Câu hỏi ôn tập khoa học 5 CTST mới

Tải bộ câu hỏi ôn tập khoa học 5 Chân trời sáng tạo chương trình mới. Bộ tài liệu tổng hợp nhiều dạng bài tập, câu hỏi hay, tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài học giúp học sinh ôn tập, nắm chắc kiến thức, đạt thành tích tốt trong học tập. Mời thầy cô và các em kéo xuống tham khảo.

BÀI 10: MỘT SỐ BỆNH Ở NGƯỜI DO VI KHUẨN GÂY RA

(10 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (2 CÂU)

Câu 1: Quan sát hình, đọc thông tin dưới đây và cho biết nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh tả.

 

Trả lời:

- Nguyên nhân: do vi khuẩn tả gây ra, lây truyền qua cơ quan tiêu hóa.

- Triệu chứng: đầy bụng, sôi bụng, nôn và tiêu chảy nhiều lần, liên tục dẫn đến mất nước, mệt là,...

- Cách phòng tránh:

+ Vệ sinh môi trường: đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch, đi đại tiện đúng nơi quy định,...

+ Vệ sinh an toàn thực phẩm: sử dụng thức ăn ngay sau khi đã được nấu chín kĩ, uống nước đã được đun sôi; sử dụng thực phẩm an toàn;...

+ Vệ sinh cá nhân: rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

 

Câu 2: Quan sát hình, đọc thông tin dưới đây và cho biết nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh lao phổi.

 

Trả lời:

- Nguyên nhân: do vi khuẩn lao gây ra, lây truyền chủ yếu qua cơ quan hô hấp.

- Triệu chứng: ho kéo dài, đau ngực, sốt nhẹ về chiều; thỉnh thoảng khó thở, mệt mỏi, chán ăn, sút cân,...

- Cách phòng tránh: đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với người bệnh lao phổi; ăn uống đủ chất, vệ sinh sạch sẽ nơi ở; tiêm vắc-xin phòng bệnh lao phổi; thường xuyên phơi đồ dùng cá nhân, chiếu, chăn màn dưới ánh nắng mặt trời.

 

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: Hãy kể tên một số bệnh do vi khuẩn gây ra ở người và đưa ra các biện pháp phòng tránh các bệnh đó.

Trả lời:

  1. Mụn trứng cá: do vi khuẩn Propionibacterium acnes.

Cách phòng tránh: rửa mặt 2 lần mỗi ngày; thoa kem chống nắng thường xuyên; bổ sung vitamin; chế độ dinh dưỡng hợp lí; thay vỏ gối, ga giường thường xuyên;....

  1. Nhiễm trùng đường tiết niệu: chủ yếu do vi khuẩn E.coli.

Cách phòng tránh: cung cấp nước vừa đủ cho cơ thể; tránh nhịn tiểu; không sử dụng thức uống có cồn hoặc có nhiều caffein; vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là vùng kín;...

 

Câu 2: Vì sao không nên ăn thức ăn bị ôi, thiu?

Trả lời:

Thức ăn bị ôi, thiu là do vi khuẩn làm hỏng, do đó không nên sử dụng vì trong đó có nhiều loại vi khuẩn gây độc cho cơ thể.

 

Câu 3: Cho các bệnh sau: lị, thủy đậu, dại, viêm da, than, viêm gan B, lao phổi, COVID-19, zona thần kinh, quai bị, sốt xuất huyết. Những bệnh nào là do vi khuẩn gây nên?

Trả lời:

Các bệnh do vi khuẩn gây nên: lị, viêm da, than, lao phổi.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Em sẽ khuyên bạn điều gì trong mỗi tình huống sau? Vì sao?

 

Trả lời:

Hình 8: Em sẽ khuyên bạn nên đun nước sôi trước khi uống. Vì nước sống chứa rất nhiều vi sinh vật gây hại cho cơ thể nên cần đun sôi nước ở nhiệt độ cao để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.

Hình 9: Em sẽ khuyên bạn không nên ăn bánh trong bệnh viện lao phổi và phải luôn đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh lao phổi.

 

Câu 2: Bác sĩ luôn khuyên chúng ta “ăn chín, uống sôi” để phòng tránh bệnh do vi khuẩn gây nên. Em hãy giải thích vì sao bác sĩ đưa ra lời khuyên này.

Trả lời:

Vi khuẩn thường phân bố với số lượng lớn ở trong các loại môi trường như: đất, nước, không khí, cơ thể sinh vật, đồ dùng cá nhân, thức ăn ôi thiu,... Tuy nhiên, phần lớn vi khuẩn có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Vì vậy cần nấu chín thức ăn, đun sôi nước trước khi sử dụng để phòng các bệnh do vi khuẩn gây ra.

 

Câu 3: Hãy đề xuất một số biện pháp bảo quản thức ăn để hạn chế vi sinh vật gây hại đối với sức khỏe con người?

Trả lời:

- Không để thức ăn đã nấu ở bên ngoài quá 2 giờ;

- Bảo quản ngay thức ăn mới chế biến và thức ăn dễ ôi thiu (tốt nhất là dưới 5℃);

- Giữ cho loại thức ăn được nấu để ăn nóng được nóng liên tục (trên 60℃) cho tới khi ăn;

- Không bảo quản thức ăn quá lâu, ngay cả khi để trong tủ lạnh;...

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Chia sẻ với bạn những việc làm hằng ngày của em và gia đình để đảm bảo vệ sinh, phòng tránh bệnh tả, bệnh lao phổi.

Trả lời:

- Tuân thủ chế độ ăn dinh dưỡng, đủ chất;

- Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức;

- Khám sức khỏe định kì;

- Vệ sinh sạch sẽ nơi ở;

- Thường xuyên phơi quần áo, chăn màn, chiếu dưới ánh nắng;

- Tiêm vắc-xin phòng bệnh;...

 

Câu 2: Theo công văn số 7517/BYT-ĐTr của Bộ Y tế đã ban hành về quy trình rửa tay thường quy như hình dưới đây. Chúng ta cần phải rửa tay trong các trường hợp như sau: trước và sau khi nấu ăn; trước khi ăn; trước và sau khi điều trị vết thương; trước và sau khi chăm sóc người ốm; sau khi đi vệ sinh; sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi; sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải động vật; sau khi chạm vào rác;...

 

Theo em, xà phòng rửa tay có phải là chất diệt khuẩn không? Giải thích.

Trả lời:

Xà phòng rửa tay không phải là chất diệt khuẩn nhưng có tác dụng loại vi khuẩn vì xà phòng tạo bọt và khi rửa tay vi khuẩn sẽ bị rửa trôi đi.

 

Tìm kiếm google: Câu hỏi ôn tập khoa học 5 chân trời sáng tạo, tự luận khoa học 5 chân trời sáng tạo, bài tập tự luận khoa học 5 CTST

Xem thêm các môn học

Giải khoa học 5 CTST mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net