Bảng 15.1 (SGK tr.70):

(Mẫu ghi kết quả thực hành đính kèm ở phần Hồ sơ học tập).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hành theo quy trình dưới sự hướng dẫn của GV. Thu dọn dụng cụ và vệ sinh sạch sẽ sau thực hành.

- Trong quá trình HS thực hành, GV thường xuyên theo dõi và phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS để đưa ra những tư vấn, giúp đỡ kịp thời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS ghi lại kết quả vào Phiếu thực hành (mẫu Phiếu thực hành ở phần Hồ sơ học tập)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét kết quả thí nghiệm của các nhóm và chuyển sang hoạt động đánh giá.

HS thực hành nhận biết được sản phẩm VietGAP trồng trọt qua tem theo 2 cách và ghi được kết quả vào phiếu thực hành.

 

Hoạt động 3: Đánh giá kết quả thực hành

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự nhận biết được kết quả thực hành của nhóm, đồng thời đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm khác dựa trên các tiêu chí do GV cung cấp.
  2. Nội dung: Các nhóm tự đánh giá kết quả của nhóm mình và nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của nhóm bạn theo các tiêu chí trong phiếu đánh giá dưới sự hướng dẫn của GV.
  3. Sản phẩm: Phiếu tự đánh giá và đánh giá kết quả thực hành theo mẫu.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho các nhóm tự đánh giá kết quả của nhóm mình và nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của nhóm bạn theo các tiêu chí trong phiếu đánh giá (Bảng 15.1 SGK tr.70).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm mình và nhóm bạn theo các tiêu chí trong phiếu đánh giá dưới sự hướng dẫn của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm đưa ra nhận xét về bài làm của nhóm bạn trước lớp.

- GV ghi nhận những ý kiến nhận xét của HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.

HS tự nhận biết được kết quả thực hành của nhóm, đồng thời đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm khác dựa trên các tiêu chí do GV cung cấp.

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 KNTT bài 15: Thực hành Nhận biết sản phẩm Vietgap trồng trọt qua tem (nhãn)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10 kết nối  bài 15: Thực hành Nhận biết sản phẩm, soạn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức bài 15: Thực hành Nhận biết sản phẩm

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay