A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Vi khuẩn lắc-tíc thường được sử dụng trong chế biến
- A. thịt lợn.
B. rau, củ, quả.
- C. thực phẩm khô.
- D. hải sản.
Câu 2: Vi khuẩn lắc-tíc hoạt động tốt trong khoảng nhiệt độ nào?
- A. 700C đến 900C.
- B. 500C đến 700C.
C. 300C đến 500C.
- D. 100C đến 300C.
Câu 3: Vi khuẩn lắc-tíc tạo ra sản phẩm có mùi, vị như thế nào?
A. Chua nhẹ.
- B. Ngọt.
- C. Đắng.
- D. Cay.
Câu 4: Trong quá trình làm sữa chua, sau khi ủ, sữa chuyển sang trạng thái đặc và có mùi vị như thế nào?
- A. Thơm và nhạt.
- B. Cay và đắng nhẹ.
C. Thơm và chua nhẹ.
- D. Ngọt và chua nhẹ.
Câu 5: Sữa chua được tạo thành sau khi ủ nên bảo quản ở đâu?
- A. Nơi thoáng mát.
- B. Nhiệt độ thường.
- C. Ngăn đá tủ lạnh.
D. Ngăn mát tủ lạnh.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Món ăn nào sau đây được chế biến bằng cách sử dụng vi khuẩn lắc-tíc?
A. Sữa chua.
- B. Sữa tươi.
- C. Sữa đặc.
- D. Sữa không đường.
Câu 2: Món ăn nào sau đây không chế biến bằng cách sử dụng vi khuẩn lắc-tíc?
- A. Sữa chua.
- B. Muối dưa.
- C. Nem chua.
D. Bánh ngọt.
Câu 3: Vi khuẩn lắc-tíc có ở đâu?
A. Có sẵn trong tự nhiên.
- B. Có trong phòng thí nghiệm.
- C. Có trong rau, củ, quả.
- D. Có trong nước đường.
Câu 4: Loại quả nào sau đây không dùng để muối chua?
A. Nho.
- B. Dưa chuột.
- C. Cà pháo.
- D. Củ cải.
Câu 5: Loại rau, củ, quả nào sau đây có thể sử dụng để muối chua?
- A. Rau mùi.
B. Rau cải.
- C. Củ sắn.
- D. Dứa.
3. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Sắp xếp các bước sau theo thứ tự làm sữa chua:
1) Ủ ở nhiệt độ khoảng 400C đến 500C trong thời gian từ 8 đến 12 giờ.
2) Cho sữa chua (đã có sẵn vi khuẩn lắc-tíc) vào sữa tươi hoặc sữa đặc đã pha loãng, khuấy đều.
3) Sữa chuyển sang trạng thái đặc, có mùi thơm và vị chua nhẹ.
- A. 3 – 2 – 1.
- B. 2 – 3 – 1.
- C. 1 – 2 – 3.
D. 2 – 1 – 3.
Câu 2: Ăn nhiều rau, củ, quả muối chua có thể gây ra hậu quả gì?
A. Tăng huyết áp, đau dạ dày vì độ mặn, vị chua của sản phẩm.
- B. Tiểu đường vì độ ngọt của sản phẩm.
- C. Đau đầu vì thiếu chất dinh dưỡng.
- D. Tụt huyết áp vì mất nước.
Câu 3: Vì sao sữa chua có lợi cho tiêu hóa?
A. Vì trong sữa chua có nhiều dinh dưỡng và vi khuẩn có ích.
- B. Vì trong sữa chua có nhiều kí sinh.
- C. Vì sữa chua sản sinh nhiều năng lượng tế bào.
- D. Vì sữa chua có nhiều chất bổ sung sắt.
Câu 4: Vì sao cần cho sữa chua vào sữa tươi (hoặc sữa đặc đã pha loãng)?
- A. Để tăng hương vị và độ ngọt của sản phẩm.
- B. Để làm giảm lượng lớp bọt trên bề mặt sữa.
C. Để khuyến khích quá trình lên men, tạo ra vi khuẩn lắc-tíc.
- D. Để tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong sản phẩm.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Vì sao nên cho đường khi muối chua quả sung?
A. Vì trong quả sung có hàm lượng đường thấp.
- B. Để tránh nhiễm mùi ôi thiu.
- C. Để giữ màu sắc đẹp cho thức ăn.
- D. Để đảm bảo vệ sinh trong thức ăn.
Câu 2: Vì sao trong quá trình làm sữa chua cần ủ ấm sữa ở nhiệt độ khoảng 400C đến 500C?
- A. Để sữa chua tạo ra được nhiều đường.
B. Vì vi khuẩn lắc-tíc hoạt động tốt ở khoảng nhiệt độ này.
- C. Vì cần giữ cho sữa không đạt đến nhiệt độ sôi.
- D. Vì cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.