A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)
Câu 1: Vương quốc Chăm-pa ra đời vào
- A. Cuối thế kỉ II.
- B. Đầu thế kỉ II
- C. Thế kỉ III.
- D. Thế kỉ IV.
Câu 2: Địa bàn chủ yếu của vương quốc Chăm-pa ở đâu?
- A. Một số tỉnh Tây Nguyên Việt Nam.
- B. Một số tỉnh Tây Bắc hiện nay.
- C. Một số tỉnh miền Trung hiện nay.
- D. Một số tỉnh Đông Bắc hiện nay.
Câu 3: Di sản văn hóa tiêu biểu của Vương quốc Chăm-pa là:
- A. Đền Rừng.
- B. Đền Tháp.
- C. Thánh địa.
- D. Tháp Mọc.
Câu 4. Khu vực nào ở nước ta còn nhiều di tích tháp Chăm:
- A. Biên giới Tây Bắc.
- B. Miền Bắc.
- C. Miền Nam.
- D. Miền Trung.
Câu 5: Tháp Chăm nổi bật nhất là:
- A. Thánh địa Khường Mỹ.
- B. Thánh địa Mỹ Sơn.
- C. Thánh địa Mỹ Khánh.
- D. Thánh địa Bình Lâm.
Câu 6: Thánh địa Mỹ Sơn có bao nhiêu đền tháp?
- A. 60
- B. 75
- C. 65
- D. 70
Câu 7: Xung quanh Thánh địa Mỹ Sơn là:
- A. Biển.
- B. Đồi núi.
- C. Sông.
- D. Đồi thoải.
Câu 8: Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở trong:
- A. Thung lũng
- B. Bán đảo.
- C. Đầm lầy.
- D.Cồn cát.
Câu 9: Thánh địa Mỹ Sơn là nơi để:
- A. Thi tài giữa các bộ tộc.
- B. Tổ chức tế lễ.
- C. Sinh hoạt chung của người dân.
- D. Già làng tập trung kể sử thi.
Câu 10. Đền tháp được xây dựng bằng vật liệu nào?
- A. Đá và đất sét.
- B. Đá.
- C. Gạch và đá.
- D. Gạch và đất nung.
Câu 11: Cửa của đền tháp quay mặt về hướng nào?
- A. Đông Bắc.
- B. Đông.
- C. Nam.
- D. Tây Nam.
Câu 12: Ở giữa Đền tháp là không gian nào?
- A. Lăng tẩm.
- B. Phòng sinh hoạt cộng đồng.
- C. Điện thờ.
- D. Họp bàn.
Câu 13: Tháp chính có kiến trúc gì?
- A. Thân vuông.
- B. Thân lục giác.
- C. Thân tròn.
- D.Thân ngũ giác.
Câu 14: Bao quanh ngôi tháp chính là:
- A. Ngôi tháp nhỏ.
- B. Đèn trời.
- C. Tượng lính gác.
- D. Tượng rồng.
Câu 15: Đền tháp được trang trí hoa văn có hình gì?
- A. Hoa lá và động vật.
- B. Hoa lá và chim muông.
- C. Cây cỏ và động vật.
- D. Cây cỏ và chim muông.
Câu 16: Tháp Bánh Ít còn có tên gọi là gì?
- A. Tháp Nhạn.
- B. Tháp Vân.
- C. Tháp Vàng.
- D. Tháp Bạc.
Câu 17: Tháp Pô Klong Ga-rai thuộc tỉnh:
- A. Bình Thuận.
- B. Bình Dương.
- C. Ninh Thuận.
- D. Nha Trang.
Câu 18: Tháp Bà Pô Na-ga thuộc tỉnh:
- A. Khánh Hòa.
- B. Nha Trang.
- C. Phú Yên.
- D. Ninh Thuận.
Câu 19: Tháp Bà Pô Na-ga gắn liền với nhân vật nào sau đây?
- A. Thiên Y A Na
- B. Po Ong
- D. Ga rai.
Câu 20: Đất nước nào được nhắc tới trong sự tích tháp Bà Pô- Na-ga?
- A. Thái Lan.
- B. Miến Điện.
- C. Mã Lai.
- D. Trung Hoa.
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Tỉnh nào không thuộc Vương quốc Chăm-pa?
- A. Quảng Ngãi.
- B. Khánh Hòa.
- C. Đồng Nai.
- D. Quảng Nam.
Câu 2: Đâu không phải tỉnh sở hữu Tháp Chăm?
- A. Quảng Nam.
- B. Bình Định.
- C. Quảng Ngãi.
- D. Phú Yên.
Câu 3: Đâu không phải là tên một Tháp Chăm?
- A. Dương Long.
- B. Cánh Tiên.
- C. Chim Lạc.
- D. Pô Rô-mê.
Câu 4: Ý nào không đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa?
- A. Có sự giao lưu, buôn bán với nhiều quốc gia, như: Trung Quốc, Ấn Độ.. .
- B. Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc theo lưu vực những con sông.
- C. Nghề khai thác lâm sản (trầm hương, kì nam, ngà voi…) rất phát triển.
- D. Nền kinh tế đóng kín, không có sự tiếp xúc, giao lưu với bên ngoài.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không về sự tích tháp Bà Pô Na-ga?
- A. Tiên nữ trên núi Đại An giáng sinh làm con nuôi trong gia đình tiều phu.
- B. Bị cho rày la, nàng liền biến thân vào khúc kì nam.
- C. Nàng dạy người dân cày cấy, ươm tơ, dệt vải....
- D. Bà ở lại cùng người dân cho đến khi thác.
Câu 6: Ý nào không đúng khi nói về Tháp Pô Klong Ga-rai?
- A. Găn với truyền thuyết về cậu bé Po Ong.
- B. Sau này tháp được xây dựng để tưởng nhớ công ơn voi trắng.
- C. Po Ong được voi trắng quỳ rước ông về cung điện.
- D. Trong thời gian trị vì Po ong xây dựng đất nuosc phát triển phồn thịnh.
Câu 7: Ý nào đưới đây không đúng khi nói về Tháp Bánh Ít?
- A. Tháp Bánh Ít còn gọi là Tháp Bạc.
- B. Tháp Bạc gồm bốn ngon tháp đứng gần nhau.
- C. Bên trong tháp chính đặt tượng Thiên Y A Na.
- D. Một tháp chính giữa đỉnh đồi và ba tháp nhỏ ở thấp hơn.
Câu 8: Ý nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc của Đền tháp?
- A. Được xây dựng bằng gạch kết hợp với đá sa thạch.
- B. Cửa Đền tháp quay mặt về phía Đông.
- C. Bao quanh ngôi tháp chính là những tượng rông.
- D. Tháp chinh có kiến trúc thân vuông.
Câu 9: Ý nào sau đây không đúng khi nói về đền tháp Chăm-pa?
- A. Đền tháp là di tích tiêu biểu của Vương quốc Chăm-pa.
- B. Hiện nay, ở khu vực miền Trung còn nhiều di tích đền tháp Chăm.
- C. Thánh địa Mỹ Sơn là đền tháp Chăm nổi bật nhất.
- D. Thánh địa Mỹ Sơn là một khu vực kiến trúc thống nhất với gần 70 đền tháp.
Câu 10: Hoạt động kinh tế nào không phải là của cư dân Chăm-pa?
- A. Khai thác sản vật rừng và biển.
- B. Trồng nho, ôliu.
- C. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm gốm, trang sức, dụng cụ sản xuất.
- D. Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc lưu vực các con sông.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Thành tựu văn hóa nào của cư dân Cham-pa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới?
- A. Các bức chạm nổi, phù điêu.
- B. Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn.
- C. Các tháp Chăm.
- D. Phố cổ Hội An.
Câu 2: Hoạt động kinh tế chính của cư dân cổ Chăm-pa?
- A. Thủ công nghiệp.
- B. Nông nghiệp trồng lúa.
- C. Săn bắt, hái lượm.
- D. Thương nghiệp.
Câu 3: Sản phẩm mà cư dân Chăm-pa làm ra là để:
- A. Phục vụ cuộc sống hằng ngày và trao đổi, buôn bán trong, ngoài nước.
- B. Trao đổi buôn bán trong nước và với các nước khác.
- C. Phục vụ cuộc sống hằng ngày và cống nạp cho Trung Quốc.
- D. Phục vụ cuộc sống hằng ngày.
Câu 4: Chữ viết của người Chăm-pa bắt nguồn từ:
- A. Chữ Pali của Ấn Độ.
- B. Chữ Phạn của Ấn Độ.
- C. Chữ Nôm của Việt Nam.
- D. Chữ Hán của Trung Quốc.
Câu 5: Điểm khác về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so với cư dân Cham-pa?
- A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hinđu giáo và Phật giáo.
- B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
- C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc.
- D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Điền từ thích hợp và đoạn tư liệu sau:
“Thánh địa Mỹ Sơn là một....kiến trúc với khoảng hơn......, nằm trong một........được bao quanh bởi đồi, núi”
- A. Quần thể – 65 – bình nguyên.
- B. Tập hợp – 70 – thung nham.
- C. Quần thể – 70 – thung lũng.
- D. Tập hợp – 60 – cồn cát.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về Vương quốc Chăm-pa?
- A. Ra đời sau thắng lợi của cuộc chiến đấu chống lại ách đô hộ của nhà Hán.
- B. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa là khai thác thủy – hải sản.
- C. Cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Khơ-me cổ.
- D. Phật giáo là tôn giáo duy nhất được cư dân Chăm-pa sùng mộ.