Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học 11 chân trời (đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học 11 chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 SINH HỌC 11 CHÂN TRỜI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Sự sinh trưởng và phát triển ở côn trùng được điều hòa bởi hormone nào?

A. Testosterone và estrogen. B. Ecdysteroid và juvenile.

C. Thyroxine và GH. D. Allata và cardiaca.

Câu 2. Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là quá trình

A. nguyên phân. B. giảm phân.

C. thụ tinh. D. nguyên phân và giảm phân.

Câu 3. Giâm cành là phương pháp

A. cho đoạn cành ra rễ trên cây mẹ rồi đem cắt xuống đất để phát triển thành cây mới.

B. lấy cành ghép vào cây khác.

C. nhân giống trong ống nghiệm.

D. cắt một đoạn cành có đủ chồi mắt cắm xuống đất ẩm cho ra rễ, phát triển thành cây mới.

Câu 4. Các động vật nguyên sinh như trùng roi, trùng giày, amip có hình thức sinh sản nào sau đây?

A. Phân đôi. B. Nảy chồi.

C. Trinh sinh. D. Sinh sản hữu tính.

Câu 5. Một thể thống sống, được cấu tạo từ nhiều cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan thực hiện các quá trình sinh lí nhất định được gọi là

A. hệ thống sinh vật. B. cơ thể sinh vật. 

C. quần thể sinh vật. D. quần xã sinh vật.

Câu 6. Những chuyên ngành nào sau đây thuộc nhóm ngành nghiên cứu?

A. Y sĩ, y học cổ truyền, bác sĩ đa khoa, điều dưỡng, hộ sinh,...

B. làm vườn - cây cảnh, sinh vật cảnh, lâm nghiệp đô thị,...

C. cử nhân sinh học, sinh học ứng dụng, công nghệ sinh học,...

D. công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm sản,...

Câu 7. Ở động vật, quá trình sinh trưởng và phát triển gồm hai giai đoạn chính là

A. giai đoạn sinh sản và giai đoạn mất khả năng sinh sản.

B. giai đoạn thụ tinh và giai đoạn phôi.

C. giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.

D. giai đoạn phôi nang và giai đoạn phôi vị.

Câu 8. Trong sinh sản hữu tính, cơ thể mới được hình thành từ cấu trúc nào sau đây?

A. Giao tử. B. Bào tử.

C. Hợp tử. D. Mô/cơ quan của cơ thể mẹ.

Câu 9. Sự tạo quả được thành từ

A. phôi mầm. B. nhân cực. C. bầu nhụy. D. nội nhũ.

Câu 10. Hormone điều hòa hoạt động của buồng trứng là

A. GnRH, FSH, LH và testosterone.

B. GnRH, FSH, LH, progesteron và estrogen.

C. FSH, LH và GnRH.

D. LH, progesteron và GnRH.

Câu 11. Các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ở động vật bao gồm

A. tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.

B. thần kinh, nội tiết, tiêu hóa, bài tiết.

C. nội tiết, hô hấp, bài tiết, tiêu hóa.

D. vận động, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp.

Câu 12. Những kiến thức về các bệnh về tiêu hóa, hô hấp, tim mạch,... liên quan đến ngành nghề nào sau đây?

A. Trồng trọt. B. Y học. C. Chăn nuôi. D. Chế biến.

Câu 13. Cho một số loài sau: ve sầu, bướm, châu chấu, ruồi, tôm, cua. Những loài nào có hình thức phát triển biến thái không hoàn toàn?

A. Bướm, châu chấu. B. Bướm, ruồi, châu chấu.

C. Ve sầu, tôm, cua. D. Ve sầu, châu chấu, tôm, cua.

Câu 14. Sinh sản vô tính là

A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.

B. hình thức sinh sản ở tất cả các loài sinh vật.

C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.

Câu 15. Từ một tế bào mẹ (2n) trong bao phấn của nhị hoa qua giảm phân hình thành

A. 1 bào tử đơn bội. B. 2 bào tử đơn bội.

C. 3 bào tử đơn bội. D. 4 bào tử đơn bội.

Câu 16. Ngành trồng trọt có lĩnh vực mũi nhọn nào sau đây?

A. Trồng trọt sử dụng các thuốc và chất bảo vệ thực vật dạng hóa học.

B. Giống cây trồng sạch bệnh.

C. Liệu pháp gene.

D. Sản xuất vaccine an toàn.

Câu 17. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A. Cơ thể động vật sinh trưởng với tốc độ không đều.

B. các phần khác nhau của cơ thể động vật có tốc độ sinh trưởng không giống nhau.

C. Sinh trưởng đạt mức tối đa của các loài vật nuôi tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc.

D. Phôi thai có sự phát triển của các cơ quan, hệ cơ quan khác nhau.

Câu 18. Để nhân giống hoa lan, người ta thường áp dụng phương pháp nhân giống vô tính nào?

A. Nuôi cấy mô tế bào. B. Giâm.

C. Chiết. D. Ghép.

Câu 19. Những khẳng định nào sau đây thể hiện mối quan hệ của quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật?

(1) Các cơ quan, quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật cũng có mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại mật thiết với nhau.

(2) Các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật chỉ có quan hệ với nhau thông qua tín hiệu hormone.

(3) Khi một cơ quan nào đó bị rối loạn hoặc không hoạt động thì sự hoạt động của các cơ quan khác vẫn diễn ra bình thường.

(4) Khi một cơ quan nào đó bị rối loạn hoạt động sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ quan khác, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sống của toàn bộ cơ thể sinh vật.

A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (4).

Câu 20. Kiến thức nào sau đây không cần thiết trong ngành chăn nuôi?

A. Các hình thức trao đổi khí: qua bề mặt cơ thể; ống khí; mang; phổi.

B. Cơ chế mắc bệnh và cơ chế chống bệnh ở động vật.

C. Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

D. Điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.

Câu 21. Ở người, bệnh già trước tuổi (bệnh nhân có biểu hiện già ở tuổi thiếu nhi) là do sai lệch trong hệ gene. Nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở người bệnh lúc này là

A. thức ăn. B. các hormone sinh trưởng và phát triển.

C. ánh sáng. D. tính di truyền.

Câu 22. Cho các ví dụ sau đây:

(1) Cây táo ra hoa. (2) Củ khoai tây mọc mầm.

(3) Thủy tức nảy chồi thành thủy tức con. (4) Cây dâu tây mọc thêm cành mới.

(5) Sư tử cái sinh ra sư tử con. (6) Tái sinh đuôi ở thạch sùng.

(7) Gà con lớn lên thành gà trưởng thành có mào, nặng 2,5kg.

(8) Hạt hướng dương nảy mầm.

Có bao nhiêu ví dụ nói về sinh sản ở sinh vật?

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 23. Đề tạo được giống cây hoa giấy ngũ sắc phục vụ cho nhu cầu trang trí của người dân, chúng ta có thể sử dụng phương pháp nhân giống vô tính nào?

A. Nuôi cấy mô tế bào. B. Giâm.

C. Chiết. D. Ghép.

Câu 24. Tác dụng của thuốc viên tránh thai hằng ngày là

A. ngăn không cho trứng chín và rụng.

B. ngăn tinh trùng gặp trứng.

C. ngăn sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.

D. ngăn tuyết yên tiết FSH, ICSH.

Câu 25. Nguyên tắc cao nhất trong việc bảo quản nông sản là

A. phải để chỗ kín để không ai nhìn thấy.

B. giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu.

C. nơi cất giữ phải có nhiệt độ vừa phải.

D. nơi cất giữ phải cao ráo. 

Câu 26. Những thành tựu nào thuộc lĩnh vực sinh học cơ thể thực vật?

(1) Sản xuất giống cây trồng chất lượng cao.

(2) Nhân giống lợn Ỉ bằng kĩ thuật chuyển nhân tế bào soma.

(3) Tạo giống cây trồng thích nghi với biến đổi khí hậu.

(4) Phòng bệnh COVID-19 bằng vaccine tái tổ hợp.

(5) Lưu trữ DNA của động vật quý hiếm.

(6) Điều khiển cây trồng ra hoa trái vụ.

A. (1), (2), (5). B. (2), (4), (6). C. (1), (3), (6). D. (2), (3), (5)

Câu 27. Ví dụ nào sau đây là biện pháp thay đổi các yếu tố môi trường làm thay đổi số con?

A. Tăng cường chiếu sáng đối với ga nuôi làm cho gà có thể đẻ 2 trứng trong một ngày.

B. Tăng dịch chiết từ tuyến dưới não của các loài khác cho cá mè, cá trắm cỏ làm cho trứng chín hàng loạt.

C. Khi hợp tử đang phân chia, người ta dùng kĩ thuật để tách rời các tế bào con ra khỏi hợp tử; mỗi tế bào con sẽ được nuôi dưỡng và phát triển thành một phôi mới.

D. Ép nhẹ lên bụng cá đã thành thục sinh để trứng chín tràn vào 1 cái đĩa rồi rót nhẹ tinh dịch lên trên, dùng lông gà đảo nhẹ giúp trứng thụ tinh.

Câu 28. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của sinh sản hữu tính ở thực vật trong thực tiễn?

(1) Tạo cây ngô hạt tím dẻo, bắp to bằng phương pháp lai giữa cây ngô tím hạt ngọt, bắp to với cây ngô nếp ta hạt dẻo, màu trắng.

(2) Tạo giống gạo ST25 có khả năng chịu mặn, chống bệnh tốt, chất lượng gạo ngon.

(3) Nuôi cấy hạt phấn để cho số lượng lớn cây hoa màu.

(4) Sử dụng ethylene để kích thích quá trình chín của quả.

A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm): So sánh quá trình sinh tinh trùng và sinh trứng ở người.

Câu 2. (1 điểm): Có hai bạn đang tranh luận với nhau về chế độ dinh dưỡng của lứa tuổi 15 -19 tuổi. Bạn thứ nhất nói: “Thịt, cá là loại thức ăn giàu đạm nên cần bổ sung nhiều cho giai đoạn này”. Bạn thứ hai nói: “Sữa các sản phẩm chế biến từ sữa cung cấp nhiều calcium nên cần uống nhiều sữa hơn so với ăn thịt, cá”.

Em có đồng ý với ý kiến của hai bạn không? Vì sao?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA SINH HỌC 11 CHÂN TRỜI CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

1 - B

2 - A

3 - D

4 - A

5 - B

6 - C

7 - C

8 - C

9 - C

10 - B

11 - A

12 - B

13 - D

14 - C

15 - D

16 - B

17 - C

18 - A

19 - D

20 - B

21 - D

22 - A

23 - D

24 - A

25 - C

26 - B

27 - A

28 - A

    

B. PHẦN TỰ LUẬN(3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1 

(2,0 điểm)

So sánh quá trình sinh tinh trùng và sinh trứng ở người:

- Giống nhau: Đều diễn ra từ các tế bào sinh dục sơ khai hình thành trong giai đoạn phát triển phôi, khi đến tuổi dậy thì chúng chuyển qua giai đoạn chín và thực hiện quá trình giảm phân để tạo các giao tử đơn bội.

- Khác nhau:

Điểm phân biệt

Quá trình sinh tinh trùng

Quá trình sinh trứng

Vị trí 

diễn ra

Tinh hoàn của nam.

Buồng trứng của nữ.

Thời điểm

Diễn ra liên tục từ lúc dậy thì cho đến già.

Diễn ra theo chu kì, mỗi chu kì thường chỉ có một trứng được tạo thành (đôi khi có vài ba trứng được tạo thành) và trong một giai đoạn nhất định từ lúc dậy thì đến độ tuổi mãn kinh (45 - 50 tuổi).

Kết quả

Từ một tế bào sinh tinh cho ra bốn tinh tử, chúng biệt hóa thành bốn tinh trùng.

Từ một tế bào sinh trứng cho ra một noãn (trứng) và ba thể cực. Quá trình sinh trứng chỉ hoàn tất nếu có tinh trùng đi vào bên trong trứng để thụ tinh, nếu không nó sẽ dừng lại ở kì giữa của giảm phân II.

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

0,5

Câu 2

(1,0 điểm)

Ý kiến của hai bạn đều đúng khi nhận xét về thành phần các chất dinh dưỡng có nhiều trong các loại thức ăn như thịt, cá, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa. 

Tuy nhiên, đối với từng giai đoạn phát triển của con người nói chung, ở lứa tuổi 15 -19 tuổi nói riêng thì như cầu đối với các loại chất dinh dưỡng này có tỉ lệ khuyến cáo nhất định. Chúng ta không nên chỉ sử dụng một loại thức ăn mà nên ăn phối hợp nhiều loại và sử dụng chúng một cách cân đối, phù hợp.

0,5

 

 

 

0,5

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 11 CHÂN TRỜI CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024) 

MÔN: SINH HỌC 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

3

 

1

 

1

  

1

5

1

2,25

2. Khái quát về sinh sản ở sinh vật

3

   

1

   

4

 

1

3. Sinh sản ở thực vật

3

 

1

 

2

   

6

 

1,5

4. Sinh sản ở động vật

2

  

1

2

   

4

1

3

5. Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và tự điều chỉnh

2

 

1

 

1

   

4

 

1

6. Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể

3

 

1

 

1

   

5

 

1,25

Tổng số câu TN/TL

16

0

4

1

8

0

0

1

28

2

10

Điểm số

4,0

0

1,0

2,0

2,0

0

0

1,0

7,0

3,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

100%

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 11 CHÂN TRỜI CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024) 

MÔN: SINH HỌC 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số câu)

TN 

(số câu)

TL

 

TN 

CHỦ ĐỀ 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

1

5

  

1. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Nhận biết

- Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Nêu được các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Nêu được đại diện của các hình thức phát triển ở động vật.

 

3

 

C1

C7

C13

Thông hiểu

Phân tích được các đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật.

 

1

 

C17

Vận dụng

Liên hệ thực tiễn về chế độ dinh dưỡng ở lứa tuổi từ 15 -19 tuổi.

1

1

C2

C21

CHỦ ĐỀ 4. SINH SẢN Ở SINH VẬT

1

14

  

2. Khái quát về sinh sản ở sinh vật

Nhận biết

Nêu được khái quát khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu sinh sản ở sinh vật.

 

3

 

C2

C8

C14

Vận dụng

Liên hệ sinh sản ở sinh vật trong thực tiễn.

 

1

 

C22

3. Sinh sản ở thực vật

Nhận biết

- Nêu được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật.

- Nêu được sự hình thành quả và hạt.

- Nêu được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.

 

3

 

C3

C9

C15

Thông hiểu

Phân tích được phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật.

 

1

 

C18

Vận dụng

Liên hệ được ứng dụng sinh sản hữu tính ở thực vật trong thực tiễn.

 

2

 

C23

C28

4. Sinh sản ở động vật

Nhận biết

- Nêu được khái niệm, cơ sở của sinh sản ở động vật.

- Nêu được cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật

 

2

 

C4

C10

Thông hiểu

So sánh quá trình sinh tinh và sinh trứng ở người.

1

 

C1

 

Vận dụng

- Vận dụng được kiến thức về sinh đẻ có kế hoạch ở người.

 

2

 

C24

C27

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ

0

9

  

5. Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và tự điều chỉnh

Nhận biết

Trình bày được mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể.

 

2

 

C5

C11

Thông hiểu

Phân tích được mối quan hệ của quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật.

 

1

 

C19

Vận dụng

Vận dụng được kiến thức đã vào thực tiễn.

 

1

 

C25

6. Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể

Nhận biết

Nêu được một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể.

 

3

 

C6

C12

C16

Thông hiểu

Phân tích được đặc điểm của các ngành nghề.

 

1

 

C20

Vận dụng

Liên hệ các thành tựu trong lĩnh vực sinh học cơ thể.

 

1

 

C26

 

Tìm kiếm google: Đề thi sinh học 11 chân trời sáng tạo, bộ đề thi ôn tập theo kì sinh học 11 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra cuối học kì 2 sinh học 11 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com