Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 11 Chân trời ( đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 11 Chân trời ( đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

   Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Trung tâm công - thương nghiệp, tài chính ở Pháp trước cách mạng tư sản là 

A. An-véc-pen.               B. Luân Đôn.                C. Mác-xây.                           D. Bô-xtơn.

Câu 2. Lãnh đạo cách mạng tư sản Pháp là 

A. quý tộc tư sản hóa.                                        B. giai cấp tư sản công thương.

C. giai cấp công nhân.                                       D. lãnh chúa, quý tộc.

Câu 3. Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là

A. Cải cách tôn giáo.                                         B. Văn hóa Phục hưng.

C. thuyết Kinh tế học cổ điển.                                     D. Triết học Ánh sáng.

Câu 4. Nhà lãnh đạo tiêu biểu của cuộc cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ là

A. Ô. Crôm-oen.                   B. G. Oa-sinh-tơn.          C. M. Rô-be-spie.            D. V.I. Lê-nin.

Câu 5. Điền vào chỗ chấm: “Chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền với sức mạnh chính trị của nhà nước tư bản (sau Chiến tranh thế giới thứ hai) được gọi là …”

A. chủ nghĩa tư bản hiện đại.                                      B. chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.

C. chủ nghĩa tư bản độc quyền.                          D. chủ nghĩa tư bản đế quốc.

Câu 6. Giai đoạn từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX đất nước nào được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”?

A. Pháp.                      B. Anh.                 C. Mỹ.                            D. I-ta-li-a.

Câu 7. Ý nào phản ánh đúng thời gian chủ nghĩa tư bản được gọi là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh?

A. Nửa sau thế kỉ XVIII.                                    B. Nửa sau thế kỉ XX.

C. Thế kỉ XVI – giữa thế kỉ XIX.                       D. Nửa sau thế kỉ XXI.

Câu 8. Hình thức tổ chức độc quyền ở Mỹ là 

A. các-ten.                  B. xanh-đi-ca.                 C. tơ-rớt.               D. công-lô-mê-rát.

Câu 9. Người nào sau đây được gọi là “cha đẻ của Kinh tế học”?

A. A-đam Xmít.          B. U. Em-mơ-sơn.          C. Ph. Ăng-ghen.      D. M. Rô-be-spie.

 Câu 10. “Chủ nghĩa tư bản hiện đại” là thuật ngữ để chỉ chủ nghĩa tư bản sau khi

A. hoàn thành xâm lược các nước thuộc địa.

B. hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

D. xuất hiện các tổ chức độc quyền.

Câu 11. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua vào năm bao nhiêu?

A. 1917.                      B. 1919.                          C. 1922.                          D. 1924.

Câu 12. Vị lãnh đạo đứng đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Liên Xô là

A. Xta-lin.                                                         B. V.I. Lê -nin.

C. C.Mác.                                                          D. Ph.Ăng-ghen.

Câu 13. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời vào thời gian nào?

A. 8 - 1945.                 B. 2 - 9 - 1945.                C. 12 - 10 - 1945.            D. 9 - 9 - 1948.

Câu 14. Việt Nam hoàn thành sự nghiệp cách mạng, thống nhất đất nước năm 

A. 1945.                      B. 1954.                          C. 1975.                          D. 1986.

Câu 15. Từ khi thực hiện cải cách mở cửa, tổng sản phẩm (GDP) từ năm 1978 đến năm 2021 đã tăng bao nhiêu nghìn tỉ USD?

A. 15 nghìn tỉ USD.    B. 16 nghìn tỉ USD.        C. 17 nghìn tỉ USD.         D. 18 nghìn tỉ USD.

Câu 16. Nước nào sau đây kiên định đi lên con đường chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay?

A. Nhật Bản.               B. Lào.                  C. Hàn Quốc.                  D. Liên bang Nga.

Câu 17. Ý nào không phản ánh đúng tình trạng kinh tế nước Anh trước khi cách mạng tư sản bùng nổ?

A. Trung tâm công - thương nghiệp, tài chính ở Anh là Am-xtéc-đam.

B. Phong trào “rào đất cướp ruộng”: biến mảnh đất nông dân từng canh tác thành đồng cỏ nuôi cừu.

C. Một bộ phận giai cấp quý tộc phong kiến phân hóa thành quý tộc mới.

D. Giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp bình dân thành thị, tiểu tư sản bị bóc lột, chèn ép.

Câu 18. Ý nào sau đây không đúng về các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại?

A. Là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia.

B. Có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ.

C. Chủ nghĩa tư bản không ngừng điều chỉnh và thích ứng.

D. Là một hệ thống xuyên quốc gia và mang tính khu vực.

Câu 19. Sự kiện nào sau đây đánh dấu mốc hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?

A. Nước Nga thực hiện thành công chính sách kinh tế mới.

B. Thành lập Chính quyền Xô viết Nga.

C. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua.

D. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết thành lập.

Câu 20. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên xô?

A. Không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại.

B. Mô hình tập trung, quan liêu bao cấp, kế hoạch hóa có nhiều khiếm khuyết.

C. Quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối. 

D. Tập trung chủ yếu vào hoạt động chống phá của các thế lực bên ngoài. 

Câu 21. Hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới hình thành và phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai có ý nghĩa như thế nào?

A. Làm cho chủ nghĩa tư bản suy yếu.

B. Trở thành chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.

C. Làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực.

D. Làm xuất hiện khuynh hướng cách mạng vô sản trên thế giới.

Câu 22. Điểm giống nhau giữa Quốc huy của Liên xô năm 1923 và Quốc huy Việt Nam là

A. Đều có biểu tượng ngôi sao vàng năm cánh.  B. Đều có quả địa cầu Trái Đất.

C. Đều có bông lúa chính trên Quốc huy.           D. Đều có biểu tượng búa và lưỡi liềm.

Câu 23. Biểu hiện quan trọng nhất của sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc là

A. xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản.                B. sự ra đời của các tổ chức độc quyền.

C. chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thuộc địa.       D. mâu thuẫn xã hội gay gắt.

Câu 19. Tư liệu được trích trong Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 2: “ Vì sao mà Mỹ làm cách mạng?

1. Có bao nhiêu thổ sản, Mỹ phải cung cấp cho Anh hết, không được bán cho nước khác.

2. Dân Mỹ không được lập ra lò máy và hội buôn bán.

3. Các nước không được vào buôn bán với Mỹ, chỉ Anh được buôn bán mà thôi. Vì ba điều ấy, lại thêm thuế má nặng nề, làm cho kinh tế rất khốn đốn, nên từ năm 1770, dân Mỹ tức mình “tẩy chay” Anh.”

Ý nghĩa của đoạn trích trong Tư liệu trên là gì?

A. Giải thích nguyên nhân làm cách mạng của người dân Mỹ khi bị thực dân Anh cai trị hà khắc làm cho nền kinh tế khốn đốn.

B. Những biểu hiện của chế độ phong kiến chuyên quyền ở Anh: quyền chuyên chế vô hạn của nhà vua, Nhà nước thi hành nhiều chính sách khủng bố nhân dân…

C. Lên án, tố cáo chế độ phong kiến thuộc địa chuyên quyền của thực Anh: bóc lột nặng nề các nước thuộc địa.

D. Nguồn tham cáo có giá trị để nhà Triết học Ánh sáng S.Mông-te-xki-ơ xây dựng ra thuyết “Tam quyền phân lập.”

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). 

a. Trình bày sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.

b. Nêu một tiềm năng hoặc một thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại và lấy dẫn chứng cụ thể.

Câu 2 (1,0 điểm). Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô đã để lại những bài học gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

B

D

B

A

B

C

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

A

C

D

B

B

C

C

B

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

A

D

C

D

B

C

B

A

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1 

(3,0 điểm)

a. Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ được xác định theo tiêu chí thời gian và không gian:

- Thời gian:  

+ Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu nổ ra thắng lợi ở Tây Âu và Bắc Mỹ: Cách mạng tư sản Nê-đéc-lan (1566 - 1579), Cách mạng tư sản Anh (1642 - 1688), Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (1775 - 1781), Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1799).

→ Các cuộc cách mạng trong thời kì đầu đã thiết lập được nhà nước tư sản, mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển.

+ Nửa sau thế kỉ XIX, cách mạng tư sản tiếp tục bùng nổ dưới nhiều hình thức khác nhau như đấu tranh thống nhất đất nước (I-ta-li-a, Đức), cải cách nông nô (Nga)...

→ Tạo điều kiện để chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển rộng khắp châu Âu và Bắc Mỹ.

- Không gian: từ những cuộc cách mạng đầu tiên được nổ ra ở những nước ven biển như Nê-đéc-lan, Anh, Bắc Mỹ, cách mạng tư sản lan rộng vào lục địa, nổ ra mạnh mẽ ở Pháp, Đức, I-ta-li-a… Cho đến cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản trở thành hệ thống ở châu Âu và Bắc Mỹ.

b. HS lựa chọn tiềm năng hoặc thách thức và lấy VD chứng minh.

- Chỉ ra tiềm năng/thách thức của chủ nghĩa tư bản.

- Lấy dẫn chứng và phân tích.

Gợi ý: Một trong những tiềm năng đáng chú ý nhất của chủ nghĩa tư bản là xu hướng toàn cầu hóa kinh tế

- Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các công ty độc quyền xuyên quốc gia là lực lượng thao túng thị trường thế giới.

- Hiện nay, khoảng 200 công ty xuyên quốc gia đang chiếm 1/3 GDP của thế giới, thâu tóm 70% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), 2/3 mậu dịch quốc tế và trên 70% chuyển nhượng kĩ thuật của thế giới.

→ Thể hiện tính tiên tiến của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa: thúc đẩy sự phân công lao động và hợp tác quốc tế để phát triển nền sản xuất xã hội, thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế các nước.

→ Thể hiện bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền xuyên quốc gia: luôn luôn tìm cách mở rộng tư bản ra bên ngoài để tăng cường bóc lột và truyền bá các quan điểm, giá trị của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,25 điểm

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

0,25 điểm

0,75 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

Những bài học đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay:

- Phải thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh và gắn bó với nhân dân. Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân.

- Xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nước đối với nền kinh tế

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

0,5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TNTL

Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

4

 

1

 

1

 

 

 

6

0

1,5

Sự xác lập và phát và phát triển của chủ nghĩa tư bản

6

 

1

1 ý

1

1 ý

 

 

8

1

5

Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai

4

 

1

 

1

 

 

1

6

1

2,5

Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

2

 

1

 

1

 

 

 

4

0

1

Tổng số câu TN/TL

16

0

4

1

4

1

0

1

24

2

28

Điểm số

4

0

1,0

2,0

1,0

1,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

I. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

1

14

1

12

1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

 

 

Nhận biết

 

- Xác định được trung tâm công - thương nghiệp, tài chính ở các nước trước cuộc cách mạng tư sản.

- Xác định được giai cấp lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản.

- Chỉ ra hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính ở Pháp.

- Chỉ ra nhà một số nhà lãnh đạo tiêu biểu của các cuộc cách mạng tư sản.

 

4

 

C1

 

 

 

C2

 

 

C3

 

C4

Thông hiểu

 

- Chỉ ra phản ánh không đúng về tình hình nước Anh trước khi cách mạng tư sản bùng nổ.

 

1

 

C17

Vận dụng

- Chỉ ra ý nghĩ của Tư liệu   trích trong Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 2.

1

1

C2

C24

2. Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bảnNhận biết

- Xác định khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại.

- Xác định nước được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.

- Xác định được thời gian chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.

- Xác định hình thức tổ chức độc quyền ở Mỹ.

- Xác định người được gọi là “cha đẻ của Kinh tế học”

- Xác định thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản hiện đại”.

 

6

 

C5

 

 

C6

 

 

 

C7

 

C8

 

C9

 

C10

Thông hiểu

- Chỉ ra đặc trưng không đúng về chủ nghĩa tư bản hiện đại.

- Trình bày sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.

1

1

C1a

C18

Vận dụng

- Vận dụng chỉ ra biểu hiện quan trọng nhất của sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc.

- Nêu một tiềm năng hoặc một thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại và lấy dẫn chứng cụ thể.

1

1

C1b

C23

II. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

1

10

1

 

3. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai

 

 

 

 

Nhận biết

- Xác định thời gian bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua.

- Nêu được tên vị lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước Liên xô.

- Xác định thời gian nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

- Xác định thời gian đất nước được thống nhất.

 

4

 

C11

 

 

C12

 

 

 

C13

 

 

C14

Thông hiêu

- Chỉ ra sự kiện đánh dấu mốc hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.

 

1

 

C19

Vận dụng

- Điểm giống nhau giữa quốc huy của Liên xô năm 1923 với Quốc huy Việt Nam.

- Liên hệ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

1

1

C2

C22

4. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

 

Nhận biết

- Nêu được thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc trên các lĩnh vực

- Xác định các nước đi lên con đường chủ nghĩa xã hội.

1

2

C1

C15

 

 

C16

 

Thông hiểu

- Xác định được thông tin không đúng về nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên xô.

 

1

 

C20

 

Vận dụng

- Ý nghĩa của hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới hình thành và phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

 

1

 

C21

Tìm kiếm google: Đề thi Lịch sử 11 chân trời, bộ đề thi ôn tập theo kì Lịch sử 11 chân trời, đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 11 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 11 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com