Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức (đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức (đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 1 CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (NB) Thức ăn chăn nuôi là

A. sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng đã qua chế biến

B. sản phẩm mà vật nuôi ăn ở dạng đã qua chế biến 

C. sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến. 

D. sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống

Câu 2: (NB) Cách tiến hành phương pháp làm khô là

A. tiến hành phơi hoặc sấy để làm tăng lượng nước có trong thức ăn chăn nuôi 

B. tiến hành phơi hoặc sấy để làm giảm lượng nước có trong thức ăn chăn nuôi

C. tiến hành phơi hoặc sấy để làm tăng và giảm lượng nước có trong thức ăn chăn nuôi 

D. tiến hành phơi hoặc sấy để làm mất hết lượng nước có trong thức ăn chăn nuôi

Câu 3: (NB) Phương pháp chế biến các loại cỏ xanh tự nhiên để phù hợp với các loài vật nuôi khác nhau là 

A. cắt ngắn

B. nghiền nhỏ

C. nấu chín

D. không cần chế biến

Câu 4 (NB): Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có mấy dạng phổ biến? 

A. Bốn dạng phổ biến

B. Một dạng phổ biến

C. Ba dạng phổ biến

D. Hai dạng phổ biến

Câu 5 (NB): Quá trình đưa phôi tạo ra từ cá thể này (cái cho phôi) vào tử cung của cá thể cái khác (cái nhận phôi) để cho nó mang thai được gọi là

A. công nghệ phôi 

B. công nghệ cấy truyền phôi

C. thụ tinh nhân tạo 

D. xác định giới tính của phôi 

Câu 6 (NB): Tiêu chuẩn thức ăn của vật nuôi được biểu thị bằng

A. loại thức ăn

B. chất xơ, acid amin

C. thức ăn tinh, thô

D. chỉ số dinh dưỡng

Câu 7 (NB): Các chất dinh dưỡng như carbohydrate, liqid, protein là những chất 

A. cấu trúc bắt buộc của một số enzyme xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể

B. sử dụng để tổng hợp các hoạt chất sinh học

C. cung cấp năng lượng cho vật nuôi

D. tham gia vào các hoạt động sinh lí của cơ thể như co cơ, dẫn truyền xung thần kinh 

Câu 8 (TH): Nguyên tố nào sau đây không phải là chất khoáng vi lượng? 

A. Zn

B. Cu

C. Fe

D. Ca

Câu 9 (TH): Phát biểu nào dưới đây không phải là vai trò của thức ăn chăn nuôi?

A. Cung cấp nguồn thức ăn ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến

B. Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng, phát triển

C. Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động

D. Tạo các sản phẩm chăn nuôi

 

Câu 10 (TH): Tại sao cần phải xác định giới tính của phôi?

A. Vì để người chăn nuôi sản xuất ra các đàn vật nuôi có giới tính chưa phù hợp với định hướng sản xuất

B. Vì để làm tăng hiệu quả của công nghệ cấy truyền phôi khi xác định được giới tính trước khi cấy

C. Vì để người chăn nuôi sản suất ra các đàn vật nuôi làm giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi

D. Vì để xác định giới tính của vật nuôi trước giai đoạn phôi

Câu 11 (TH): Phát biểu nào dưới đây sai về ý nghĩa của công nghệ cấy truyền phôi? 

A. Khai thác triệt để tiềm năng di truyền của những vật nuôi cái cao sản

B. Thuận lợi trong việc xuất, nhập, vận chuyển, trao đổi con giống giữa các nước 

C. Nhanh chóng làm giảm chất lượng đàn giống

D. Tăng số lượng con sinh ra từ một cái giống cao sản

Câu 12 (TH): “Cơ sở cho công nghệ cấy truyền nhân và cấy chuyển gene” là ý nghĩa của 

A. thụ tinh nhân tạo

B. xác định giới tính của phôi

C. công nghệ cấy truyền phôi

D. công nghệ vi sinh

Câu 13 (NB): Thành phần dinh dưỡng nào dưới đây không thuộc chất hữu cơ trong chất khô?

A. Protein

B. Chất khoáng

C. Vitamin

D. Lipid

Câu 14 (NB): Lượng các chất dinh dưỡng cần cung cấp cho vật nuôi để duy trì sự sống và tạo sản phẩm là

A. nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi

B. thành phần dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi

C. khẩu phần ăn của vật nuôi

D. tiêu chuẩn ăn của vật nuôi

Câu 15 (NB): Chọn phát biểu sai về thức ăn truyền thống?

A. Thức ăn truyền thống được nghiền nhỏ cho phù hợp với đối tượng vật nuôi

B. Thức ăn truyền thống được nghiền nhỏ cho phù hợp với mục đích sử dụng

C. Thức ăn truyền thống không thể sử dụng trực tiếp

D. Thức ăn truyền thống được phơi khô cho phù hợp với mục đích sử dụng

Câu 16 (TH): Trước khi đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột cần thực hiện 

A. nguyên liệu được nén chặt, đậy kín để quá trình lên men yếm khi xảy ra

B. nguyên liệu được làm sạch, sấy khô, nghiền ở các kích thước khác nhau tùy vào loại thức ăn

C. các nguyên liệu được phối theo tỉ lệ nhất định

D. làm nguội và làm khô viên thức ăn để có thể đảm bảo chất lượng và bảo quản

Câu 17 (TH): Quan sát hình dưới đây và cho biết cần phải làm gì để đảm bảo chất lượng thức ăn ủ chua và bảo quản được trong thời gian dài?

A. Nén chặt thức ăn nuôi ủ chua

B. Đóng bánh thức ăn chăn nuôi ủ chua

C. Phơi thức ăn chăn nuôi ủ chua

D. Sấy khô thức ăn chăn nuôi ủ chua

Câu 18 (NB): Năng lượng trong thức ăn được tính bằng

A. Kg

B. Kcal

C. Mg

D. Amp

Câu 19 (NB): Ví dụ nào dưới đây thể hiện khẩu phần ăn của vật nuôi?

A. Năng lượng 3000 J

B. Fe 13g, NaCl 43g

C. P 13g, Vitamin A

D. Tấm 1,5 kg; bột sắn 0,3 kg

Câu 20 (NB):  Enzyme nào dưới đây được sử dụng trong ủ chua để hỗ trợ quá trình lên men khi hàm lượng đường tan trong nguyên liệu thấp?

A. Hemicellulose

B. Tinh bột

C. Amylase

D. Lignin

Câu 21 (TH): Nhược điểm của bảo quản thức ăn bằng silo là

A. chi phí đầu tư cao

B. có sức chứa nhỏ

C. không tự động hóa trong quá trình nhập, xuất kho

D. chi phí lao động cao

Câu 22 (TH): Tinh bột được chế biến bằng phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi nào?

A. Nấu chín

B. Đường hóa 

C. Nghiền nhỏ

D. Xử lí kiềm

Câu 23 (NB): Khi lập khẩu phần ăn cần đảm bảo mấy nguyên tắc?

A. Ba nguyên tắc

B. Bốn nguyên tắc

C. Hai nguyên tắc

D. Một nguyên tắc

Câu 24 (NB): Vai trò của nhóm thức ăn giàu protein đối với vật nuôi là 

A. cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của vật nuôi

B. là nguyên liệu để tổng hợp các loại protein đặc trưng của cơ thể,...

C. điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng của cơ thể,...

D. xúc tác và điều hòa các phản ứng sinh hóa trong cơ thể vật nuôi,....

Câu 25 (NB): “Khi chăn nuôi bò thịt, cần nhiều bò đực, ngược lại, chăn nuôi bò sữa hay khi cần bảo tồn và phát triển các giống bò có đặc tính ưu việt lại cần nhiều bò cái” là ví dụ minh họa cho ý nghĩa của 

A. xác định giới tính phôi ở vật nuôi

B. thụ tinh nhân tạo

C. công nghệ cấy truyền phôi

D. chỉ thị phân tử 

Câu 26 (TH): Hình ảnh dưới đây minh họa các bước thụ tinh trong ống nghiệm ở bò. Quan sát hình ảnh và cho biết bước 4 là gì? 

A. Thụ tinh nhân tạo

B. Nuôi để trứng phát triển và chín

C. Nuôi hợp tử phát triển đến giai đoạn phôi dâu và phôi nang

D. Hút tế bào trứng từ buồng trứng

Câu 27 (TH): Tại sao chỉ thị phân tử được sử dụng như một công cụ hữu ích trong việc chọn tạo giống?

A. Vì chỉ thị phân tử được di truyền qua các thế hệ

B. Vì chỉ thị phân tử không được di truyền qua các thế hệ

C. Vì chỉ thị phân tử làm tăng thời gian chọn tạo giống mới

D. Vì chỉ thị phân tử làm tăng chi phí lao động

Câu 28 (TH): Tại sao cần phải lập khẩu phần thức ăn?

A. Vì để vật nuôi tiêu hóa tốt, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, bị táo bón, tiêu chảy, dị ứng,... 

B. Vì để vật nuôi tiêu hóa tốt, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, bị táo bón, tiêu chảy, dị ứng,... 

C. Vì để vật nuôi tiêu hóa tốt, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, không bị táo bón, tiêu chảy, dị ứng,... 

D. Vì để vật nuôi tiêu hóa tốt, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, không bị táo bón, tiêu chảy, dị ứng,... 

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (VD) 

a) Hãy nêu các chất dinh dưỡng cần thiết đối với vật nuôi mà em biết

b) Hãy nêu các loại thức ăn cung cấp năng lượng cho gà, lợn và trâu, bò ở địa phương em

Câu 2: (VDC) Vì sao thức ăn giàu protein, vitamin, premix,... lại cần được bảo quản trong kho lạnh? 

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

1. C

 2. B

3. A

4. D

5. B

6. D

7. C

8. D

9. A

10. B

11. C

12. A

13. B

14. A

15. C

16. D

17. A

18. B

19. D

20. C

21. A

22. B

23. C

24. B

25. A

26. C

27. A

28. D

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

 

a) Các chất dinh dưỡng cần thiết đối với vật nuôi bao gồm:

+ Protein

+ Carbohydrate

+ Lipid

+ Vitamin và khoáng chất

+ Nước

b) Các loại thức ăn cung cấp năng lượng cho gà, lợn, và trâu, bò ở địa phương em:

+ Gạo, cám gạo

+ Bắp, ngô

+ Các loại đậu

+ Các loại thức ăn chế biến từ cám

+ Rau cỏ

+ Thức ăn hỗn hợp

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2

Các biến đổi sinh hóa và hóa học diễn ra chậm hơn trong quá trình bảo quản đông lạnh. Các thành phần như protein, vitamin, premix,... dễ bị biến đổi bởi nhiệt độ và độ ẩm môi trường bên ngoài. Nếu không được bảo quản đúng cách, thức ăn có thể bị oxi hóa, mất đi tính chất dinh dưỡng, hoặc bị nấm mốc, vi khuẩn phát triển gây hại cho động vật chăn nuôi. Vì vậy, cần phải bảo quản đông lạnh chúng.

 

 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 –  KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

  1. Công nghệ giống vật nuôi 

(Bài 6)

2

 

5

 

 

 

 

 

7

0

1,75

2. Công nghệ thức ăn chăn nuôi 

14

 

7

 

 

1

 

1

21

2

8,25

Tổng số câu TN/TL

16

0

12

0

0

2

0

1

28

2

10

Điểm số

4

0

3

0

0

2

0

1

7

3

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

IV. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NÔI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI

0

7

 

 

Bài 6. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi

Nhận biết

- Phân tích được ứng dụng của công nghệ sinh học trong nhân giống vật nuôi

- Phân tích được một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong chọn giống vật nuôi

 

2

 C5, 25

Thông hiểu

 

5

 

C10, 11, 12, 26, 27

CÔNG NGHỆ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

2

21

 

 

Bài 7. Thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi

Nhận biết

- Giải thích được thành phần dinh dưỡng và vai trò của các nhóm thức ăn đối với vật nuôi

- Trình bày được nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn của vật nuôi

 

7

 

C1, 13, 14, 18, 19, 23, 24

Thông hiểu

 

2

 

C9, 28

Vận dụng

1

 

C1

 

Bài 8. Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi

Nhận biết

- Mô tả được các phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi

- Trình bày được một số ứng dụng công nghệ cao trong chế biến thức ăn chăn nuôi

 

5

 

C3, 4, 6, 7, 15

Thông hiểu

 

2

 

C8, 22

Vận dụng

1

 

C2

 

Bài 9. Bảo quản thức ăn chăn nuôi

Nhận biết

- Mô tả được một số phương pháp bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi 

- Trình bày được một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi. 

 

2

 

C2, 20

Thông hiểu

 

3

 

C16, 17, 21

 

 
Tìm kiếm google: Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối học kì 1 công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com