A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)
Câu 1: Ai là người thôn tính nước Âu Lạc:
- A. Triệu Đà.
- B. Sĩ Nhiếp.
- C. Mã Viện.
- D. Đông Ngô.
Câu 2: Các triều đại phong kiến phương Bắc nooist tiếp nhau đô hộ nước ta tron bao lâu?
- A. Gần 1000 năm.
- B. Hơn 500 năm.
- C. Hơn 1000 năm.
- D. Gần 500 năm.
Câu 3: Dưới sự đô hộ của phương Bắc, nhân dân ta đã là gì?
- A. Khuất phục.
- B. Đấu tranh.
- C. Chịu đựng.
- D. Chấp nhận.
Câu 4. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại quân, xâm lược nhà Đường vào năm 687 là ai?
- A. Triệu Quang Phục.
- B. Mai Hắc Đế.
- C. Mai Thúc Loan.
- D.Phùng Hưng
Câu 5: Nước ta rơi vào ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc từ năm:
- A. 179 SCN.
- B. 179 TCN.
- C. 208 TCN.
- D. 208 SCN.
Câu 6: Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh bại quân xâm lược nào?
- A. Quân Ngụy
- B. Quân Thục
- C. Quân Ngô
- D. Quân Hán
Câu 7: Chiến thắng nào đã kể thúc thời kì Bắc thuộc là:
- A. Chương Dương.
- B. Bạch Đằng.
- C. Độ Kiếp.
- D. Đống Đa.
Câu 8: Đâu là tấm gương anh dũng trong cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc?
- A. Ngô Quyền.
- B. Phân Bội Châu
- C. Hàm Nghi.
- D.Phan Châu Trinh.
Câu 9: Trưng Trắc và Trưng Nhị là:
- A. Hai người bạn.
- B. Hai chị em.
- C. Hai mẹ con.
- D. Hai anh em.
Câu 10. Hai Bà Trưng khi ấy sinh sống ở đâu?
- A. Cổ Loa.
- B. Hoa Lư
- C. Mê Linh
- D. Luy Lâu.
Câu 11: Người chồng của Trưng Trắc có tên là gì?
- A. Mai Thúc Loan.
- B. Thi Sách.
- C. Đinh Kiến.
- D. Lý Tự Tiên.
Câu 12: Ai là kẻ đã giết hại chồng của Trưng Trắc?
- A. Triệu Đà.
- B. Thái Thú.
- C. Tô Định.
- D. Đông Ngô.
Câu 13: Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa với mục đích gì?
- A. Đền nợ nước, trả thù nhà.
- B. Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. .
- C. Đền nợ nhà, trả thù nước.
- D. Vì nước quên thân.
Câu 14: Nghĩa quân của Hai Bà Trưng làm chủ các vùng đất theo thứ tự:
- A. Mê Linh – Cổ Loa – Luy Lâu.
- B. Luy Lâu – Cổ Loa – Mê Linh.
- C. Cổ loa – Mê Linh – Luy Lâu.
- D. Cổ Loa – Luy Lâu – Mê Linh.
Câu 15: Sau khi khởi nghĩa thắng lơi, Hai Bà Trưng được tôn làm vua với tên gọi là gì?
- A. Trưng Vương.
- B. Nữ Trưng Vương.
- C. Trưng Đế.
- D. Nữ Trưng Đế.
Câu 16: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giúp nước ta độc lập trong bao lâu?
- A. 13 năm.
- B. 10 năm.
- C. 5 năm.
- D. 3 năm.
Câu 17: Nước ta bị nhà Lương đô hộ vào thời gian nào?
- A. Thế kỉ VII.
- B. Thế kỉ X.
- C. Thế kỉ VI
- D. Thế kỉ V.
Câu 18: Xuất thân của Lý Bí là:
- A. Hào trưởng.
- B. Phú hộ.
- C. Quan chi huyện.
- D. Nông dân.
Câu 19: Lý Bí lên ngôi vua năm nào?
- A. 544
- B. 455
- D. 554
Câu 20: Lý Bí đặt quốc hiệu là gì?
- A. Đại Cồ Việt.
- B. Đại Ngu.
- C. Đại Việt.
- D. Vạn Xuân
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Thời gian nào sau đây không có cuộc khởi nghĩa chống phong kiến phương Bắc?
- A. 40 – 43
- B. 248.
- C. 825.
- D. 542 – 602.
Câu 2: Đâu không phải nơi nghĩa quân của Hai Bà Trưng làm chủ?
- A. Cổ Loa.
- B. Luy Lâu.
- C. Hát Môn.
- D. Mê Linh.
Câu 3: Đâu không phải là một nhân vật liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng?
- A. Kiều Công Tiễn.
- B. Dương Đình Nghệ.
- C. Ô Mã Nhi.
- D. Hoằng Tháo.
Câu 4: Ý nào không đúng khi nói về nguyên nhân dân ta đứng lên đấu tranh phong kiến phương Bắc đô hộ?
- A. Nhân dân ta có tinh thần đoàn kết, yêu nước.
- B. Nhân dân ta căm thù phong kiến phương Bắc.
- C. Sự tàn bạo, độc ác của phong kiến phương Bắc.
- D. Sự tác động, giúp đỡ nhiệt tình của các nước láng giềng.
Câu 5: Đâu không phải một tấm gương anh dũng, tiêu biểu trong thời kì đấu tranh chống phong kiến phương Bắc?
- A. Phùng Hưng.
- B. Bà Triệu.
- C. Lê Lợi.
- D. Hồ Nguyên Trừng.
Câu 6: Ý nào không đúng khi nói về chiến thắng Bạch Đằng?
- A. Chấm dứt hoàn toàn ach đô hộ của phong kiến phương Bắc.
- B. Làm cho các nước phong kiến phương Bắc thêm mưu đoạt chiếm lấy nước ta.
- C. Mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.
- D. Thể hiện tinh thần yêu nước, căm thù giặc của quân và dân ta.
Câu 7: Ý nào đưới đây không đúng khi nói về Ngô Quyền?
- A. Là một vị tướng tài – con rể của nhà quân sự Dương Đình Nghệ.
- B. Ông cho người đen cọc lớn vạt nhọn, đầu bịt sắt đóng ngầm trên sông Bạch Đằng.
- C. Ông cho quân nhanh chóng tiến ra nghênh chiến khi thủy triều lên.
- D. Khi thủy triều lên, ông cho thuyền ra khiêu chiến quân địch.
Câu 8: Ý nào sau đây không phải một cuộc khởi nghĩa đấu tranh tiêu biểu của thời kì Bắc thuộc?
- A. Bà Triệu.
- B. Lý Bí – Triệu Quang Phục.
- C. Lưu Hoằng Tháo.
- D. Mai Thúc Loan.
Câu 9: Ý nào sau đây không phải một sản vật mà nước ta phải cống nạp cho chính quyền đo hộ phong kiến phương Bắc?
- A. Ngà voi.
- B. Đồi mồi.
- C. Ngọc trai.
- D. Ba ba.
Câu 10: Ý nào sau đây không đúng khi nói về chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc?
- A. Sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
- B. Chúng cho phép người dân sử dụng ngôn ngữ bản địa.
- C. Chúng chia nước ta thành các đơn vị hành chính như châu, huyện.
- D. Chúng bắt dân ta phải cống nạp sản vật.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia thành 2 quận và sáp nhập vào quốc gia nào?
- A. Trung Quốc
- B. Nam Việt
- C. Văn Lang
- D. An Nam
Câu 2: Kinh đô của nhà nước Vạn Xuân được đặt ở đâu?
- A. Ninh Bình
- B. Hà Nội.
- C. Thái Bình
- D. Hòa Bình.
Câu 3: Lý Nam Đế đã lập ra triều đình:
- A. Gôm hai ban là ban Văn và ban Võ.
- B. Với sự thay đổi hoàn toàn về bộ máy.
- C. Để phân chia các tướng lĩnh cai quản 5 phương
- D. Phục vụ công tác xây dựng đất nước sau khởi nghĩa.
Câu 4: Vì sao dưới thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân ta không ngừng vùng lên đấu tranh chống chính quyền đô hộ của các triều đại phong kiến Bắc?
- A. Do giai cấp quý tộc nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc tước mất quyền lợi.
- B. Do căm thù sâu sắc chế độ cai trị tàn bạo của các triều đại phong kiến phương Bắc.
- C. Do các triều đại phong kiến phương Bắc tước đoạt ruộng đất của giai cấp nông dân.
- D. Do các triều đại phong kiến phương Bắc bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.
Câu 5: Cuộc đáu tranh của Lý Bí thể hiện điều gì?
- A. Lòng căm thù giặc và yêu nước của nhân dân Vạn Xuân.
- B. Sự phát triển mạnh mẽ của phòng trào đấu tranh giành độc lập.
- C. Lòng yêu nước, sự trưởng thành về ý thức đấu tranh giành độc lập.
- D. Sự đồng lòng của người dân và sự giúp đỡ của các nước láng giềng
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Điền từ thích hợp và đoạn tư liệu sau:
“ Hai Bà Trưng có đại tài,
Phát cờ....giết người tà gian,
Ra tay khôi phục....,
Tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta”
- A. Khởi nghĩa – giang sơn.
- B. Kêu gọi – giang sơn.
- C. Khởi nghĩa – giang san.
- D. Kêu gọi – giang san.
Câu 2: Vì sao nhân dân ta không ngừng vùng lên đấu tranh chống chế độ phong kiến Bắc thuộc?
- A. Vì căm thù sâu sắc chế độ cai trị tàn bạo của kẻ thù.
- B. Vì bị mất ruộng đất quá nhiều.
- C. Vì đời sống gặp nhiều khó khăn.
- D. Vì bị bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.