Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 KNTT Bài 15: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 Kết nối tri thức Bài 15: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 . Bộ trắc nghiệm tổng hợp nhiều câu hỏi hay, ôn tập nội dung chính bài học. Có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong:

  • A. 56 ngày đêm.
  • B. 65 ngày.
  • C. 56 ngày.
  • D. 65 ngày đêm.

Câu 2: Tướng Đờ Ca-xto- ri và Bộ chỉ huy tập đoàn điểm Điện Biện Phủ bị bắt sống vào lúc:

  • A. 17 giờ ngày 7-5-1954
  • B. 17 giớ 30 phút ngày 6-5-1954
  • C. 17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954
  • D. 17 giờ ngày 5-7-1954

Câu 3: Trái bộc phá nổ ở đồi A1 vào:

  • A. Chiều 1/5/1954.
  • B. Tối 6/5/1954.
  • C. Sáng 6/5/1954.
  • D. 6 /5/ 1954.

Câu 4. Mở đầu chiên dịch Điện Biên Phụ, quân ta tấn công tiêu diệt vị trí phòng ngự của địch ở: 

  • A. Phía đông.
  • B. Phía bắc
  • C. Phía nam.
  • D. Phía bắc và phía nam

Câu 5: Đợt tấn công thứ ba của quân ta bắt đầu:

  • A. Ngày 30/3/1954.
  • B. Ngày 1/5/1954.
  • C. Ngày 26/4/1954.
  • D. Ngày 6/5/1954.

Câu 6: Có bao nhiêu người từ hậu phương tham gia phục vụ chiến dịch?

  • A.  Ba vạn
  • B. Hàng vạn.
  • C. Hơn nửa triệu.
  • D. Gần ba vạn.

Câu 7: Trong đợt 2 của chiến dịch Điện Biên Phủ, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt ở: 

  • A. Đồi C1.
  • B. Các cứ điểm phía đông.
  • C. Đồi C1 và A1.
  • D. Đồi A1.

Câu 8:  Cụm từ đánh giá chiến thắng Điện Biên phủ là:

  • A. Mốc son chói lọi góp phần kết thúc.
  • B. Góp phần kết thúc.
  • C. Địch lũ lượt giương cờ trẩng ra hàng
  • D.  Mốc son chói lọi.

Câu 9: Quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ vào:

  • A. Ngày 30/3/1954.
  • B. Ngày 13/3/1954.
  • C. Ngày 6/5/1954.
  • D. Ngày 1/5/1954.

Câu 10. Đợt tấn công thứ hai của quân ta kết thúc vào :

  • A. 13/3/1954.
  • B. 30/3/1954.
  • C. 26/4/1954.
  • D. 1/5/1954.

Câu 11: Có bao nhiêu vũ khí chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phú?

  • A. Hơn nửa triệu.
  • B. Hàng vạn tấn.
  • C. Gần ba vạn tấn.
  • D. Ba vạn tấn.

Câu 12: Anh Phan Đình giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong trận đánh ở:

  • A. Him Lam, Bản Kéo.
  • B. Độc Lập.
  • C. Him Lam.
  • D. Bản Kéo.

Câu 13: Đợt tấn công thứ 2 của quân ta bắt đầu từ

  • A. Ngày 30/3/1954.
  • B. Ngày 1/5/1954.
  • C. Ngày 13/3/1954.
  • D. Ngày 26/4/1954.

Câu 14: Có bao nhiêu chiến sĩ tiến về Điện Biên Phủ?

  • A. Khoảng năm vạn rưỡi.
  • B. Hàng vạn.
  • C. Gần ba vạn.
  • D. Hai vạn.

Câu 15: Cụm từ nào thể hiện cuộc chiến đấu ác liệt trong đơt hai của chiến dịch Điện Biến Phủ?

  • A. Giành giật.
  • B. Thuộc quyền kiểm soát. 
  • C. Kháng sự quyết định.
  • D. Uy hiếp.

Câu 16: Trung ương Đáng và Bác Hồ họp, nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ lúc nào?

  • A. Cuối năm 1953.
  • B. Mùa đông năm 1953.
  • C. Năm 1953.
  • D. Mùa xuân năm 1953.

Câu 17: Bộ phận nào đưa ra quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? 

  • A. Ban nội các Chính phủ.
  • B. Chính phủ lâm thời.
  • C. Trung ương Đảng. 
  • D. Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là một mốc thời gian mở đợt tấn công của ta tại chiến dịch Điện Biên Phủ?

  • A. 13/3/1954.
  • B. 30/3/1954.
  • C. 27/5/1954.
  • D. 1/5/1954.

Câu 2:  Đâu không phải là mốc thời gian kết thúc các đợt công của ta tại chiến dịch Điện Biên Phủ?

  • A. 17/3/1954. 
  • B. 26/4/1954.
  • C. 11/5/1954.
  • D. 7/5/1954.

Câu 3: Ý nào không phải là sự kiện chính diễn ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ?

  • A. Tiếng công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và phân khu Bắc.
  • B. Tiến công và chiếm đóng các cứ điểm phía Đông và phân khu Trung tâm.
  • C. Tiến công và chiếm đóng các cứ điểm phía Nam và khu trung tâm. 
  • D. Tiến công vào trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam.

Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói về hoạt động kéo pháo của quân ta?

  • A. Quân ta dùng sức mở đường, kéo pháo vào trận địa.
  • B. Quân ta phải vượt qua nhiều trọng điểm bị quân địch thả bom, bắn phá. 
  • C. Khi pháo vừa vào trận địa thì có lệnh lui quân, kéo pháo ra.
  • D. Các chiến sĩ kiệt sức vì phải hai lần kéo pháo ra vào trận địa. 

Câu 5: Đâu không phải ý đúng khi nói về sự kiện tướng Đờ Ca-xtơ-ri bị bắt? 

  • A. Đồng chí Tạ Quốc Luật dẫn đầu tổ xung kích gồm 5 người bao vây hầm chỉ huy của giặc. 
  • B. Tổ xung kích xông vào hầm và hô to “Giơ tay lên!”. 
  • C. Tướng pháp đi ra khỏi hầm nói lớn “Chúng tôi đầu hàng”.
  • D. Phải mất hơn nửa ngày quân xung kích của ta mới tiếp cận được hầm của tướng địch. 

Câu 6: Đâu không phải là ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?

  • A. Giáng đòn quyết định vào kế hoạch Nava.
  • B. Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava.
  • C. Xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
  • D. Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.

Câu 7: Đâu không phải là luận điểm để chứng minh Điện Biên Phủ là trận

quyết chiến chiến lược của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp (1945-1954)?

  • A. Là trận đánh huy động đến mức cao nhất nỗ lực của cả Pháp và Việt Nam.
  • B. Là trận đánh ác liệt nhất, các bên tham chiến giằng co quyết liệt từng vị trí.
  • C. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đưa cuộc kháng chiến phát triển sang
  • D. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh.

Câu 8: Đâu không phải là nguyên nhân để Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết

định chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” trong

chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?

  • A. Pháo binh và bộ binh thiếu kinh nghiệm trong đánh hợp đồng binh chủng.
  • B. Ưu thế về quân số và vũ khí của thực dân Pháp.
  • C. Hậu phương khó có thể huy động được sự chi viện lớn trong thời gian ngắn.
  • D. Bộ đội chủ lực Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong đánh công kiên.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ?

  • A. Có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
  • B. Quân dân ta có tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường.
  • C. Ta đã chuẩn bị tối đa cho chiến dịch.
  • D. Mặc dù không nhận được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế nhưng ta vẫn dành được thắng lợi

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Trung ương Đảng và Bác Hồ đã họp và nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ để kết thúc kháng chiến ở đâu, thời gian nào?

  • A. Mùa thu năm 1953, tại chiến khu Việt Bắc
  • B. Mùa đông năm 1953, tại chiến khu Việt Bắc.
  • C. Mùa hạ năm 1953, tại chiến khu Việt Bắc.
  • D. Mùa xuân năm 1953, tại chiến khu Việt Bắc.

Câu 2: Ta đã tiêu diệt lần lượt các vị trí phòng ngự phía Bắc của địch trong thời gian bao lâu?

  • A. 6 ngày.
  • B. 5 ngày.
  • C. 7 ngày.
  • D. 8 ngày.

Câu 3: Các vị trí phòng ngự phía Bắc của địch là:

  • A. Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo
  • B. Bản Kéo.
  • C. Độc Lập.
  • D. Him Lam.

Câu 4: Địch vẫn còn kháng cự quyết liệt ở địa điểm nào?

  • A. C1.
  • B. A1, C1.
  • C. A1.
  • D. Độc Lập.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Các nước Đông Dương bao gồm:

  • A. Việt Nam, Lào. 
  • B. Việt Nam, Cam-pu-chia. 
  • C. Việt Nam. Lào, Cam-pu-chia. 
  • D. Lào, Cam-pu-chia. 

Câu 2: Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc oanh liệt cuộc tiến công đông – xuân 1953 -1954 của ta, đập tan “Pháo đài không thể công phá” của giặc Pháp , buộc chúng phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ, rút quân về nước, kết thúc........................ kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ.

  • A. 9 năm. 
  • B. 7 năm. 
  • C. 8 năm. 
  • D. 6 năm. 
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 Kết nối tri thức, Trắc nghiệm Bài 15: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm Kết nối tri thức, Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối Bài 15: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com