A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (NB) Nhóm thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của vật nuôi như di chuyển, hô hấp, tiêu hóa thức ăn,... là
A. nhóm thức ăn giàu năng lượng
B. nhóm thức ăn giàu protein
C. nhóm thức ăn giàu khoáng
D. nhóm thức ăn giàu vitamin
Câu 2: (NB) Phát biểu nào sau đây sai về phương pháp làm khô?
A. Dễ thực hiện
B. Tăng giảm lượng nước
C. Ít tốn kém
D. Thuận lợi cho việc bảo quản
Câu 3: (NB) Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có mấy dạng phổ biến?
A. 1 dạng phổ biến
B. 4 dạng phổ biến
C. 3 dạng phổ biến
D. 2 dạng phổ biển
Câu 4 (NB): Có mấy loại phương pháp vật lí để chế biến thức ăn chăn nuôi?
A. 4 loại
B. 2 loại
C. 3 loại
D. 1 loại
Câu 5 (NB): Nội dung nào dưới đây không phù hợp với công nghệ cấy truyền phôi?
A. Đưa phôi vào các con cái khác nhau
B. Tạo ra nhiều phôi, từ đó phổ biến nhanh những đặc điểm tốt của vật nuôi để phục vụ sản xuất
C. Phổ biến những đặc tính tốt của con cái
D. Thuận lợi trong việc xuất, nhập, vận chuyển, trao đổi con giống giữa các nước
Câu 6 (NB): Công nghệ nào được ứng dụng để chế biến thức ăn nghèo protein thành thức ăn giàu protein?
A. Công nghệ vi sinh
B. Dây truyền tự động
C. Xử lí kiềm
D. Đường hóa
Câu 7 (NB): Cho các bước dưới đây :
Bước 1. Lựa chọn nguyên liệu
Bước 2. Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu
Bước 3. Phối trộn nguyên liệu
Bước 4. Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm
Các bước trên là
A. Các bước sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột cho vật nuôi
B. Các bước sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên cho vật nuôi
C. Các bước ủ rơm rạ với urea làm thức ăn cho trâu, bò
D. Các bước cơ bản ủ chua thức ăn chăn nuôi
Câu 8 (TH): Cho các bước chế biến thức ăn nuôi bằng công nghệ vi sinh (không theo thứ tự)
(a) Thu và đánh giá chất lượng sản phẩm
(b) Lựa chọn nguyên liệu
(c) Ủ
(d) Trộn với phế phẩm vi sinh vật
(e) Nghiền nhỏ
Bước thứ 4 trong quá trình chế biến thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh là
A. (d)
B. (c)
C. (a)
D. (e)
Câu 9 (TH): Chọn phát biểu sai.
A. Năng lượng trong thức ăn được tính bằng Kcal hoặc Joule
B. Vitamin có tác dụng điều hóa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể vật nuôi
C. Các nguyên tố khoáng đa lượng tham gia vào các hoạt động sinh lí của cơ thể
D. Trong chất khô có các nhóm chất hữu cơ và nước
Câu 10 (TH): Dòng lợn kháng vi khuẩn gây tiêu chảy nào được tạo thành công bằng ứng dụng chỉ thị phân tử tại Việt Nam?
A. Pitbull
B. Shorthorn
C. Yorkshire
D. Heroford
Câu 11 (TH): Cho các công việc của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm dưới dây (không theo đúng thứ tự).
Các công việc |
Cấy phôi vào cơ thể vật nuôi |
Hút trứng từ buồng trứng của con cái, nuôi trứng trưởng thành |
Cho trứng và tinh trùng thụ tinh |
Lấy tinh trùng từ con đực |
Nuôi cấy phôi |
Nuôi cấy trứng trong phòng thí nghiệm |
Công việc thứ năm cần thực hiện trong quy trình thụ tinh ống nghiệm là
A. nuôi cấy phôi
B. cấy phôi vào cơ thể vật nuôi
C. nuôi cấy trứng trong phòng thí nghiệm
D. cho trứng và tinh trùng thụ tinh
Câu 12 (TH): Cho các bước chọn tạo giống vật nuôi bằng chỉ thị phân tử
(1) Điện di sản phẩm PCR
(2) Tách DNA
(3) Phân tích gene chỉ thị
(4) Khuếch đại gene
Sắp xếp các bước trên theo thứ tự đúng là
A. (2), (1), (4), (3)
B. (3), (2), (4), (1)
C. (2), (4), (1), (3)
D. (3), (2), (1), (4)
Câu 13 (NB): Giun quế, bột nhộng tằm, mối,... thuộc nhóm thức ăn nào?
A. Nhóm thức ăn giàu khoáng
B. Nhóm thức ăn giàu vitamin
C. Nhóm thức ăn giàu năng lượng
D. Nhóm thức ăn giàu protein
Câu 14 (NB): Protein, lipid, carbohydrate, vitamin thuộc nhóm chất nào?
A. Khoáng vi lượng
B. Chất hữu cơ
C. Khoáng đa lượng
D. Vitamin
Câu 15 (NB): “Thức ăn của trâu, bò, ngựa được cắt ngắn khoảng 3 – 5 cm”. Phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi nào được sử dụng trong ví dụ trên?
A. Phương pháp vi sinh vật
B. Phương pháp đường hóa
C. Phương pháp hóa học
D. Phương pháp vật lí
Câu 16 (TH): Tại sao nisin thường được sử dụng bằng cách trộn vào thức ăn chăn nuôi với một tỉ lệ phù hợp?
A. Vì để ức chế mạnh mẽ sự sinh trưởng và phát triển của một số vi khuẩn, nấm gây hại
B. Vì để giúp phân giải các chất hữu cơ trong cây thức ăn
C. Vì để bảo vệ, rút ngắn thời gian bảo quản thức ăn chăn nuôi
D. Vì để giúp phân giải các chất hữu cơ trong tinh bột
Câu 17 (TH): Cho các bước bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng silo
(1) Đưa vào silo (ủ chua và bảo quản)
(2) Phơi héo, cắt ngắn, làm giàu dinh dưỡng
(3) Thu hoạch nguyên liệu thô (cỏ, cây họ Đậu)
(4) Đánh giá chất lượng sản phẩm và sử dụng
(5) Thiết lập mô hình lên men, lên men
A. (3), (2), (5), (1), (4)
B. (4), (2), (5), (1), (3)
C. (2), (5), (1), (4), (3)
D. (2), (5), (1), (3), (4)
Câu 18 (NB): Nhu cầu duy trì là gì?
Thức ăn chăn nuôi chứa thành phần dinh dưỡng nào?
A. Là lượng chất dinh dưỡng để tăng khối lượng cơ thể
B. Là lượng chất dinh dưỡng tối thiểu để vật nuôi tồn tại
C. Là lượng chất dinh dưỡng cần thiết để tạo ra sản phẩm
D. Là lượng chất dinh dưỡng cần thiết để các hoạt động sinh lí trong trạng thái tăng
Câu 19 (NB): Chỉ số protein được tính như nào?
A. Chỉ số protein được tính theo tỉ lệ % protein hữu cơ trong vật chất khô của khẩu phần hay số gram protein tiêu hóa/1kg thức ăn
B. Chỉ số protein được tính theo tỉ lệ % protein thô trong vật chất khô của khẩu phần hay số gram protein tiêu hóa/1g thức ăn
C. Chỉ số protein được tính theo tỉ lệ % protein thô trong vật chất khô của khẩu phần hay số gram protein tiêu hóa/1kg thức ăn
D. Chỉ số protein được tính theo tỉ lệ % protein thô trong vật chất khô của khẩu phần hay số kilogram protein tiêu hóa/1kg thức ăn
Câu 20 (NB): Nhược điểm của phương pháp bảo quản thức ăn bằng kho silo là
A. Chi phí lao động cao
B. Không thể tự động hóa
C. Tốn diện tích
D. Chi phí đầu tư cao
Câu 21 (TH): Cho các bước bảo quản rơm làm thức ăn cho trâu, bò:
Bước 1: Lựa chọn rơm khô, đánh giá chất lượng
Bước 2: Ngâm rơm khô với nước vôi (1%)
Bước 3: Rửa rơm cho sạch nước vôi
Bước 4: Phơi, sấy rơm
Bước 5: Đánh giá chất lượng, bảo quản và sử dụng
Hỏi đã sử dụng phương pháp bảo quản thức ăn nào qua các bước trên?
A. Phương pháp bảo quản có nguồn gốc sinh học
B. Phương pháp bảo quản trong kho và làm khô
C. Phương pháp kiềm hóa và làm khô
D. Phương pháp đường hóa và sử dụng vi sinh vật
Câu 22 (TH): Cho các bước ủ rơm rạ với urea làm thức ăn cho trâu, bò dưới đây (không theo thứ tự)
(a) Phủ toàn bộ khối rơm bằng tấm che kín
(b) Bổ sung lượng cám phù hợp, rắc đều vào rơm, nén chặt rơm
(c) Kiểm tra trong quá trình bảo quản
(d) Xác định khối lượng rơm, rải đều
(e) Nén chặt
(f) Tưới đều dung dịch urea lên
Bước thứ 3 theo thứ tự đúng là
A. (d)
B. (a)
C. (b)
D. (f)
Câu 23 (NB): Các nguyên tố khoáng đa lượng thường được tính bằng
A. mg/con/ngày
B. g/con/ngày
C. mmg/con/ngày
D. kg/con/ngày
Câu 24 (NB): Chỉ số dinh dưỡng nào được sử dụng để tổng hợp các hoạt chất sinh học (enzyme, hormone), tạo các mô của vật nuôi và tạo sản phẩm chăn nuôi?
A. Protein
B. Năng lượng
C. Chất khoáng
D. Vitamin
Câu 25 (NB): Kĩ thuật nào giúp cho người chăn nuôi sản xuất ra các đàn vật nuôi có giới tính phù hợp với sản xuất?
A. Cấy truyền phôi
B. Thụ tinh trong ống nghiệm
C. Xác định giới tính của phôi
D. Chỉ thị phân tử
Câu 26 (TH): Vì sao chỉ thị phân tử được sử dụng như một công cụ hữu ích trong việc chọn tạo giống?
A. Vì chỉ thị phân tử rút ngắn khoảng cách thế hệ
B. Vì chỉ thị phân tử có khả năng tạo ra nhiều phôi
C. Vì chỉ thị phân tử dễ dàng trao đổi con giống giữa các vùng
D. Vì chỉ thị phân tử được di truyền qua các thế hệ
Câu 27 (TH): Cho các bước thụ tinh trong ống nghiệm ở bò qua hình ảnh dưới đây
Bước thứ hai là
A. nuôi để trứng phát triển và chín
B. hút tế bào trứng từ buồng trứng
C. thụ tinh nhân tạo
D. nuôi hợp tử phát triển đến giai đoạn phôi dâu và phôi nang
Câu 28 (TH): Phát biểu nào dưới đây không đúng về chất khoáng vi lượng?
A. Gồm các nguyên tố Fe, Cu, Co, Mn, Zn,...
B. Lượng các nguyên tố vi lượng chứa trong khối lượng chất sống của có thể ít hơn 0,01%
C. Có vai trò cấu tạo nên các hợp chất xây dựng cấu trúc tế bào, cơ quan, bộ phận của cơ thể
D. Là thành phần cấu trúc bắt buộc của một số enzyme xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1: (VD) Khẩu phần ăn là gì? Khi lập khẩu phần ăn cần thực hiện theo nguyên tắc?
Câu 2: (VDC) Theo em, khi sử dụng cây họ Đậu thì cần lưu ý gì? Cho ví dụ?
MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1. A | 2. B | 3. D | 4. C | 5. B | 6. A | 7. A |
8. B | 9. D | 10. C | 11. A | 12. C | 13. D | 14. B |
15. D | 16. A | 17. A | 18. B | 19. C | 20. D | 21. C |
22. D | 23. B | 24. A | 25. C | 26. D | 27. A | 28. C |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1
| - Khẩu phần ăn: + Là tiêu chuẩn ăn đã được cụ thể hóa bằng các loại thức ăn xác định với khối lượng hoặc tỉ lệ nhất định hay là lượng các loại thức ăn cung cấp hằng ngày, đảm bảo cho vật nuôi duy trì sự sống và sản xuất thịt, trứng, sữa,… đạt tiêu chuẩn do người chăn nuôi đề ra + Khẩu phần ăn bao gồm khẩu phần duy trì và khẩu phần sản xuất - Nguyên tắc lập khẩu phần ăn: + Tính khoa học:
+ Tính kinh tế: Sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu có ở địa phương để giảm chi phí, hạ giá thành
| 1đ
1đ
|
Câu 2 | - Cây họ Đậu thường có một số chất kích thích, ức chế làm giảm tính ngon miệng, giảm tỉ lệ tiêu hóa và gây ngộ đôc cho vật nuôi - Ví dụ: trong đậu tương sống có chứa chất gây ức chế sự hoạt động của enzyme trypsine và chymotrypsine, từ đó làm giảm khả năng tiêu hóa protein dẫn tới cơ thể không thể hấp thu được protein | 0,5đ
0,5đ |
MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
(Bài 6) | 2 |
| 5 |
|
|
|
|
| 7 | 0 | 1,75 |
2. Công nghệ thức ăn chăn nuôi | 14 |
| 7 |
|
| 1 |
| 1 | 21 | 2 | 8,25 |
Tổng số câu TN/TL | 16 | 0 | 12 | 0 | 0 | 2 | 0 | 1 | 28 | 2 | 10 |
Điểm số | 4 | 0 | 3 | 0 | 0 | 2 | 0 | 1 | 7 | 3 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI | 0 | 7 |
|
| ||
Bài 6. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi | Nhận biết | - Phân tích được ứng dụng của công nghệ sinh học trong nhân giống vật nuôi - Phân tích được một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong chọn giống vật nuôi | 2 | C5, 25 | ||
Thông hiểu |
| 5 | C10, 11, 12, 26, 27 | |||
CÔNG NGHỆ THỨC ĂN CHĂN NUÔI | 2 | 21 |
| |||
Bài 7. Thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi | Nhận biết | - Giải thích được thành phần dinh dưỡng và vai trò của các nhóm thức ăn đối với vật nuôi - Trình bày được nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn của vật nuôi |
| 6 | C1, 13, 14, 18, 19, 23 | |
Thông hiểu |
| 2 | C9, 28 | |||
Vận dụng | 1 |
| C1 |
| ||
Bài 8. Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi | Nhận biết | - Mô tả được các phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi - Trình bày được một số ứng dụng công nghệ cao trong chế biến thức ăn chăn nuôi |
| 6 | C3, 4, 6, 7, 15, 24 | |
Thông hiểu |
| 2 | C8, 22 | |||
Vận dụng | 1 |
| C2 |
| ||
Bài 9. Bảo quản thức ăn chăn nuôi | Nhận biết | - Mô tả được một số phương pháp bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi - Trình bày được một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi. |
| 2 | C2, 20 | |
Thông hiểu |
| 3 | C16, 17, 21 |