Giải chi tiết Khoa học 5 CTST bài 3 Hỗn hợp và dung dịch

Hướng dẫn giải chi tiết [,,] bộ sách mới Khoa học 5 chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Em đã bao giờ pha nước muối để súc miệng chưa? Em pha nước muối như thế nào?

Bài làm chi tiết:

- Cách pha nước muối súc miệng:

+ Nguyên liệu: Nước ấm (không nóng quá); Muối biển hoặc muối khoáng (không i-ốt)

+ Hướng dẫn:

Bước 1: Sử dụng lượng nước cần thiết để súc miệng, thường là khoảng 240ml hoặc một cốc nước.

Bước 2: Thêm vào cốc nước một hoặc hai muỗng nhỏ muối biển hoặc muối khoáng.  Thông thường, em có thể sử dụng khoảng 1/2 đến 1 muỗng cà phê muối cho mỗi cốc nước.

Bước 3: Khuấy đều cho muối tan hoàn toàn trong nước ấm.

Bước 4: Sử dụng dung dịch nước muối này để súc miệng trong khoảng 30 giây đến 1 phút, sau đó nhổ ra.

1. HỖN HỢP VÀ DUNG DỊCH

Hoạt động khám phá

1a) Thí nghiệm “Tạo hỗn hợp gia vị”

Hỗn hợp gia vị trên có những chất nào và có vị gì? So sánh vị của hỗn hợp đó với vị của từng chất ban đầu

Bài làm chi tiết:

Hỗn hợp gia vị trên có những chất: muối, đường, tiêu. 

Hỗn hợp gia vị trên có vị: mặn, ngọt, cay.

So sánh vị của hỗn hợp với vị của từng chất ban đầu:

+ Với chất ban đầu là muối: Ngọt và Cay hơn.

+ Với chất ban đầu là đường: Mặn và Cay hơn.

+ Với chất ban đầu là tiêu: Mặn và Ngọt hơn.

1b. Thí nghiệm “Tạo hỗn hợp nước và cát”

- Em có nhìn thấy từng chất trong hỗn hợp vừa tạo thành không?

- So sánh màu sắc của các chất trong hỗn hợp tạo thành với màu sắc của các chất ban đầu.

Bài làm chi tiết:

- Em có nhìn thấy từng chất trong hỗn hợp vừa tạo.

- So sánh màu sắc:

+ Màu của hỗn hợp đục hơn so với màu của nước.

+ Màu của hỗn hợp trong hơn so với màu của cát.

LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

Đất có phải hỗn hợp không? Vì sao?

Bài làm chi tiết:

Đất là hỗn hợp, bởi vì trong đất có nhiều chất trộn lẫn với nhau như nước, khoáng, các chất dinh dưỡng, vi sinh vật và không khí,… Và mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó.

Hoạt động khám phá

2. Thí nghiệm “Tạo dung dịch nước đường”

- Em có nhìn thấy từng chất trong hỗn hợp…

- Hỗn hợp trên gọi là dung dịch…

Bài làm chi tiết:

- Em không nhìn thấy từng chất trong hỗn hợp vừa tạo.

- Dung dịch được tạo thành khi có hai chất lỏng hoặc chất lỏng và chất rắn hòa tan vào nhau thành một hỗn hợp đồng nhất.

Luyện tập, thực hành

Trong ba cốc dưới đây, cốc nào đựng dung dịch? Cốc nào đựng hỗn hợp? Giải thích.

Bài làm chi tiết:

- Cốc nước đường và cốc nước cam là dung dịch vì nước đường và nước cam đều là hỗn hợp đồng nhất.

- Cốc nước có dầu ăn là hỗn hợp vì dầu và nước trộn với nhau nhưng mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó.

VẬN DỤNG

- Kể tên một số hỗn hợp, dung dịch mà em và gia đình thường sử dụng hàng ngày

- Hoàn thành bảng theo gợi ý và chia sẻ với bạn.

Bài làm chi tiết:

STT

Tên

Hỗn hợp

Dung dịch

Thành phần

1

Nước chanh

 

v

Nước, chanh, đường

2

Nước đường

 

v

Nước, đường

3

Sữa

 

v

Nước, sữa bột

4

Gia vị chấm

v

 

Muối, tiêu, đường

2. THỰC HÀNH TÁCH MUỐI RA KHỎI DUNG DỊCH NƯỚC MUỐI

Hoạt động khám phá

Sau khi nước bay hơi hết, em nhìn thấy gì trong đĩa? Giải thích.

Bài làm chi tiết:

Em nhìn thấy những hạt chất rắn li ti trong đĩa sau khi nước bay hơi hết. 

Giải thích: Vì nước trong dung dịch muối đã bay hơn nên còn lại muối.

LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

Tìm hiểu qua sách, báo, in-tơ-nét về nghề làm muối của người dân miền biển,

Mô tả về cách người dân làm muối và chia sẻ với bạn

Bài làm chi tiết:

Quy trình sản xuất muối của người dân miền biển:

Bước 1: Chuẩn bị đất: Chọn các khu vực gần biển có đất mặn để sản xuất muối. Đất mặn có chứa nhiều khoáng chất và muối trong đó, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm muối.

Bước 2: Xây dựng ao muối: Tạo ra các ao muối bằng cách đào đất hoặc tạo thành bờ ao để giữ nước biển vào bên trong. Ao muối có thể có kích thước và hình dạng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất và điều kiện địa hình.

Bước 3: Đổ nước biển vào ao: Mở van hoặc các kênh dẫn nước biển vào ao muối để đổ nước vào ao. Nước biển sẽ tràn vào ao và đổ trực tiếp vào các hố muối.

Bước 4: Làm hố muối: Tạo ra các hố muối bằng cách đào đất thành các hố nhỏ hoặc hình thành các rãnh dẫn nước vào ao. Các hố muối thường có kích thước nhỏ và được đặt sâu vào đất để nước biển có thể ngấm vào đất.

Bước 5: Chờ nước bay hơi và muối tinh kết tụ: Khi nước biển tràn vào hố muối, nước sẽ bay hơi dần dần dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Muối trong nước sẽ tinh kết lại và còn lại dưới dạng tinh thể muối trắng trên mặt đất và các bờ ao.

Bước 6: Thu gom muối: Sau khi muối đã kết tinh, thu gom muối bằng cách sử dụng các công cụ như xẻng, cào hoặc cọ để gom muối từ mặt đất vào các túi hoặc thùng chứa.

Bước 7: Sấy và lưu trữ muối: Muối thu gom được sấy khô bằng ánh nắng hoặc máy sấy và sau đó được đóng gói và lưu trữ để sử dụng hoặc bán ra thị trường.

Tìm kiếm google:

Giải chi tiết khoa học 5 chân trời, Giải bài 3 Hỗn hợp và dung dịch sách khoa học 5 chân trời sáng tạo, giải sgk khoa học 5 CTST bài 3 Hỗn hợp và dung dịch

Xem thêm các môn học

Giải khoa học 5 CTST mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com