Giải chi tiết Địa lí 9 KNTT bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo

Hướng dẫn giải chi tiết bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo bộ sách mới Lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức phân môn Địa lí. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

MỞ ĐẦU

Việt Nam có một vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo. Nguồn tài nguyên biển đảo phong phú, đa dạng là tiền đề để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. Vì sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đảo có ý nghĩa như thế nào?

Bài làm chi tiết:

- Phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển vì:

+ Vùng biển nước ta giàu tiềm năng, có điều kiện thuận lợi phát triển nhiều ngành kinh tế biển từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đất nước

+ Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển tạo ra cơ cấu kinh tế đa dạng, tạo nhiều việc làm và nâng cao đời sống cho người dân

- Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đảo có ý nghĩa vô cùng quan trọng:

+ Bảo vệ và duy trì sự đa dạng và tính năng của môi trường biển để hỗ trợ sự phát triển bền vững và chất lượng cuộc sống của con người

+ Môi trường biển đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự sống và cung cấp tài nguyên cho con người

1. BIỂN VÀ ĐẢO VIỆT NAM

Câu hỏi 1: Dựa vào hình 22.1 và kiến thức đã học, hãy trình bày các vùng biển của Việt Nam

Bài làm chi tiết:

* Vùng biển của Việt Nam:

- Việt Nam có vùng biển rộng khoảng 1 triệu km với đường bờ biển dài 3260 km và 

- Vùng biển nước ta bao gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

- Có 28 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển

- Có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, tập hợp các đảo gần nhau tạo thành quần đảo. Một số đảo và quần đảo của nước ta đã được tổ chức thành đơn vị hành chính cấp huyện và cấp thành phố

Câu hỏi 2: Dựa vào hình 22.2, hãy xác định các huyện đảo, thành phố đảo và các tỉnh, thành phố có các huyện đảo, thành phố đảo đó

  
 


 

Bài làm chi tiết:

- Các huyện đảo và các tỉnh, thành phố có các huyện đảo, thành phố đảo đó:

+ Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh)

+ Huyện đảo Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng)

+ Huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị)

+ Huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng)

+ Huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi)

+ Huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa)

+ Huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận)

+ Huyện đảo Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

+ Huyện đảo Kiên Hải và huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).

 

2. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN, ĐẢO

Câu hỏi: Dựa vào hình 22.3 và thông tin mục a, hãy trình bày nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta.

Bài làm chi tiết:

* Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta:

- Du lịch biển, đảo:

+ Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú. Dọc bờ biển có hàng trăm bãi biển đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng, ven bờ có nhiều đảo với phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch

+ Du lịch biển, đảo là ngành kinh tế biển được ưu tiên phát triển hàng đầu ở nước ta. Trong những năm qua, ngành du lịch đã phát triển nhanh, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước

- Giao thông vận tải biển:

+ Việt Nam gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng. Ven biển có nhiều vũng vịnh có thể xây dựng cảng nước sâu. Những điều kiện trên cho phép nước ta phát triển giao thông đường biển giữa các địa phương ven biển, cũng như giữa nước ta với các nước khác.

+ Các cảng biển ngày càng hiện đại, đội tàu biển quốc gia được tăng cường để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng gia tăng.

+ Phát triển giao thông vận tải biển sẽ thúc đẩy phát triển ngành ngoại thương, công nghiệp đóng tàu và các dịch vụ hàng hải như logistics, kho bãi, hải quan,....

- Khai thác khoáng sản:

+ Vùng biển nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản, trong đó quan trọng nhất là dầu mỏ và khí tự nhiên. Ngoài ra, ven biển còn có ti-tan, cát thuỷ tinh, một số nơi thuận lợi cho sản xuất muối

+ Trong khai thác khoáng sản, dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn, có vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

 + Ngành công nghiệp lọc - hoá đã đáp ứng một phần nhu cầu xăng dầu trong nước và tiến tới giảm dần nhập khẩu mặt hàng này

+ Ngành công nghiệp chế biến khí tự nhiên phục vụ cho sản xuất điện, phân đạm, khí hoá lỏng,... Sản xuất muối, khai thác ti-tan, khai thác cát trắng cũng được chú trọng phát triển

- Nuôi trồng và khai thác hải sản:

+ Vùng biển có trữ lượng hải sản lớn với nhiều ngư trường. Dọc bờ biển và ven các đảo có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trồng hải sản

+ Sản lượng hải sản ngày càng tăng. Hoạt động khai thác hải sản được khuyến khích đẩy mạnh tại các vùng biển xa bờ

+ Công tác quản lí nghề cá trên biển ngày càng chặt chẽ và hiện đại. Nuôi trồng hải sản ngày càng mở rộng diện tích và đa dạng đối tượng nuôi trồng

- Ngoài ra, nước ta còn phát triển các ngành kinh tế biển, đảo khác như: công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo, dược liệu biển,…

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục b, hãy trình bày ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Bài làm chi tiết:

* Ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo

- Bảo vệ tài nguyên, môi trường: Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường, hướng tới phát triển bền vững.

- Giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; thể hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển quốc gia

3. KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 3, hãy phân tích vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo nước ta.

Bài làm chi tiết:

* Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo nước ta:

- Tài nguyên biển, đảo của nước ta rất phong phú, đa dạng và đang được khai thác ngày càng hiệu quả

- Công tác quản lí, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng được chú trọng

- Tuy nhiên, một số tài nguyên biển bị khai thác quá mức; ô nhiễm môi trường còn xảy ra ở một số nơi, ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách; các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm; công tác ứng phó với biến đổi khí hậu còn nhiều hạn chế

4. GIỮ VỮNG CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 4 và kiến thức đã học, hãy phân tích vấn đề giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Bài làm chi tiết:

* Giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:

- Biển, đảo là bộ phận lãnh thổ cấu thành nên sự toàn vẹn lãnh thổ nước ta, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Không chỉ có nguồn tài nguyên phong phú với giá trị khai thác kinh tế lớn, vùng biển nước ta còn giữ vị trí địa chiến lược, an ninh quốc phòng quan trọng

- Từ bao đời nay, ông cha ta đã đổ bao công sức và cả máu xương để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển của nước nhà

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu hỏi: Hãy tóm tắt tình hình phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo nước ta.

Bài làm chi tiết:

* Tình hình phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo nước ta:

- Du lịch biển, đảo:

+ Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú. Dọc bờ biển có hàng trăm bãi biển đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng, ven bờ có nhiều đảo với phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch

+ Du lịch biển, đảo là ngành kinh tế biển được ưu tiên phát triển hàng đầu ở nước ta. Những năm qua, ngành du lịch đã phát triển nhanh, thu hút nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước

- Giao thông vận tải biển:

+ Việt Nam gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng. Ven biển có nhiều vũng vịnh có thể xây dựng cảng nước sâu. Những điều kiện trên cho phép nước ta phát triển giao thông đường biển giữa các địa phương ven biển, cũng như giữa Việt Na, với các nước khác.

+ Các cảng biển ngày càng hiện đại, đội tàu biển quốc gia được tăng cường để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng gia tăng.

+ Phát triển giao thông vận tải biển sẽ thúc đẩy phát triển ngành ngoại thương, công nghiệp đóng tàu và các dịch vụ hàng hải như logistics, kho bãi, hải quan,....

- Khai thác khoáng sản:

+ Vùng biển nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản, quan trọng nhất là dầu mỏ và khí tự nhiên. Ngoài ra, ven biển còn có ti-tan, cát thuỷ tinh, một số nơi thuận lợi cho sản xuất muối

+ Trong khai thác khoáng sản, dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn, có vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

 + Ngành công nghiệp lọc - hoá đã đáp ứng một phần nhu cầu xăng dầu trong nước và tiến tới giảm dần nhập khẩu mặt hàng này

+ Ngành công nghiệp chế biến khí tự nhiên phục vụ cho sản xuất điện, phân đạm, khí hoá lỏng,... Sản xuất muối, khai thác ti-tan, khai thác cát trắng cũng được chú trọng phát triển

- Nuôi trồng và khai thác hải sản:

+ Vùng biển nước ta có trữ lượng hải sản lớn với nhiều ngư trường. Dọc bờ biển và ven các đảo có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trồng hải sản

+ Sản lượng hải sản ngày càng tăng. Hoạt động khai thác hải sản được khuyến khích đẩy mạnh tại các vùng biển xa bờ

+ Công tác quản lí nghề cá trên biển ngày càng chặt chẽ và hiện đại. Nuôi trồng hải sản ngày càng mở rộng diện tích và đa dạng đối tượng nuôi trồng

- Ngoài ra, nước ta còn phát triển các ngành kinh tế biển, đảo khác như: công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo, dược liệu biển,…

Câu hỏi: Tìm hiểu về Luật Biển Việt Nam năm 2012

Bài làm chi tiết:

* Luật Biển Việt Nam năm 2012:

Luật Biển Việt Nam năm 2012 là văn kiện pháp lý cần thiết và quan trọng trong tiến trình xây dựng luật pháp và pháp điển hóa của Việt Nam liên quan đến các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

- Việc thông qua Luật Biển Việt Nam đã:

+ Tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Nhà nước thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển đảo

+ Tạo hành lang pháp lý quan trọng để xác lập quy chế pháp lý các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, cũng như điều chỉnh các hoạt động trong vùng biển của Việt Nam

+ Là cơ sở để Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương, chính sách của Việt Nam đối với việc giải quyết các tranh chấp quốc gia trên biển bằng các biện pháp hòa bình, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, thịnh vượng khu vực và quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Tìm kiếm google:

Giải Lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức, giải bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế Địa lí 9 Kết nối tri thức, giải Lịch sử và địa lí 9 Kết nối bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 9 KNTT mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net