Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử 11 Chân trời ( đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử 11 Chân trời ( đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

    Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đến thế kỉ XIX, In-đô-nê-xi-a trở thành thuộc địa của:

A. Hà Lan.

B. Tây Ban Nha. 

C. Mỹ.

D. Anh

Câu 2. Trận đánh nào buộc quân Minh phải đầu hàng và rút quân về nước trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Bồ Ải – Trà Lân.

B. Tân Bình – Thuận Hóa.

C. Tốt Động – Chúc Động.

D. Chi Lăng – Xương Giang. 

Câu 3. Ý nào sau đây không phải là nội dung cải cách về văn hóa – giáo dục của Hồ Quý Ly và nhà Hồ?

A. Dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa dân tộc.

B. Sửa đổi chế độ thi cử, đặt kì thi Hương ở địa phương và thi Hội ở kinh thành.

C. Hạn chế Phật giáo, Đạo giáo, đề cao Nho giáo.

D. Trùng tu và mở rộng Quốc Tử Giám, Nhà Thái học. 

Câu 4. Lời nhắc nhở của vua Lê Thái Tổ: “Lo giữ nước ngay từ lúc nước chưa nguy” có ý nghĩa gì?

A. Phương hướng chiến lược giữ nước lâu bền là bảo vệ đất nước ngay cả khi hưng thịnh.

B. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cần được tiến hành vì mục đích toàn vẹn lãnh thổ.

C. Cần phát triển, xây dựng khi thàng nghệ thuật quân sự chống xâm lược.

D. Những cuộc xâm lược liên tiếp từ phương Bắc và các cuộc chiến tranh với các cường thế giới sau này đã chứng minh tầm quan trọng về vị trí địa chiến lược của Việt Nam. 

Câu 5. Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực kinh tế là:

A. Đặt phép hạn điền, hạn chế sở hữu ruộng đất tư.

B. Thể lệ khóa đinh được quy định theo hạng.

C. Quy định lại chính sách thuế với thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán.

D. Đo đạc lại ruộng đất, lập sổ địa bạ để quản lí. 

Câu 6. Trận đánh lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258 là:

A. Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội).

B. Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc), Đông Bộ Đầu (Hà Nội).

C. Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang).

D. Phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh). 

Câu 7. Một trong những phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp tiêu biểu ở Cam-pu-chia là:

A. Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô.

B. Cuộc khởi nghĩa của Đa-ga-hô,

C. Cuộc khởi nghĩa của La-pu-la-pu.

D. Cuộc khởi nghĩa của Hô-xê Ri-dan. 

Câu 8. Ý nào không phải là một trong những chính sách cải cách về kinh tế của vua Mông-kút và vua Chu-la-long-con?

A. Giảm thuế nông nghiệp, xóa bỏ chế độ lao dịch.

B. Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh.

C. Xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn bán, ngân hàng.

D. Nghiêm cấm tư bản nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh. 

Câu 9. Vì sao diện mạo các nước Đông Nam Á cũng có những biển đổi mang tính tích cực?

A. Thực dân phương Tây vẫn duy trì các thế lực phong kiến địa phương để thi hành chính sách cai trị chính trị.

B. Các nước thực dân phương Tây đã phát triển hệ thống giao thông vận tải, cầu cảng nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

C. Quân đội được trang bị và huấn luyện theo kiểu phương Tây.

D. Mở các trường học theo mô hình phương Tây. 

Câu 10. Cuộc khởi nghĩa của nông dân duy nhất trong thời kì phong kiến Việt Nam đã đánh bại cả kẻ thù trong nước và ngoài nước là:

A. Khởi nghĩa Tây Sơn.

B. Khởi nghĩa Lam Sơn.

C. Khởi nghĩa Phùng Hưng.

C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. 

Câu 11. Ngày 27 tháng 6 năm 2011, Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) được công nhận là:

A. Di tích quốc gia đặc biệt. 

B. Di sản văn hóa vật thể. 

C. Di tích quốc gia. 

D. Di sản văn hóa thế giới. 

Câu 12. Hiện nay, tổ chức ASEAN có bao nhiêu nước thành viên?

A. 5 

B. 7 

C. 9 

D. 11

Câu 13. Việc những người phụ nữ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn nhằm giành độc lập, tự chủ cho thấy:

A. Vai trò, vị trí quan trọng và nổi bật của phụ nữ trong xã hội đương thời.

B. Vai trò quyết định của phụ nữ trong đời sống chính trị đương thời.

C. Sự áp đảo và thắng lợi của chế độ mẫu quyền trước chế độ phụ quyền.

D. Vai trò nổi bật của phụ nữ trong lĩnh vực quân sự - quốc phòng. 

Câu 14. Bài học có thể rút ra từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ là:

A. Sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo nhân tài phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống, học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn.

B. Đoàn kết là sức mạnh giúp nhân dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

C. Dũng cảm và mưu trí là yếu tố tất yếu để thực hiện mọi cuộc cải cách.

D. Vận động, tập hợp lực lượng cần được thực hiện qua khẩu hiệu cụ thể.

Câu 15. Từ năm 1868, Xiêm đã tiến hành hàng loạt cải cách quan trọng dưới thời vua nào?

A. Ra-ma IV.

B. Ra-ma II.

C. Ra-ma V.

D. Ra-ma I.

Câu 16. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ chưa triệt để và kết quả trong thực tế còn hạn chế vì:

A. Chế độ thuế khóa nặng nề tạo ra mâu thuẫn lớn giữa triều đình và nhân dân.

B. Tất cả những người có ruộng và không có ruộng đều phải nộp thuế. 

C. Áp dụng pháp luật để cưỡng chế thực hiện các mục tiêu cải cách gây mất lòng dân.

D. Hạn chế thế lực của quý tộc Trần. 

Câu 17. Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Thanh năm 1789 là:

A. Quân địch đại bại, chen chúc rút lui, hàng vạn quân, tướng chết trận.

B. Ô Mã Nhi bị bắt sống, toàn bộ thủy binh giặc bị giết.

C. Quân địch phải trả lại đất Quảng Nguyên (Cao Bằng), nối lại bang giao hai nước.

D. Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân địch rút chạy. Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững. 

Câu 18. Nội dung nào không đúng khi nói về đặc điểm của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giai đoạn 1920 – 1945?

A. Từ năm 1930, nhiều Đảng cộng sản được thành lập. 

B. Tiếp tục cuộc đấu tranh chống chính sách cai trị, bóc lột thuộc địa với hình thức cải cách ôn hòa và bạo động vũ trang. 

C. Đàm phán hòa bình với các nước thực dân. 

D. Khi quân Phiệt mở rộng chiến tranh, lần lượt chiếm đóng các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh chuyển sang chống xâm lược và cai trị của quân phiệt Nhật. 

Câu 19. Nghệ thuật quân sự được sử dụng trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1784 – 1785) là:

A. Thực hiện kế hoạch “thanh dã”, tạo thế trận chiến tranh nhân dân.

B. Nghệ thuật tạo thời cơ, chuẩn bị lực lượng, chọn địa hình, đánh vận động, đánh trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh.

C. Tận dụng yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Chọn địa điểm tập kết quân thủy, bộ tạo phòng tuyến ngăn chặn giặc, làm bàn đạp tiến công. 

D. Chủ động tấn công phá sự chuẩn bị của quân địch. 

Câu 20. Lãnh đạo phong trào yêu nước ở Mi-an-ma là:

A. Tộc trưởng cộng đồng dân tộc ít người.

B. Tầng lớp trí thức tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu.

C. Hoàng tử và hoàng thân vương quốc. 

D. Các vị cao tăng và trí thức.

Câu 21. Điểm chung trong chính sách cai trị của các nước thực dân phương Tây ở Đông Nam Á là gì?

A. Tiến hành kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”. 

B. Thực hiện chính sách nô dịch và đồng hóa. 

C. Sử dụng quân đội từ chính quốc để bảo vệ bộ máy cai trị thực dân.

D. Mở các trường học theo mô hình của phương Tây.

Câu 22. Ý nào không phản ánh chính xác nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử?

A. Các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập của dân tộc. 

B. Nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn và đoàn kết. 

C. Do quân giặc chủ động rút quân về nước.

D. Kế sách đánh giặc của quân và dân Việt Nam đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tác. 

Câu 23. Tại sao cùng đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây nhưng Việt Nam mất độc lập còn Xiêm lại giữ được độc lập?

A. Triều đình Xiêm đã tiến hành cải cách theo hướng hiện đại hóa trên nhiều lĩnh vực, tận dụng là vị trí vụng đệm giữa hai thế lực thực dân Anh và Pháp. 

B. Việt Nam bước vào thời khủng hoảng, suy yếu của chế độ phong kiến về chính trị, kinh tế, xã hội.

C. Xiêm là khu vực có tài nguyên nghèo nàn, nguồn hương liệu và hàng hóa không phong phú.

D. Triều đình Nguyễn ở Việt Nam đã thực hiện cải cách theo mô hình phương Tây, không phù hợp với bối cảnh lịch sử. 

Câu 24. Điền vào dấu ba chấm “…”  trong đoạn tư liệu dưới đây:

Vị thế của người anh hùng………………….không chỉ ở chỗ là người khởi xướng và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa chống chế độ đô hộ nhà Đường mà còn ở chỗ là người mở đầu cho xu thế Việt trong lãnh đạo đất nước, là một vị “vua cha mẹ”. 

(Theo Trương Hữu Quỳnh, Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng Khu di tích lịch sử 

- văn hóa Đường Lâm, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005)

A. Lý Bí. 

B. Phùng Hưng.

C. Mai Thúc Loan.

D. Lê Hoàn. 

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

a. Trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

b. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã để lại những bài học quý nào về tư tưởng và nghệ thuật chống ngoại xâm?

Câu 2 (1,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn giới thiệu hiểu biết của em về Thành nhà Hồ. 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6,0 điểm 

       Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

D

D

A

A

B

A

D

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

B

A

D

D

A

A

C

C

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

A

C

C

D

B

C

A

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN: 4,0 điểm

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1 

(3,0 điểm)

a. Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn:

- Giai đoạn 1771 -1773: Làm chủ miền Tây Sơn thượng đạo, phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Quảng Nam, chia cắt kinh thành Phú Xuân với Gia Định.

- Giai đoạn 1774 -1786: Tập trung lực lượng tiêu diệt các tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn.

- Năm 1785: quân đội Tây Sơn đánh bại cuộc xâm lược của Xiêm, làm nên chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.

- Năm 1789: dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung, quân đội Tây Sơn quét sạch 29 vạn quân Thanh, giải phóng Thăng Long, khôi phục nền độc lập. 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

 

 

b. Những bài học quý về tư tưởng, nghệ thuật quân sự chống ngoại xâm: 

- Hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ, kết hợp huy động sức mạnh toàn dân.

- Bố trí lực lượng, chớp thời cơ nhanh chóng, tổ chức tiêu diệt địch.

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

HS viết đoạn văn ngắn giới thiệu hiểu biết của em về Thành nhà Hồ dựa trên các ý chính sau:

- Tên, vị trí, thời gian, mục đích xây dựng.

- Những điểm độc đáo hoặc đặc biệt về kiến trúc.

- Giá trị văn hóa, lịch sử của di tích.

- Sự ghi nhận của hậu thế.

 

 

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

2

 

2

 

1

 

 

 

5

 

1,25

Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

2

 

2

 

1

 

 

 

5

 

1,25

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)

2

 

1

 

2

 

 

 

5

 

1,25

Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

1

1 ý

1

1 ý

2

 

 

 

4

1

4,0

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ

1

 

2

 

2

 

 

1

5

1

2,25

Tổng số câu TN/TL

8

1 ý

8

1 ý

8

0

0

1

24

2

10,0

Điểm số

2,0

2,0

2,0

1,0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số ý)

TL

(số câu)

TN

(số ý)

TL

(số câu)

I. QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP 

CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

10

0

 

 

Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Nhận biết

- Nêu được thực dân phương Tây đã xâm chiếm, thiết lập ách thống trị lên In-đô-nê-vào thế kỉ XIX.

- Nêu được tên vị vua của Xiêm đã tiến hành hàng loạt cải cách quan trọng từ năm 1868.

2

 

C1

C15

 

Thông hiểu

- Tìm được ý không phải là một trong những chính sách cải cách về kinh tế của vua Mông-kút và vua Chu-la-long-con.

Xác định được điểm chung trong chính sách cai trị của các nước thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.

2

 

C8

C21

 

Vận dụng

Lí giải được vì sao cùng đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây nhưng Việt Nam mất độc lập còn Xiêm lại giữ được độc lập.

1

 

C23

 

Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Nhận biết

- Nêu được tên một trong những phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp tiêu biểu ở Cam-pu-chia.

- Nêu được thành phần nòng cốt lãnh đạo phong trào yêu nước ở Mi-an-ma.

2

 

C7 C20

 

Thông hiểu

- Lý giải được tại sao diện mạo các nước Đông Nam Á cũng có những biển đổi mang tính tích cực.

- Tìm được ý không đúng khi nói về đặc điểm của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giai đoạn 1920 – 1945.

2

 

C9

C18

 

Vận dụng

Nêu được số lượng các nước thành viên hiện nay của tổ chức ASEAN. 

1

 

C12

 

II. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

9

1

 

 

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)

Nhận biết

 - Nêu được tên trận đánh lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258.

- Nêu được kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Thanh năm 1789.

 

 

C6 C17

 

Thông hiểu

- Tìm được ý không phản ánh chính xác nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử.

1

 

C22

 

Vận dụng

- Nêu được ý nghĩa lời nhắc nhở của vua Lê Thái Tổ.

- Trình bày được nghệ thuật quân sự được sử dụng trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1784 – 1785).

2

 

C4

C19

 

Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

Nhận biết

- Kể được tên trận đánh buộc quân Minh phải đầu hàng và rút quân về nước trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Trình bày được diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

1

1 ý

C2

C1.a

Thông hiểu

- Nêu được ý nghĩa của việc những người phụ nữ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn nhằm giành độc lập, tự chủ.

- Nêu được những bài học quý nào về tư tưởng và nghệ thuật chống ngoại xâm từ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

1

1 ý

C13

C1.b

Vận dụng

- Nêu được tên cuộc khởi nghĩa của nông dân duy nhất trong thời kì phong kiến Việt Nam đã đánh bại cả kẻ thù trong nước và ngoài nước.

- Điền được vào dấu ba chấm “…”   trong đoạn tư liệu.

2

 

C10

C24

 

III. MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

5

1

 

 

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ

Nhận biết

Trình bày được nội dung cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực kinh tế.

1

 

C5

 

Thông hiểu

- Tìm được ý không phải là nội dung cải cách về văn hóa – giáo dục của Hồ Quý Ly và nhà Hồ.

- Lí giải được vì sao cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ chưa triệt để và kết quả trong thực tế còn hạn chế.

2

 

C3 C16

 

Vận dụng

- Xác định được giá trị Thành nhà Hồ được công nhận vào ngày 27 tháng 6 năm 2011.

- Nêu được bài học có thể rút ra từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ.

2

 

C11

C14

 

Vận dụng cao

Viết được đoạn văn ngắn giới thiệu hiểu biết về Thành nhà Hồ.

 

1

 

C2

Tìm kiếm google: Đề thi Lịch sử 11 chân trời, bộ đề thi ôn tập theo kì Lịch sử 11 chân trời, đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử 11 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 11 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com