Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử 11 Chân trời ( đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử 11 Chân trời ( đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

    Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Từ năm 1895, Mã Lai (Ma-lai-xi-a) trở thành thuộc địa của:

A. Mỹ. 

B. Anh. 

C. Hà Lan.

D. Bồ Đào Nha. 

Câu 2. Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1285) là:

A. Thoát Hoan phải chui ống đồng chạy về nước.

B. Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận. Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.

C. Ô Mã Nhi bị bắt sống, toàn bộ thủy binh giặc bị giết. 

D. 300 thuyền chiến và 2 vạn thủy binh của quân giặc bị tiêu diệt. 

Câu 3. Ý nào không phải là bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc?

A. Bài hoc về nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng.

B. Bài học về nghệ thuật quân sự đánh giặc giữ nước.

C. Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

D. Bài học về xây dựng lực lượng chống giặc ngoại xâm. 

Câu 4. Năm 1402, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã cải cách thuế đinh như thế nào?

A. Thuế đinh thu cao hơn đối với quý tộc nhà Trần.

B. Người ít ruộng không phải nộp thuế.

C. Thuế đinh chỉ thu với người có ruộng.

D. Người không có ruộng phải nộp thuế ngang bằng quý tộc nhà Trần. 

Câu 5. Hình ảnh dưới đây là biểu trưng chính thức của tổ chức nào?

A. Hội đồng Nghị viện châu Á  (APA)

B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

C. Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam -ASEAN (VASEAN).

D. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

Câu 6. Ý nào sau đây không phải lí do Hồ Quý Ly quyết định thực hiện chính sách hạn điền?

A. Đảm bảo ruộng đất cho nông dân, ổn định tình hình xã hội.

B. Làm suy yếu thế lực kinh tế của quý tộc Trần.

C. Đảm bảo nguồn thu tô thuế cho đất nước.

D. Đảm bảo lực lượng lao động sản xuất. 

    Câu 7. Lãnh đạo phong trào yêu nước ở In-đô-nê-xi-a là:

    A. Giai cấp tư sản dân tộc và tầng lớp trí thức tiếp thu tưởng dân chủ tư sản châu Âu.

    B. Tộc trưởng các dân tộc ít người.

    C. Giai cấp vô sản. 

    D. Hoàng tử và các hoàng thân. 

Câu 8. Thành lũy nào sau đây được xây dựng dưới Triều Hồ?

A. Thành Tây Đô (Thanh Hóa).

B. Thành Hoa Lư (Ninh Bình).

C. Thành Đại La (Hà Nội).

D. Thành Đồng Hới (Quảng Bình Quan). 

Câu 9. Việc đặt tên đường, phố, trường học,… gắn liền với tên nhân vật lịch sử trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam thể hiện điều gì?

A. Sự ghi nhận, biết ơn của hậu thế đối với công lao của các nhân vật lịch sử. 

B. Là một hình thức học tập lịch sử của những người nghiên cứu Sử học.

C. Là bài học về tinh thần yêu nước của các anh hùng hào kiệt cần được truyền bá.

D. Sự truyền bá tri thức lịch sử đối với thế hệ học sinh hiện nay. 

Câu 10. Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây?

A. Khu vực giàu tài nguyên.

B. Có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú.

C. Nằm trên tuyến đường biển huyết mạch.

D. Cư dân có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ. 

Câu 11. Câu nói của Trần Quốc Tuấn: “Vừa rồi, Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, nhưng vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt…” nói về điều gì?

A. Phát huy truyền thống yêu nước trong đánh giặc, giữ nước.

B. Kết hợp giữa truyền thống yêu nước với truyền thống lao động sản xuất.

C. Bài học phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong chiến tranh giữ nước.

D. Chiến thuật bao vây tiêu diệt quân giặc có thể vận dụng về sau. 

Câu 12. Bài học có thể rút ra từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ là:

A. Sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo nhân tài phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống, học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn.

B. Đoàn kết là sức mạnh giúp nhân dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

C. Dũng cảm và mưu trí là yếu tố tất yếu để thực hiện mọi cuộc cải cách.

D. Vận động, tập hợp lực lượng cần được thực hiện qua khẩu hiệu cụ thể.

Câu 13. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi của dân tộc trước năn 1858?

A. Đều chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc.

B. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù.

C. Đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ độc lập của dân tộc.

D. Nhân đạo, hòa hiếu đối với kẻ thù xâm lược bại trận. 

Câu 14. Năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống chính quyền đô hộ:

A. Nhà Đông Hán.

B. Nhà Ngô.

C. Nhà Lương.

D. Nhà Đường.

Câu 15. “Ta từng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, nước mắt đầm đìa, ruột đau như cắt, chỉ giận không được ăn thịt, nằm da, nuốt gan uống máu quân thù; dẫu trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm” là câu nói nổi tiếng của vị chủ soái nào?

A. Quang Trung – Nguyễn Huệ.

B. Lý Thường Kiệt.

C. Trần Hưng Đạo.

D. Trần Thủ Độ. 

Câu 16. Tại sao vua Mông-kút và vua Chu-la-long-con tiến hành công cuộc cải cách ở Xiêm?

A. Xiêm đứng trước sự đe dọa của thực dân phương Tây về thuộc địa.

B. Vương quốc Xiêm muốn xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ, giải phóng người lao động.

C. Nhà vua có Hội đồng Nhà nước là cơ quan tư vấn và các hoàng thân du học ở phương Tây. 

D. Chuẩn bị kĩ lưỡng về kinh tế, quân sự cho phòng trào đấu tranh chống thực dân phương Tây. 

Câu 17. Đâu không phải là một trong các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Cam-pu-chia?

A. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.

B. Khởi nghĩa của A-cha-xoa.

C. Khởi nghĩa của Hô-xê Ri-đan.

D. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô.

Câu 18. Chiến thắng nào đã đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm?

A. Chi Lăng – Xương Giang.

B. Ngọc Hồi – Đống Đa.

C. Tốt Động – Chúc Động.

D. Rạch Gầm – Xoài Mút.

Câu 19. Ý nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á?

A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo. 

B. Tranh chấp biên giới.

C. Tranh chấp lãnh thổ. 

D. Gắn kết khu vực thế giới. 

Câu 20. Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược:

A. Miến Điện (Mi-an-ma).

B. Xiêm (Thái Lan)

C. Xin-ga-po.

D. Ba nước Đông Dương.

Câu 21. Truyền thống quý báu của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm được Hai Bà Trưng, Bà Triệu thể hiện qua câu tục ngữ, ca dao nào dưới đây?

A. Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng.

B. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. 

C. Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

D. Dân ta nhớ một chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh. 

Câu 22. Ngay sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh năm 1945, những quốc gia nào ở Đông Nam Á đã tiến hành cách mạng giành lại được độc lập dân tộc?

A. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

B. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Lào.

C. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Lào. 

D. Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Lào. 

Câu 23. Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây:

Công cuộc cải cách ở Xiêm mang tính chất…..(1)….., đáp ứng phần nào yêu cầu của lịch sử, đưa đất nước phát triển theo con đường…..(2)….., giữ được…..(3)…..mặc dù vẫn còn lệ thuộc về nhiều mặt.

A. (1). đổi mới; (2). xã hội chủ nghĩa; (3). đất nước.

B. (1). chính trị; (2). vô sản; (3). dân tộc.

C. (1). triệt để; (2). quân chủ chuyên chế; (3). chủ quyền đất nước.

D. (1). tiến bộ; (2). tư bản chủ nghĩa; (3). nền độc lập dân tộc. 

Câu 24. Vì sao nhà Hồ đã nhanh chóng sụp đổ khi nhà Minh tiến hành xâm lược vào giữa năm 1407?

A. Không thực hiện được mục tiêu cải cách về quân sự.

B. Xây dựng thành lũy không có tính phòng thủ cao.

C. Dùng pháp luật để cưỡng chế thực hiện mục tiêu cải cách gây mất lòng dân.

D. Không tuyển chọn được người tài từ trung ương đến địa phương.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

a. Trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn.

b. Theo em, nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng được những bài học kinh nghiệm nào từ kho tàng quân sự truyền thống của dân tộc ta và đóng góp thêm những gì vào kho tàng ấy?

Câu 2 (1,0 điểm). Có nhận định cho rằng: “Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn, kiên quyết và táo bạo”. Em đồng ý với nhận định đó không? Vì sao?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6,0 điểm 

       Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

A

A

C

B

D

A

A

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

A

D

C

A

A

C

C

A

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

C

D

D

D

B

C

D

C

        B. PHẦN TỰ LUẬN: 4,0 điểm

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1 

(3,0 điểm)

a. Diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn:

- Giai đoạn 1418 – 1423: 

+ Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, xây dựng và bảo vệ căn cứ ở vùng rừng núi Lam Sơn (Thanh Hóa).

+ Thực hiện kế sách tạm hòa hoãn với quân Minh.

- Giai đoạn 1424 – 1425:

+ Nghĩa quân tiến quân vào Nghệ An, giành thắng lợi trong hai trận Trà Lân, Khả Lưu – Bồ Ải.

+ Mở rộng vùng giải phóng Tân Bình – Thuận Hóa.

- Giai đoạn 1426 – 1427:

+ Tổng tiến công ra Bắc, giải phóng Thanh Hóa, tiến tới giải phóng hoàn toàn đất nước.

+ Vây hãm thành Đông Quan, buộc Vương Thông và 10 vạn quân cố thủ chờ viện binh.

+ Giành thắng lợi ở Chi Lăng – Xương Giang, tiêu diệt viện binh do Liễu Thăng chỉ huy.

+ Cuối năm 1427: Vương Thông xin hàng.

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

Nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng những bài học kinh nghiệm từ kho tàng quân sự truyền thống của dân tộc ta và đóng góp thêm vào kho tàng ấy, cụ thể là:

- Bộ chỉ huy khởi nghĩa chú trọng tiến hành chiến tranh dựa vào nhân dân, mang tính chất nhân dân.

- Lập căn cứ, tiến hành chiến tranh du kích.

- Phát triển lực lượng, đánh vây thành, diệt viện.

- Kháng chiến lâu dài, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh tâm lí, ngoại giao để kết thúc chiến tranh. 

 

 

 

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

- HS đưa ra quan điểm cá nhân (đồng ý hoặc không đồng ý), chứng minh được quan điểm của mình. 

-  HS xác định những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly về kinh tế, xã hội, văn hóa – giáo dục trên các mặt tích cực, hạn chế. 

0,25 điểm

 

0,75 điểm

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

2

 

2

 

1

 

 

 

5

 

1,25

Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

2

 

2

 

1

 

 

 

5

 

1,25

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)

2

 

1

 

2

 

 

 

5

 

1,25

Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

1

1 ý

1

1 ý

2

 

 

 

4

1

4,0

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ

1

 

2

 

2

 

 

1

5

1

2,25

Tổng số câu TN/TL

8

1 ý

8

1 ý

8

0

0

1

24

2

10,0

Điểm số

2,0

2,0

2,0

1,0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số ý)

TL

(số câu)

TN

(số ý)

TL

(số câu)

I. QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP 

CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

10

0

 

 

Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Nhận biết

- Nêu được tên thuộc địa xâm chiếm Mã Lai (Ma-lai-xi-a)  từ năm 1895.

- Nêu được tên đất nước trở thành thuộc địa của Pháp cuối thế kỉ XIX.

2

 

C1 C20

 

Thông hiểu

- Tìm được ý không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây.

- Lí giải được tại sao vua Mông-kút và vua Chu-la-long-con tiến hành công cuộc cải cách ở Xiêm. 

2

 

C10

C16

 

Vận dụng

Điền được vào dấu ba chấm trong đoạn tư liệu về ý nghĩa cuộc cải cách ở Xiêm. 

1

 

C23

 

Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Nhận biết

- Nêu được lãnh đạo phong trào yêu nước ở In-đô-nê-xi-a.

- Nêu được những quốc gia ở Đông Nam Á đã tiến hành cách mạng giành lại được độc lập dân tộc ngay sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh năm 1945.

2

 

C7 C22

 

Thông hiểu

- Tìm được phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp không diễn ra ở Cam-pu-chia.

- Tìm được ý không đúng về ảnh hưởng của chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á.

2

 

C17

C19

 

Vận dụng

Nêu tên được tổ chức ở Đông Nam Á theo biểu trưng minh họa. 

1

 

C5

 

II. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

9

1

 

 

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)

Nhận biết

- Nêu được kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1285).

- Nêu được chiến thắng o đã đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.

2

 

C2 C18

 

Thông hiểu

Nêu được ý không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi của dân tộc trước năn 1858.

1

 

C13

 

Vận dụng

- Nêu được nội dung câu nói của Trần Quốc Tuấn.

- Nêu được đoạn tư liệu là câu nói nổi tiếng của vị chủ soái nào. 

2

 

C11

C15

 

Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

Nhận biết

- Nêu được tên chính quyền đô hộ Lý Bí đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy năm 542.

- Trình bày được diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn.

1

1

C14

C1.a

Thông hiểu

 - Tìm được ý không phải là bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc.

- Nêu được bài học kinh nghiệm nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng được từ kho tàng quân sự truyền thống của dân tộc ta và đóng góp thêm những gì vào kho tàng ấy.

1

1

C3

C1.b

Vận dụng

- Nêu được ý nghĩa của việc đặt tên đường, phố, trường học,… gắn liền với tên nhân vật lịch sử trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam.

- Nêu được truyền thống quý báu của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm được Hai Bà Trưng, Bà Triệu.

2

 

C9

C21

 

III. MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

5

1

 

 

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ

Nhận biết

Nêu được cải cách về thuế đinh của Hồ Quý Ly và nhà Hồ vào năm 1402.

1

 

C4

 

Thông hiểu

- Tìm được ý không phải lí do Hồ Quý Ly quyết định thực hiện chính sách hạn điền.

- Lí giải được vì sao nhà Hồ đã nhanh chóng sụp đổ khi nhà Minh tiến hành xâm lược vào giữa năm 1407.

2

 

C6

C24

 

Vận dụng

- Kể được tên thành lũy sau được xây dựng dưới Triều Hồ.

- Nêu được bài học có thể rút ra từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ.

2

 

C8 C12

 

Vận dụng cao

Nêu được lí do đồng ý/không đồng ý với nhận định về Hồ Quý Ly.

 

1

 

C2

Tìm kiếm google: Đề thi Lịch sử 11 chân trời, bộ đề thi ôn tập theo kì Lịch sử 11 chân trời, đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử 11 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 11 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com