A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Ô nhiễm đất không do nguyên nhân nào dưới đây?
- A. Không xử lí chất thải trước khi xả ra môi trường.
- B. Sử dụng phân bón hóa học trong thời gian dài.
- C. Do các hiện tượng tự nhiên như núi lửa phun trào, nhiễm phèn,…
D. Hiệu ứng nhà kính.
Câu 2: Đất bị ô nhiễm chứa các chất thải có tác động như thế nào với con người?
A. Gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống và sức khỏe con người.
- B. Đảm bảo sức khỏe con người.
- C. Tài nguyên thiên nhiên được bảo tồn và phát triển.
- D. Tăng vai trò của đất đối với hoạt động trồng trọt.
Câu 3: Đâu không phải biện pháp phòng chống ô nhiễm đất?
- A. Tái chế phế liệu.
- B. Không lạm dụng thuốc trừ sâu.
C. Không xử lí chất thải khi xả ra môi trường.
- D. Sử dụng công nghệ xanh và tiết kiệm năng lượng.
Câu 4: Đất xói mòn có đặc điểm gì?
- A. Nhiều chất dinh dưỡng và màu mỡ.
B. Mất chất dinh dưỡng, khô cằn, kém màu mỡ.
- C. Có nhiều sinh vật có lợi cho đất.
- D. Tăng năng suất cây trồng.
Câu 5: Hiện tượng xói mòn có thể do
- A. thiên nhiên gây ra.
- B. con người gây ra.
C. thiên nhiên và con người gây ra.
- D. động vật và con người gây ra.
Câu 6: Nguyên nhân gây ra xói mòn đất nào do con người gây ra?
- A. Lũ quét.
- B. Sạt lở đất.
- C. Bão.
D. Chặt phá rừng.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Ở Việt Nam, xói mòn đất do gió thường xảy ra ở một số dải đất cát ở đâu?
A. Ven biển miền Trung.
- B. Vịnh Bắc Bộ.
- C. Đồng bằng sông Cửu Long.
- D. Tây Nguyên.
Câu 2: Hành động nào dưới đây không phải biện pháp chống xói mòn đất?
- A. Trồng cây gây rừng.
- B. Trồng thảm cỏ.
C. Bón phân.
- D. Xây bờ kè.
Câu 3: Hoạt động dưới đây có tác dụng gì đối với phòng chống ô nhiễm đất?
A. Chống xâm nhập mặn.
- B. Ngăn đất nhiễm phèn.
- C. Phòng chống biến đổi khí hậu.
- D. Bảo đảm nguồn nước ngầm.
Câu 4: Hoạt động nào dưới đây làm gia tăng xói mòn đất?
- A. Trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc.
B. Lạm dụng thuốc trừ sâu.
- C. Xử lí rác thải đúng quy định.
- D. Xây dựng đập ngăn mặn.
Câu 5: Để bảo vệ môi trường đất, chúng ta cần làm gì?
- A. Khai thác vàng từ lòng đất.
- B. Phát triển các khu công nghiệp lớn.
- C. Sử dụng phân bón hóa học để tăng năng suất cây trồng.
D. Thu gom và xử lí rác thải đúng quy định.
3. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Nguyên nhân nào không dẫn đến việc lượng rác thải xả ra môi trường ngày càng nhiều?
- A. Sự gia tăng dân số.
- B. Công nghiệp phát triển.
- C. Hệ thống quản lí rác thải không hiệu quả.
D. Xây dựng khu vực xử lí chất thải ở khu công nghiệp.
Câu 2: Sạt lở đất, làm mất đất ở và đất trồng là tác hại của
A. xói mòn đất.
- B. ô nhiễm đất.
- C. mất nguồn nước.
- D. khói bụi từ xe cộ.
Câu 3: Hiện tượng nào dưới đây không phải hậu quả của ô nhiễm đất?
- A. Suy thoái đất.
- B. Suy giảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
C. Làm thay đổi thành phần của đất.
- D. Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.
Câu 4: Hoạt động trong hình có ý nghĩa gì đối với bảo vệ môi trường đất?
- A. Tuyên truyền và vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường đất.
B. Sử dụng phân bón hữu cơ.
- C. Hạn chế rác thải nhựa.
- D. Trồng cây gây rừng.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Biện pháp nào dưới đây là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống xói mòn đất?
- A. Xây bờ kè.
- B. Trồng thảm cỏ.
- C. Phun thuốc trừ sâu đúng liều lượng.
D. Trồng cây gây rừng.
Câu 2: Cơ quan nào có trách nhiệm giám sát và quản lí vấn đề ô nhiễm đất tại Việt Nam?
- A. Bộ Y tế.
B. Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- C. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- D. Bộ Quốc phòng.