Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ Văn 11 Chân trời ( đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời ( đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 - CTST

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm …

Bầm ơi có rét không bầm !

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần

Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu !

Bầm ơi sớm sớm chiều chiều

Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe !

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Con ra tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền.

Con đi, con lớn lên rồi

Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con !

Nhớ con, bầm nhé đừng buồn

Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.

Mẹ già tóc bạc hoa râm

Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con …

(Trích “Bầm ơi, Tố Hữu)

 Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0.5 điểm): Nêu tác dụng của thể thơ đối với việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình?

Câu 3 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ?

Câu 4 (2.0 điểm): Từ cảm nhận về đoạn thơ anh chị hãy nêu suy nghĩ của mình về tình mẫu tử ( 5-7 câu).

PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (6.0 điểm): Anh chị hãy phân tích vẻ đẹp dòng sông Hương qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

-  Thể thơ: lục bát

0.5 điểm

Câu 2

  • Tác dụng của thể thơ lục bát với việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình: Thể lục bát mang âm hưởng nhẹ nhàng, thiết tha, đằm thắm góp phần thể hiện tâm trạng yêu thương, nhớ mong của người chiến sĩ ngoài mặt trận dành cho người mẹ già ở quê.

0.5 điểm

Câu 3

Nội dung chính của đoạn thơ: Tình yêu thương của người con nơi tiền tuyến xa xôi dành cho người mẹ già nơi quê hương. Đồng thời bộc lộ sự quyết tâm chiến đấu vì độc lập Tổ quốc.

1.0 điểm

Câu 4 

HS có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý chính sau đây.

- Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng trân trọng của mỗi con người.

- Tình mẫu tử là động lực giúp con người trở nên mạnh mẽ bản lĩnh sống có lí tưởng trách nhiệm hơn.

- Liên hệ thực tiễn bản thân

2.0 điểm

B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Phân tích vẻ đẹp của dòng sông Hương qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Hoàng Phủ Ngọc Tường…

- Giải quyết vấn đề

1. Dòng sông thiên nhiên 

a. Ở thượng nguồn

– Là bản trường ca của rừng già, rầm rộ dưới bóng cây đại ngàn….

- Cô gái Di-gan: phóng khoáng, man dại, tâm hồn tự do, trong sáng, bản lĩnh, gan dạ…

- Sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”

b. Sông Hương từ thượng nguồn đến Huế

- Sông Hương “như một người gái đẹp nằm ngủ mơ màng ...” được đánh thức bởi tiếng gọi của tình yêu, bắt đầu hành trình gian truân…

+ Sông Hương có nhịp chảy chậm rãi, “mềm như tấm lụa” (liên hệ hình ảnh sông Đà như “áng tóc trữ tình”)

+ Từ ngã ba Tuần đến chân đồi Thiên Mụ: mang dáng vẻ trầm mặc khi chảy qua những lăng tẩm, đổi dòng chuyển hướng liên tục.

+ Từ chân đồi Thiên Mụ đến lúc gặp Huế: “vui hẳn lên”, “kéo một nét thẳng” vì tìm đúng đường về.

+ Giáp mặt Huế, sông Hương không gặp Huế ngay mà “uốn một cánh cung ...tình yêu” như một người con gái bẽn lẽn, ngại ngùng

c.Trong lòng Huế

- Tác giả so sánh sông Hương với những dòng sông nổi tiếng trên thế giới, sông Hương chỉ thuộc về một thành phố duy nhất, giống như người con gái chung thủy.

- Sông Hương mang đến cho Huế một vẻ đẹp cổ xưa dân dã

- Người con gái đắm say tình tứ khi bên người mình yêu, người con gái tài hoa “tài nữ đánh đàn trong đêm khuya”.

d. Từ biệt Huế ra biển: như một   người con gái lưu luyến thủy chung từ biệt người yêu

- Nhận xét: tác giả chủ yếu cảm nhận vẻ đẹp sông Hương từ góc độ tình yêu khiến sông Hương hiện lên như một người con gái chung tình hết lòng vì tình yêu.

2. Dòng sông lịch sử

- Sông Hương là một nhân chứng lịch sử của Huế, của đất nước: “soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ”, chứng kiến những mất mát đau thương của các cuộc khởi nghĩa thế kỉ XIX, ...

- Sông Hương như một công dân có ý thức trách nhiệm sâu sắc với đất nước: “biết hiến đời mình để làm nên chiến công”, ...

- Là một người con gái anh hùng: cùng gắn bó với Huế qua nhiều cuộc chiến đấu anh hùng trong thời kì trung đại, đến cách mạng tháng tám, ...

3. Dòng sông văn hóa

- Sông Hương là “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”: toàn bộ âm nhạc cổ điển Huế, những bản đàn theo suốt cuộc đời Kiều và bản Tứ đại cảnh đều được sinh thành trên sông nước sông Hương.

- Là người tài nữ đánh đàn trong đêm khuya: không bao giờ lặp lại trong cảm hứng của các thi nhân

- Kết luận

+ Nêu cảm nghĩ về dòng sông Hương đánh giá nghệ thuật nổi bật….

- Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 4 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 3 điểm – 3.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 1.0 – 1.5 điểm.

4.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

  

0

2

 

 

 

 

 

 

2

Thực hành tiếng Việt

0

1

  

 

 

 

 

 

 

1

Viết

 

 

 

 

0

1

 

1

 

 

2

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

2

0

1

0

1

0

5

5

Điểm số

0

1

0

2

0

2

0

6

0

10

10

Tổng số điểm

0.5 điểm

5%

1.5 điểm

15%

2.0 điểm

20%

6 điểm

60%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

2

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

Nêu tác dụng của thể thơ đối với việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình?

1

 

 

C2

Thông hiểu

 

Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

1

 

 

C3

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

        THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1

0

 

 

 

Nhận biết

  • Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

1

 

 

C1

 

 VIẾT

2

0

 

 

 

Vận dụng 

  • Từ cảm nhận về đoạn thơ anh chị hãy neu suy nghĩ của mình về tình mẫu tử ( 5-7 câu).

1

 

 

C4

Vận dụng cao

  • Anh chị hãy phân tích vẻ đẹp dòng sông Hương qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

1

 

 

C1 phần tự luận 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra cuối kì 1 ngữ văn 11 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net