A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (16 CÂU)
Câu 1: Đất nước trướ thời kì đổi mới là:
A. Thời kì bao cấp.
- B. Thời kì tem phiếu
- C. Thời kì chu cấp.
- D. Thời kì quốc hữu hóa.
Câu 2: Thời kì trước đổi mới diễn ra trên phạm vi:
- A. Miền Bắc.
- B. Miền Nam.
C. Cả nước.
- D. Miền Trung.
Câu 3: Thời kì đổi mới diễn ra vào:
- A. 1975 – 1987.
B. 1976 – 1986.
- C. 1977 – 1985.
- D. 1976 – 1988.
Câu 4. Thời kì đất nước trước đổi mới diễn ra từ khi nào?
- A. Tổng tuyển cử đầu tiên.
- B. Bỏ phiếu Quốc hội.
- C. Họp quốc hội khóa I.
D. Đất nước thống nhất.
Câu 5: Trong thời kì bao cấp nhân tố nào năm quyền phân phối hầu hết mọi hàng hóa:
- A. Thương nhân.
B. Nhà nước.
- C. Nhân dân.
- D. Chính phủ.
Câu 6: Thời kì bao cấp khi mua bán có điều gì đặc biệt?
- A. Dùng tiền giấy
- B. Đổi vật ngang giá.
- C. Phát hành tiền xu.
D. Hạn chế tiền mặt.
Câu 7: Lương thực, thực phẩm được phân phối theo
- A. Khẩu phần.
B. Đầu người.
- C. Cấp bậc.
- D. Năng suất.
Câu 8: Hàng hóa được phân phối thông qua:
A. Tem phiếu.
- B. Năng suất làm việc.
- C. Cấp bậc.
- D. Số lượng con cái.
Câu 9: Sổ lương thực có đặc điểm gì:
- A. In giấy vàng, có kích thước bằng nửa tờ giấy.
B. In giấy nâu, có kích thước bằng nửa tờ giấy.
- C. In giấy nâu, kích thước bằng 1 tờ giấy.
- D.In giấy vàng, kích thước bằng 1 tờ giấy.
Câu 10. Giấy tờ quan trọng nhất trong thời kì bao cấp là:
- A. Phiếu ăn.
- B. Sổ hộ khẩu.
C. Sổ lương thực.
- D. Tem thịt.
Câu 11: Sổ lương thực còn được gọi là gì?
- A. Sổ tem phiếu.
B. Sổ gạo.
- C. Sổ thức ăn.
- D. Sổ khẩu phần cá nhân.
Câu 12: Trên bìa sổ lương thực có ghi thông tin gì?
- A. Tên chủ hộ, địa chỉ nơi ở hoặc làm việc.
- B. Tên chủ hộ, dấu của Công ty Lương thực.
C. Tên chủ hộ, địa chỉ nơi ở hoặc làm việc, dấu của Công ty Lương thực.
- D. Địa chỉ nơi ở hoặc làm việc, dấu của Công ty Lương thực
Câu 13: Ở vùng nông thôn, nông dân được chia sản phẩm theo:
A. Chế độ cộng điểm.
- B. Số lượng thóc gạo đóng góp.
- C. Năng suất sản xuất.
- D. Số lượng nhân khẩu.
Câu 14: Trong sổ lương thực có ghi thông tin gì?
A. Tên thành viên gia đình.
- B. Số lượng gạo được nhận.
- C. Số lần được nhận lương thực trong tháng.
- D. Nơi làm việc của các thành viên trong gia đình.
Câu 15: Thiết bị truyền hình nào xuất hiện vào thời kì bao cấp?
A. Ti vi đen trắng.
- B. Máy chiếu cỡ lớn.
- C. Ti vi màu.
- D. Rạp chiếu phim quốc gia.
Câu 16: Vào thời kì bao cấp, người dân quan tâm đến chương trình nào?
- A. Nông thôn mới.
- B. Cuộc sống đổi mới.
- C. Bản tin sáng.
D. Thời sự.
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là lý do nông nghiệp Việt nam có bước tiến vượt bậc trong thời kì đổi mới?
- A. Do đầu tư vốn vào nông nghiệp ít, thời gian quay vòng vốn nhanh hơn so với các ngành khác.
- B. Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp.
C. Do nhu cầu của thị trường thế giới về các sản phẩm nông nghiệp lớn.
- D. Do những lợi thế về nông nghiệp của Việt Nam
Câu 2: Đâu không phải là người được cung cấp hàng hóa trong thời kì bao cấp?
- A. Người làm việc trong xí nghiệp.
- B. Người làm việc trong các cơ quan.
C. Người nông dân của hợp tác xã.
- D. Người làm việc trong nhà máy.
Câu 3: Ý nào không phải là hình thức được công nhân để phát lương thực?
- A. Tem.
- B. Phiếu.
C. Nhãn.
- D. Bìa.
Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói về sổ lương thực?
- A. Cuốn xổ in giấy nâu, có kích thước bằng nửa tờ giấy.
- B. Bìa ghi tên chủ hộ, địa chỉ và có dấu đỏ.
- C. Bên trong ghi tên các thành viên và tiêu chuẩn lương thực.
D. Bên ngoài có bọc lớp bóng kính để giữ gìn sổ.
Câu 5: Đâu không phải là mặt hàng được phát bằng tem phiếu?
- A. Thịt.
- B. Mắm.
- C. Xe đạp.
D. Quần áo.
Câu 6: Đâu không phải là vật dụng thời bao cấp
- A. Đèn dầu.
B. Điện thoại cảm ứng.
- C. Ti vi đen tắng.
- D. Quạt điện.
Câu 7: Đâu không phải chương trình co trên ti vi thời kì bao cấp?
- A. Những bông hoa nhỏ.
- B. Thời sự.
C. Chuyển động 24h.
- D. Phim Liên Xô.
3. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay là:
- A. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
B. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- C. Không ngừng củng cố tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
- D. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
Câu 2: Từ năm 1996 - 2000, ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là:
- A. Gạo, cà phê và thủy sản.
B. Gạo, hàng dệt may và nông sản.
- C. Gạo, cà phê và điều.
- D. Gạo, hàng diệt may và thủy sản.
Câu 3: Nhiệm vụ chiến lược của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam từ sau năm 1986 đến nay là gì?
A. Đổi mới, phát triển và hội nhập.
- B. Xây dựng cơ chế quản lí quan liêu, bao cấp.
- C. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- D. Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
Câu 4: Nội dung trọng tâm đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước được nêu ra là:
- A. Chính trị.
B. Kinh tế.
- C. Tư tưởng.
- D. Giáo dục.
Câu 5: Đâu là giấy tờ quan trọng nhất đối với người dân thời kì bao cấp?
- A. Tem
- B. Phiếu.
C. Sổ lương thực.
- D. Bìa.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Thách thức lớn nhất mà Việt Nam sẽ gặp phải khi mở cửa, hội nhập với thế giới?
- A. Đánh mất bản sắc dân tộc.
- B. Vi phạm chủ quyền quốc gia dân tộc.
C. Nguy cơ tụt hậu.
- D. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các nước mới.
Câu 2: Thuận lợi cơ bản Việt Nam sẽ nhận đươc khi mở cửa, hội nhập với thế giới là gì?
A. Tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kĩ thuật.
- B. Khai thác có hiệu quả những tiềm năng vốn có của đất nước.
- C. Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
- D. Nhận được sự giúp đỡ của quốc tế.