Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 Cánh diều bài 2: Thực hành tiếng việt - Biện pháp tu từ

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 7 bộ sách Cánh diều bài 2: Thực hành tiếng việt - Biện pháp tu từ. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO CẢ LỚP! CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN BUỔI HỌC NÀY!

KHỞI ĐỘNG

  • Đọc thuộc lòng bài thơ “Ông đồ”, chỉ ra và phân tích một biện pháp nghệ thuật trong bài mà em tâm đắc nhất.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT…: BIỆN PHÁP TU TỪ

NỘI DUNG BÀI HỌC

Biện pháp tu từ

Luyện tập

  1. Biện pháp tu từ

Hãy nhớ lại kiến thức và hoàn thiện bảng sau:

  1. Luyện tập

Bài tập 1. Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập (trái ngược) nhau về nghĩa. Hãy chỉ ra điều đó và cho biết cách bố trí như vậy có tác dụng gì.

  • Các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập:
  • Cách bố trí như vậy cho người đọc thấy được sự đối lập giữa hình ảnh cây tre và mẹ.
  • Thời gian trôi đi, cây cau càng lớn, càng tươi tốt nhưng mẹ thì càng già đi. Qua đó thể hiện nỗi niềm xót xa, tình cảm của con dành cho mẹ.

Bài tập 2: Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây:

Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ

                   (Đỗ Trung Lai)

  • Khổ thơ sử dụng biện pháp so sánh: Miếng cau khô - Mẹ
  • Tác dụng của biện pháp so sánh:
  • Làm cho khổ thơ giàu hình ảnh.
  • Gợi ra sự vất vả của cuộc đời mẹ. Những lo toan, khó khăn của cuộc đời đã rút cạn sức lực của mẹ.
  • Thể hiện sự thấu hiểu, niềm thương cảm của con dành cho mẹ.

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm 1,3: Bài tập 3

Nhóm 2,4: Bài tập 4

Bài tập 3: Câu hỏi “Sao mẹ ta già?” trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tình cảm của tác giả?

Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?" cũng chính là câu hỏi tự vấn bản thân. Qua câu hỏi tu từ đó, người con thể hiện nỗi buồn, sự vô vọng khi không thể níu kéo thời gian chậm lại. Câu thơ thể hiện tình cảm sâu sắc, tình yêu thương của con dành cho mẹ.

Bài tập 4: Tìm các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên). Tác giả sử dụng những câu hỏi đó để biểu đạt điều gì?

  • Câu hỏi trong bài thơ Ông đồ(Vũ Đình Liên): Người thuê viết nay đâu?, Hồn ở đâu bây giờ?.
  • Tác dụng: Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ để thể hiện nỗi day dứt, bất lực trước thời thế.
  • Cảnh vật, con người vẫn như vậy nhưng thời thế thay đổi, không ai còn trọng Nho giáo, trọng chữ Nho nữa.
  • Câu hỏi tu từ kết thúc bài thơ còn thể hiện niềm tiếc thương cho một tài năng không còn được trọng vọng.

VẬN DỤNG

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ trong bài thơ “Ông đồ” (Vũ Đình Liên). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ đã học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại kiến thức đã học về các biện pháp tu từ.
  • Hoàn thành các bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 7 tập 1.
  • Soạn trước bài: “Tiếng gà trưa”.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE, HẸN GẶP LẠI!

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 Cánh diều bài 2: Thực hành tiếng việt - Biện pháp tu từ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 cánh diều, giáo án điện tử Ngữ văn 7 cánh diều bài 2: Thực hành tiếng việt - Biện, giáo án trình chiếu Ngữ văn 7 cánh diều bài 2: Thực hành tiếng việt - Biện

Bài giảng điện tử Ngữ văn 7 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay