A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT ( CÂU)
Câu 1: Các chất đốt khi cháy đều sinh ra khí nào?
- A. Hyrogen.
- B. Oxygen.
C. Carbon dioxide.
- D. Carbon monoxide.
Câu 2: Khí sinh học được tạo ra bằng cách nào?
- A. Từ việc ủ các chất thải vô cơ dưới lòng đất.
- B. Từ việc ủ các chất thải hữu cơ dưới lòng đất.
- C. Từ việc ủ các chất thải vô cơ trong các bể chứa.
D. Từ việc ủ các chất thải hữu cơ trong các bể chứa.
Câu 3: Than được khai thác từ đâu?
A. Mỏ than.
- B. Cây lấy gỗ.
- C. Mỏ dầu.
- D. Ủ các chất thải hữu cơ.
Câu 4: Khí sinh học là nguồn chất đốt được sử dụng trong
- A. chất đốt cho máy móc.
B. đun nấu, tạo ra điện để thắp sáng.
- C. các lò ga để sản xuất xi măng, gạch, gốm,…
- D. lò hơi của nhà máy nhiệt điện, luyện kim,…
Câu 5: Đâu là nguồn năng lượng chất đốt do con người tạo ra?
- A. Than.
- B. Dầu mỏ.
- C. Khí tự nhiên.
D. Khí sinh học.
Câu 6: Khí tự nhiên thường được tìm thấy cùng chất đốt nào?
- A. Than đá hoặc khí sinh học.
- B. Dầu mỏ hoặc khí sinh học.
C. Than đá hoặc dầu mỏ.
- D. Ga hoặc than đá.
2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là nguồn năng lượng chất đốt?
- A. Than.
- B. Dầu mỏ.
C. Điện.
- D. Khí sinh học (bi-ô-ga).
Câu 2: Hình ảnh dưới đây là hoạt động khai thác chất đốt nào?
- A. Than.
B. Khí tự nhiên.
- C. Dầu mỏ.
- D. Khí sinh học.
Câu 3: Trong hình ảnh dưới đây, năng lượng chất đốt được sử dụng vào việc gì?
- A. Nấu thức ăn.
B. Sưởi ấm.
- C. Thắp sáng.
- D. Đun nước uống.
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây sử dụng năng lượng chất đốt an toàn?
- A. Xe máy để gần nơi hàn điện.
B. Khóa van gas sau khi sử dụng.
- C. Đun nấu bằng bếp than.
- D. Để chất đốt gần tủ điện.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Vì sao thợ điện sử dụng ủng và găng tay bảo hộ khi làm việc?
A. Để cách điện.
- B. Để cách nhiệt truyền từ dây điện sang.
- C. Tránh gây lãng phí điện.
- D. Phòng chống cháy, nổ khi sửa điện.
Câu 2: Vì sao không sử dụng bếp than, củi để sưởi ấm trong phòng kín?
- A. Gây lãng phí chất đốt.
B. Vì than, củi sinh ra khí carbon dioxide, có hại cho con người.
- C. Dễ gây cháy, nổ.
- D. Mất an toàn điện.
Câu 3: Vì sao nhu cầu sử dụng chất đốt lại tăng?
- A. Cải tiến chất lượng bếp đun.
- B. Sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.
C. Dân số Trái Đất tăng.
- D. Do già hóa dân số.
Câu 4: Sự sinh ra khí carbon dioxide gây ra hậu quả gì đối với môi trường?
- A. Tăng hiệu quả sinh học của cây cỏ.
B. Gây ô nhiễm không khí.
- C. Làm giảm nhiệt độ Trái Đất.
- D. Tạo ra nguồn nguyên liệu tái tạo.
Câu 5: Loại năng lượng nào thường không được sử dụng để thay thế cho chất đốt?
- A. Năng lượng Mặt Trời.
- B. Năng lượng gió.
- C. Năng lượng nước chảy.
D. Năng lượng điện.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
- A. Yên Bái.
- B. Lào Cai.
- C. Ninh Bình.
D. Quảng Ninh.
Câu 2: Năng lượng hạt nhân có ưu điểm gì so với các nguồn năng lượng chất đốt khác?
- A. Mức độ nguy hiểm thấp.
B. Phát thải khí nhà kính thấp.
- C. Không gây ô nhiễm môi trường.
- D. Chi phí thấp.