A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)
Câu 1: Nhà nước Văn Lang ra đời vào
- A. Khoảng thế kỉ I.
- B. Thế kỉ VII.
- C. Thế kỉ II.
- D. Thế kỉ VI.
Câu 2: Địa bàn cư trú của cư dân Phù Nam chủ yếu ở khu vực nào ở Việt Nam hiện nay?
- A. Bắc Bộ.
- B. Trung Bộ.
- C. Nam Bộ.
- D. Tây Nguyên.
Câu 3: Vương quốc Phù Nam trở thành vương quốc phát triển nhất khu vực Đông Nam Á trong khoảng thời gian nào dưới đây?
- A. Thế kỉ I.
- B. Thế kỉ III – V.
- C. Thế kỉ VI.
- D. Thế kỉ VII.
Câu 4. Sự ra đời nhà nước Văn Lang gắn liền với truyền thuyết:
- A. Mị Châu – Trọng Thủy.
- B. Chử Đồng Tử - Tiên Dung.
- C. Mai An Tiêm
- D. Hỗn Điền – Liễu Diệp
Câu 5: Trong truyên thuyết Liễu Diệp là:
- A. Công chúa Phù Nam.
- B. Nữ vương Phù Nam.
- C. Hoàng hậu Phù Nam.
- D. Thần dân Phù Nam.
Câu 6: Trong truyền thuyết Hỗn Diệp là:
- A. Thần dân nước Nam.
- B. Thái tử nước Nam.
- C. Hoàng tử nước Nam.
- D. Người cai quản vương quốc phía Nam.
Câu 7: Người đứng đầu nhà nước Văn Lang là:
- A. An Dương Vương.
- B. Hùng Vương.
- C. Thục Phán.
- D. Sơn Tinh.
Câu 8: Vị thần đã ban cho Hỗn Điền:
- A. Cây cung.
- B. Thanh kiếm.
- C. Cây nỏ.
- D.Con dao.
Câu 9: Thần báo mộng cho Hỗn Điền điều gì?
- A. Trở thành oàng từ Phù Nam.
- B. Trở thành vua Phù Nam.
- C. Trở thành phò mã Phù Nam.
- D. Trở thành tể tướng Phù Nam.
Câu 10. Hỗn Điền đi ra biển theo chỉ dẫn của ai?
- A. Các vị tiên.
- B. Đàn chim nhạn
- C. Các vị thần.
- D. Đàn én di cư.
Câu 11: Hỗn Điền đi tới Vương quốc Phù Nam bằng đường nào?
- A. Bộ.
- B. Biển.
- C. Sông.
- D. Suối.
Câu 12: Những đồ khảo cổ về đất nước Phù Nam được tìm thấy ở đâu?
- A. Bắc bộ.
- B. Trung bộ.
- C. Nam bộ.
- D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 13: Bếp đun của người dân Phù Nam còn được gọi là?
- A. Cà Ràng
- B. Tro bếp.
- C. Mèn mén.
- D. Nồi lửa.
Câu 14: Bếp đun của người Phù Nam được làm từ:
- A. Đất nung.
- B. Đất vôi.
- C. Đất phèn.
- D. Đất badan.
Câu 15: Bếp của người Phù Nam có gì đặc biệt?
- A. Có thành che gió.
- B. Có tay cầm cách nhiệt.
- C. Có đai giữ nhiệt.
- D. Có đáy giữ nước.
Câu 16: Để sử dụng bếp người Phù Nam dùng gì để nhóm lửa?
- A. Trấu, rơm.
- B. Củi, trấu.
- C. Than, trấu..
- D. Củi, than
Câu 17: Bếp đun ngày nay được sử dụng:
- A. Rất phổ biến.
- B. Không phổ biến.
- C. Khá phổ biến.
- D. Phổ biến.
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào không đúng khi nói về vương quốc Phù Nam?
- A. Địa bàn cư trú của cư dân Phù Nam chue yếu ở khu vực Nam Bộ hiện nay.
- B. Sự xuất hiện của vương quốc Phù Nam liên quan đến truyền thuyết về Hỗn Điền – Liễu Diệp.
- C. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân Phù Nam còn khó khăn, kém phát triển.
- D. Cà ràng là một trong những dụng cụ nấu ăn của người dân Phù Nam.
Câu 2: Ý nào dưới đây không phải đặc điểm của cà ràng?
- A. Được làm bằng đất nung..
- B. Có thành che gió, đáy giữ tro.
- C. Chỉ sử dụng trên các ghe, thuyền.
- D. Đun bằng củi hoặc than.
Câu 3: Ý nào không đúng khi nói về tượng Phật Bình Hòa của người dân Phù Nam?
- A. Tượng được làm bằng gỗ bằng lăng.
- B. Tượng gỗ hình đức Phật đứng trên tòa sen với mái tóc xoăn
- C. Tượng được trạm khắc tinh xảo với các mảnh xà cừ nhỏ.
- D. Thân tượng khoác áo choàng phủ vai trái, hai tay để ngang ngực.
Câu 4: Ý nào không đúng về việc phát hiện các đồ trang sức, tượng thần, Phật của nhân dân Phù Nam?
- A. Sự đa dạng trong văn hóa của người dân.
- B. Sự đa dạng trong tin ngưỡng của người dân.
- C. Tính thẩm mĩ cao của người dân .
- D. Sự trừu tượng trong tư duy sáng tạo của người dân.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không về đời sống vật chất của người dân Phù Nam?
- A. Kinh tế phát triển.
- B. Đời sống vật chất đầy đủ.
- C. Sáng chế ra tiền bằng kim loại.
- D. Các công trình kiến trúc đơn sơ, nhỏ lẻ.
Câu 6: Ý nào không phải là hiện vật của đất nước Phù Nam được tìm thấy?
- A. Khuyên tai bằng vàng.
- B. Bát gốm sứ Bát Tràng.
- C. Tượng phật Bình Hòa.
- D. Đồng tiền kim loại.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Khía cạnh trong văn hóa vật chất của Phù Nam thể hiện những nét đặc trưng của đời sống sống nước:
- A. Xây thành thị ven biển.
- B. Đi lại bằng xe ngựa.
- C. Trồng lúa nước.
- D. Làm nhà trên kệnh rạch, đi lại bằng ghe thuyền.
Câu 2: Văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa:
- A. Óc Eo.
- B. Ấn Độ.
- C. Chăm-pa.
- D. Trung Quốc.
Câu 3: Ở Vương quốc Phù Nam, dấu ấn của đời sống sông nước được thể hiện như thế nào?
- A. Nghề tạc tượng các vị thần, Phật rất phát triển, mang phong cách riêng.
- B. Có tín ngưỡng đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt Trời.
- C. Phật giáo và Ấn Độ giáo sớm được du nhập vào Phù Nam
- D. Làm nhà sàn trên kênh rạch, đi lại chủ yếu bằng mảng, ghe thuyền.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Đoạn tư liệu dưới đây cho biết điều gì về cư dân Phù Nam?\
“Sử kí Trung Quốc chép về Vương quốc Phù Nam như sau: Dân Phù Nam mưu lược, nhưng tốt bụng và thật thà, chuyên nghề buôn bán…Hàng hóa bán thường ngày là vàng, bạc, lụa,…”.
- A. Cư dân Phù Nam rất giàu có.
- B. Ưa sử dụng đồ trang sức được làm từ vàng, bạc.
- C. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động buôn bán bằng đường biển.
- D. Cư dân Phù Nam tốt bụng.
Câu 2: Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Văn lang - Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam là:
- A. Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công.
- B. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài.
- C. Nghề khai thác thủy - hải sản khá phát triển.
- C. Nghề khai thác thủy - hải sản khá phát triển.