Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ Văn 11 Chân trời ( đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời ( đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 - CTST

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Người lên ngựa kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về chiếc bóng năm canh

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn học,1987, tr. 20)

Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0.5 điểm): Đoạn thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào.

Câu 3 (1.0 điểm): Có bao nhiêu từ láy trong đoạn thơ trên? Chỉ ra các từ láy đó?

Câu 4 (1.0 điểm): Nêu hiệu quả phép đối được sử dụng trong câu: Người lên ngựa kẻ chia bào

Câu 5 (1.0 điểm): Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau?

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

Câu 6 (1.0 điểm): Anh/chị hãy khái quát giá trị nội dung đoạn trích

PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm): Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Lục bát

0.5 điểm

Câu 2

-  Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

0.5 điểm

Câu 3

- 1 từ láy 

- Xa xôi

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 4 

- Hiệu quả của phép đối: đối giữa 2 hình ảnh: “Người lên ngựa” và “kẻ chia bào”

+ Diễn tả cảnh chia li cách trở của người đi (Thúc Sinh) và kẻ ở (Thúy Kiều)

+ Nhấn mạnh nỗi buồn thương, lưu luyến của kẻ ở và người đi.

1.0 điểm

Câu 5

- Nội dung của hai câu thơ:

- Nhấn mạnh sự chia lìa của Thúy Kiều và Thúc Sinh sau khi từ biệt.

- Diễn tả nỗi buồn thương, xót xa, lo âu, phấp phỏng của Thúy Kiều sau khi từ biệt Thúc Sinh.

1.0 điểm

Câu 6

- Đoạn trích đã tái hiện được cảnh chia li lưu luyến, bịn rịn giữa kẻ ở (Thúy Kiều) và người đi (Thúc Sinh) cùng với dự cảm tan vỡ của Thúy Kiều. 

- Diễn tả sâu sắc tâm trạng của nhân vật; thể hiện sự đồng cảm của tác giả với niềm khát khao hạnh phúc và bi kịch đau đớn của con người.

1.0 điểm

B.PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận : 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

- Mở đầu: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và tác phẩm Vũ Như Tô

- Giới thiệu về nhân vật Vũ Như Tô

- Nội dung chính:

 1. Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài

+ Ông là người “ngàn năm chưa dễ có một”

+ Tài năng của ông được thể hiện: “chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện lên”, “sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”

⇒ Ông là hiện thân cho sự say mê và sáng tạo cái đẹp, tài năng của ông được mọi người công nhận, Đan Thiềm vì tài năng mà ngưỡng mộ ông

2. Là một nghệ sĩ có nhân cách lớn, hoài bão lớn, có lí tưởng nghệ thuật cao cả

+ Ban đầu, dù vua Lê Tương Dực doạ giết, Vũ Như Tô vẫn kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài.

+ Mong muốn và hòa bão của ông chính là xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại và bền vững: “bền như trăng sao” để “dân ta nghìn thu còn hãnh diện”

⇒ Cho thấy khát khao cống hiến tài năng cho đất nước

+ Khi đã xây Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô dồn hết tâm sức: “để ta xây một Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thuở, vài năm nữa Cửu Trùng Đài hoàn thành, cao cả huy hoàng”

- Lí tưởng nghệ thuật của Vũ Như Tô cao cả đến mức, bản thân ông còn tự thấy đời ông “không quý bằng Cửu Trùng Đài” ⇒ Vũ Như Tô đặt đặt lí tưởng, hoài bão của mình lên trên hết

- Vũ Như Tô là người không hám lợi (mọi thứ vua ban thưởng ông đem chia hết cho thợ.)

3. Tấn bi kịch giữa nghệ thuật và đời sống của Vũ Như Tô

- Vì quá đam mê và chạy theo lí tưởng nghệ thuật của mình, Vũ Như Tô quên mất rằng chính việc xây Cửu Trùng Đài đã cướp đi mồ hôi, nước mắt và tính mạng của bao nhiêu người.

- Lí tưởng, ước mơ xây một tòa đài cao cả, nguy nga, tráng lệ lại cao siêu, thuần tuý hoàn toàn thoát li khỏi hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nước, xa rời đời sống nhân dân. 

⇒ Tâm trạng bi kịch đầy căng thẳng của ông: xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai? là có công hay có tội?

⇒ Vũ Như Tô là một nhân vật bi kịch bởi đã mang trong mình không chỉ những say mê khát vọng lớn lao mà còn cả những làm lạc trong suy nghĩ và hành động.

⇒ Sự thức tỉnh của ông chỉ diễn ra vào phút cuối khi mà ông và Đan Thiềm bị bắt, Cửu Trùng Đài bị đập phá

Kết bài: Trình bày cảm nhận bản thân về hình tượng nhân vật.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 – 1.0 điểm.

3.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

  

0

3

 

 

 

 

 

 

3

Thực hành tiếng Việt

0

3

  

 

 

 

 

 

 

3

Viết

 

 

 

 

  

 

1

 

 

1

Tổng số câu TN/TL

0

3

0

3

0

0

0

1

0

7

7

Điểm số

0

3

0

3

0

0

0

5

0

10

10

Tổng số điểm

2.5 điểm

25%

2.5 điểm

25%

0 điểm

0%

5.0 điểm

50%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

3

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào?

1

 

 

C1

Thông hiểu

 

+ Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau?

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

+ Anh chị khái quát nội dung của đoạn trích?

2

 

 

C5,6

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

        THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

3

0

 

 

 

Nhận biết

  • Đoạn thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào.

  • Có bao nhiêu từ láy trong đoạn thơ trên? Chỉ ra các từ láy đó?

  • Nêu hiệu quả phép đối được sử dụng trong câu: Người lên ngựa kẻ chia bào

3

 

 

C2, 3, 4

 

 VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng 

Vận dụng cao

Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. 

 

1

 

 

C1 phần tự luận 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra cuối kì 1 ngữ văn 11 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net