Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 11 chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 11 chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí

A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích.

B. tỉ lệ với khoảng cách giữa 2 điện tích.

C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa 2 điện tích.

D. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích.

Câu 2. Trong sự nhiễm điện do cọ xát, khi các vật khác bản chất, trung hòa về điện được cọ xát với nhau thì hai vật sau đó sẽ nhiễm điện như thế nào?

A. Nhiễm điện trái dấu.

B. Nhiễm điện cùng dấu.

C. Nhiễm điện âm.

D. Nhiễm điện dương.

Câu 3. Có ba vật nhiễm điện A, B, C. Khi đưa vật A và B lại gần thì chúng hút nhau. Khi đưa vật B và C lại gần thì chúng đẩy nhau. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Vật A và C mang điện trái dấu.

B. Cả 3 vật cùng dấu.

C. Vật A có thể mang điện hoặc trung hòa.

D. Vật A và C mang điện cùng dấu.

Câu 4. Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, mang điện tích 2Q và -Q được đặt cách nhau một khoảng r, lực điện tác dụng lên nhau có độ lớn là F. Nối chúng lại với nhau bằng một dây dẫn điện, sau đó bỏ dây dẫn đi. Sau khi bỏ dây nối, hai quả cầu tác dụng lên nhau một lực điện có độ lớn là

A. F.                                 B. F/2.                              C. F/4.                               D. F/8.

Câu 5. Tính chất cơ bản của điện trường là gì?

A. Tác dụng lực để dịch chuyển điện tích q.

B. Không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích.

C. Tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

D. Sinh công cho các điện tích nằm trong nó.

Câu 6. Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 3 cm và AC = 4 cm. Tại điểm B ta đặt điện tích Q1 = 4,510-8 C, tại điểm C ta đặt điện tích Q2 = 2.10-8 C. Cường độ điện trường tổng hợp tại A là

A. 463.103 V/m.                B. 562.103 V/m.                D. 337.103 V/m.             D. 567.103 V/m.

Câu 7. Những đường sức điện của điện trường xung quanh một điện tích điểm Q < 0 có dạng là

A. những đường cong và đường thẳng có chiều đi vào điện tích Q.

B. những đường thẳng có chiều đi vào điện tích Q.

C. những đường cong và đường thẳng có chiều đi ra khỏi điện tích Q.

D. những đường thẳng có chiều đi ra khỏi điện tích Q.             

Câu 8. Khi một điện tích chuyển động vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức điện thì điện trường sẽ không ảnh hưởng tới

A. gia tốc của chuyển động.

B. thành phần vận tốc theo phương vuông góc với đường sức điện.

C. thành phần vận tốc theo phương song song với đường sức điện.

D. quỹ đạo của chuyển động.

Câu 9. Cho một hạt mang điện dương chuyển động từ điểm A đến điểm B, C, D theo các quỹ đạo khác nhau trong điện trường đều như hình vẽ. Gọi A1, A2, A3 lần lượt là công do điện trường sinh ra khi hạt chuyển động trên các quỹ đạo (1), (2), (3). Nhận xét nào sau đây đúng?

Cho một hạt mang điện dương chuyển động từ điểm A đến điểm B, C, D theo các quỹ đạo khác nhau trong điện trường đều như hình vẽ. Gọi A1, A2, A3 lần lượt là công do điện trường sinh ra khi hạt chuyển động trên các quỹ đạo (1), (2), (3). Nhận xét nào sau đây đúng? (ảnh 1)

A. A1 > A3.                       B. A1 > A2.                       C. A2 > A3.                               D. A3 > A1.

Câu 10. Trong các vật sau, vật nào không phải là điện môi?

A. Không khí (khô).

B. Giấy.

C. Bạc.

D. Thủy tinh.

Câu 11. Điện dung của tụ điện được kí hiệu là

A. C.                                 B. Q.                                 C. U.                                 D. F.

Câu 12. Hai tụ điện có điện dung lần lượt là C1 = 0,5 μF và C2 = 0,7 μF được ghép song song. Tính điện dung của bộ tụ.

A. 0,2 μF.                         B. 1,2 μF.                          C. 3,0 μF.                               D. 0,7 μF.

Câu 13. Cho mạch điện gồm 3 tụ điện C1 = 1μF, C2 = 1,5μF, C3 = 3μF mắc nối tiếp nhau. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U = 120V. Tính hiệu điện thế trên tụ thứ 2.

A. 40 V.                            B. 20 V.                            C. 50 V.                               D, 60 V.

Câu 14. Đâu không phải công thức xác định năng lượng của tụ điện?

A. .                   B. .                  C. .                               D.

Câu 15. Với một tụ điện xác định, nếu hiệu điện thế giữa hai đầu tụ tăng 2 lần thì năng lượng điện trường của tụ

A. tăng 2 lần.                    B. tăng 4 lần.                    C. giảm 4 lần.               D. không đổi.

Câu 16. Trên vỏ tụ điện (1) và (2) lần lượt ghi 4 700 μF – 35 V và 3 300 μF – 25 V. Tìm hiệu điện thế tối đa của bộ tụ điện khi ghép nối tiếp hai tụ này.

A. 42,6 V.                         B. 84,8 V.                         C. 137,4 V.                               D. 42,2 V.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm).

a) Xét tụ điện như hình vẽ. Hãy tính điện tích cực đại mà tụ điện có thể tích được.

b) Một máy hàn bu – lông dùng hiệu điện thế 220 V không đổi có bộ tụ điện với điện dung C = 0,09 F. Tính năng lượng mà bộ tụ điện của máy hàn trên có thể tích được.

Câu 2 (1,5 điểm). Trong vùng không gian có điện trường đều , xét ba điểm A, B và C tạo thành một tam giác vuông tại A, trong đó cạnh AB song song với các đường sức từ. Cho BC = 10 cm, α = 600. Biết hiệu điện thế giữa hai điểm B và C bằng 100 V. Tính độ lớn cường độ điện trường E.

Câu 3 (1,5 điểm). Hai điện tích được đặt tại hai điểm A và B. Điện tích tại A là 14 nC, tại B là 12 nC. AN = NB = 6 cm; MN = 8 cm. MN vuông góc với AB. Tính cường độ điện trường tại điểm M.

Câu 4 (1 điểm). Hai quả cầu, mỗi quả có khối lượng 2,0 g được gắn vào mỗi đầu một sợi dây mềm, cách điện, dài 1,2 m. Các quả cầu được tích điện giống hệt nhau và sau đó, điểm giữa của sợi dây được treo vào một điểm trên giá. Các quả cầu nằm yên ở trạng thái cân bằng, tâm của chúng cách nhau 15 cm. Tìm độ lớn điện tích ở mỗi quả cầu.


---HẾT---

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

A

A

D

C

A

B

B

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

D

C

A

B

D

D

C

A

B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1 

(2 điểm)

a) Điện tích cực đại mà tụ có thể tích được:

Q = CU = 4700.10−6.50 = 0,235(C)

 

1 điểm

b) Năng lượng mà bộ tụ điện của máy hàn trên có thể tính được là:

 

1 điểm

Câu 2

(1,5 điểm)

Ta có hiệu điện thế giữa hai điểm B, C được xác định bởi công thức:

UBC = E.dBC = E. = E.BC.cosα

Với dBC là hình chiếu của BC lên phương của đường sức điện.

Suy ra 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

Câu 3

(1,5 điểm)

Cường độ điện trường do điện tích tại A gây ra tại điểm M:

Cường độ điện trường do điện tích tại B gây ra tại điểm M:

Cường độ điện trường tổng hợp: 

Độ lớn bằng 1,9.104 N/C. Nằm phía trên và tạo với chiều dương trục x góc 870.

 

 

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

0,5 điểm

Câu 4

(1 điểm)

Hai quả cầu, mỗi quả có khối lượng 2,0 g được gắn vào mỗi đầu một sợi dây mềm, cách điện, dài 1,2 m. Các quả cầu được tích điện tích giống hệt nhau và sau đó, điểm giữa của sợi dây được treo vào một điểm trên giá. Các quả cầu nằm yên ở trạng thái cân bằng, tâm của chúng cách nhau 15 cm. Tìm độ lớn điện tích ở mỗi quả cầu. (ảnh 1)

Lực điện:

Trọng lực: P = mg = 2.10-3.9,8 = 0,0196 N

Để quả cầu cân bằng:

=> q = 7,8.10-9 C

 

 

0,25 điểm

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

 III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện

2

 

1

 

1

 

 

1

4

1

2

2. Điện trường

1

 

2

 

 

1

 

 

3

1

2,25

3. Điện thế và thế năng điện

1

 

1

1

 

 

 

 

2

1

2

4. Tụ điện

2

1

2

 

 

 

 

 

4

1

2

5. Năng lượng và ứng dụng của tụ điện

2

1

 

 

1

 

 

 

3

1

1,75

Tổng số câu TN/TL

8

2

6

1

2

1

0

1

16

5

 

Điểm số

2

2

1,5

1,5

0,5

1,5

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

ĐIỆN TRƯỜNG

5

16

 

 

1. Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện

Nhận biết

- Phát biểu được định luật Coulomb (Cu-lông) và nêu được đơn vị đo điện tích.

- Mô tả được cách làm nhiễm điện một vật.

 

2

 

C1,2

Thông hiểu

 

- Mô tả được sự hút (hoặc đẩy) giữa hai điện tích.

 

1

 

C3

Vận dụng

- Vận dụng được biểu thức của định luật Coulomb.

 

1

 

C4

Vận dụng cao

- Sử dụng được biểu thức của định luật Coulomb, tính và mô tả được lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không (hoặc trong không khí).

1

 

C4

 

2. Điện trường 

Nhận biết

 

- Nhận biết được khái niệm điện trường là trường lực được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích.

- Nêu được ý nghĩa của cường độ điện trường và định nghĩa được cường độ điện trường tại một điểm.

- Nêu được đơn vị đo cường độ điện trường.

 

1

 

C5

Thông hiểu

 

- Nêu được đặc điểm của điện trường đều.

- Nhận biết được từ phổ của một số điện trường đơn giản.

- Sử dụng biểu thức  tính và mô tả được cường độ điện trường do một điện tích điểm Q đặt trong chân không hoặc trong không khí gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r.

 

2

 

C6,7

Vận dụng

- Vận dụng được biểu thức .

1

 

C3

 

3. Điện thế và thế năng điện 

Nhận biết

 

- Nhận biết được khái niệm thế năng điện và điện thế.

- Mô tả được tác dụng của điện trường đều lên chuyển động của điện tích bay vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức.

 

1

 

C8

Thông hiểu

- Sử dụng biểu thức , tính được cường độ của điện trường đều giữa hai bản phẳng nhiễm điện đặt song song, xác định được lực tác dụng lên điện tích đặt trong điện trường đều.

1

1

C2

C9

4. Tụ điện 

Nhận biết

 

- Nêu được khái niệm điện dung và đơn vị đo điện dụng (fara).

- Nêu được biểu thức tính điện dung của tụ điện.

1

2

C1a

C10,11

Thông hiểu

 

- Tính được điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song.

 

2

 

C12,13

5. Năng lượng và ứng dụng của tụ điện 

Nhận biết

 

Nhận biết được ứng dụng của tụ điện trong cuộc sống.

- Nhận biết được biểu thức tính năng lượng tụ điện.

1

2

C1b

C14,15

Vận dụng

- Vận dụng được biểu thức tính năng lượng tụ điện.

 

1

 

C16

Tìm kiếm google: Đề thi Vật lí 11 chân trời sáng tạo, bộ đề thi ôn tập theo kì Vật lí 11 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 11 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm vật lí 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net