Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học 5 KNTT bài 11: Sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy

Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học 5 kết nối tri thức có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 11: Sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy Khoa học 5 kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Năng lượng trong thức ăn, than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên đều bắt nguồn từ năng lượng nào?

  • A. Năng lượng điện.
  • B. Năng lượng nước chảy.
  • C. Năng lượng gió.
  • D. Năng lượng mặt trời.

Câu 2: Năng lượng mặt trời có thể biến đổi trực tiếp thành điện năng nhờ

  • A. pin mặt trời.
  • B. tua-bin.
  • C. máy phát điện.
  • D. cối xay gió.

Câu 3: Để làm quay tua-bin của máy phát điện nhà máy thủy điện cần dùng năng lượng gì?

  • A. Năng lượng mặt trời.
  • B. Năng lượng gió.
  • C. Năng lượng nước chảy.
  • D. Năng lượng chất đốt.

Câu 4: Để chiếu sáng cần dùng năng lượng gì?

  • A. Năng lượng mặt trời.
  • B. Năng lượng gió.
  • C. Năng lượng điện.
  • D. Năng lượng chất đốt.

Câu 5: Giúp thuyền buồm chạy xuôi chiều gió cần dùng năng lượng gì?

  • A. Năng lượng mặt trời.
  • B. Năng lượng gió.
  • C. Năng lượng điện.
  • D. Năng lượng nước chảy.

Câu 6: Năng lượng mặt trời có thể được sử dụng cho mục đích nào dưới đây?

  • A. Sưởi ấm nhà cửa.
  • B. Nấu ăn.
  • C. Làm quay cối xay gió.
  • D. Làm khô đồ vật.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái đất là

  • A. năng lượng gió.
  • B. năng lượng nước chảy.
  • C. năng lượng mặt trời.
  • D. năng lượng cây xanh.

Câu 2: Hình ảnh dưới đây ứng dụng nguồn năng lượng nào?

  • A. Năng lượng gió.
  • B. Năng lượng nước chảy.
  • C. Năng lượng mặt trời.
  • D. Năng lượng điện.

Câu 3: Trong hình ảnh dưới đây, năng lượng mặt trời được sử dụng vào việc gì?

  • A. Chiếu sáng.
  • B. Sưởi ấm.
  • C. Làm khô đồ vật.
  • D. Làm nóng nước.

Câu 4: Trong hình ảnh dưới đây, năng lượng nước chảy được sử dụng vào việc gì?

  • A. Vận chuyển hàng hóa xuôi dòng nước.
  • B. Làm quay bánh xe nước đưa nước lên cao.
  • C. Làm quay tua-bin của máy phát điện.
  • D. Sản xuất điện.

Câu 5: Trong hình ảnh dưới đây, năng lượng gió được sử dụng vào việc gì?

https://image.phunuonline.com.vn/fckeditor/upload/2020/20200427/images/IMG_1868.jpg

  • A. Sưởi ấm.
  • B. Làm khô đồ vật.
  • C. Rê thóc.
  • D. Sản xuất điện.

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải lợi ích của việc sử dụng năng lượng nước chảy?

  • A. Giảm hiệu ứng nhà kính.
  • B. Giảm chi phí sản xuất năng lượng.
  • C. Cung cấp năng lượng sạch.
  • D. Gây ô nhiễm môi trường.

Câu 2: Nhược điểm của năng lượng gió là gì?

  • A. Gây ô nhiễm môi trường.
  • B. Tạo ra tiếng ồn.
  • C. Chi phí đắt.
  • D. Giá thành cao.

Câu 3: Ưu điểm của năng lượng mặt trời là gì?

  • A. Là nguồn năng lượng ổn định.
  • B. Chi phí lắp đặt rẻ.
  • C. Chiếm diện tích lớn khi lắp đặt.
  • D. Khả dụng trên toàn thế giới.

Câu 4: Mặt trời phát ra năng lượng dưới dạng gì?

  • A. Nhiệt độ.
  • B. Ánh sáng.
  • C. Âm thanh.
  • D. Gió.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Hệ thống nào được sử dụng để chuyển đổi năng lượng nước chảy thành điện năng?

  • A. Thủy lực.
  • B. Pin năng lượng mặt trời.
  • C. Tua-bin.
  • D. Bánh xe nước.

Câu 2: Vì sao khi thuyền buồm đi ngược chiều gió, người ta phải hạ buồm xuống?

  • A. Để tiết kiệm nguồn năng lượng gió và đảm bảo cung cấp đủ năng lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng.
  • B. Để dễ dàng chuyển hướng của thuyền.
  • C. Để giữ thăng bằng cho thuyền.
  • D. Vì nếu không hạ buồm xuống sẽ tạo ra áp lực gió, khiến thuyền di chuyển chậm hơn.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học 5 KNTT bài 11: Sử dụng năng lượng mặt trời, , Trắc nghiệm Khoa học 5 KNTT bài 11: Sử dụng năng lượng mặt trời, , Câu hỏi trắc nghiệm bài 11: Sử dụng năng lượng mặt trời, Khoa học 5 KNTT 

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học 5 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net