Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ Văn 11 Chân trời ( đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 11 Chân trời ( đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 - CTST

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho bố và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)

Câu 1 (2.0 điểm). Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích và xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn?

Câu 2 (1.0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn văn.

PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (6.0 điểm): Phân tích bài thơ Nguyệt cầm của Xuân Diệu

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

  • Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/Phương thức nghị luận

  • Câu chủ đề: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”

1.0 điểm

Câu 2

  • Nội dung: Mỗi người đều có giá trị riêng và cần biết trân trọng những giá trị đó.

1.0 điểm

Câu 3

- Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai.

1.0 điểm

B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Phân tích bài thơ Nguyệt cầm của nhà thơ Xuân Diệu

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu và bài thơ  Nguyệt cầm

  • Giải quyết vấn đề

1. 4 câu thơ đầu:

Bầu không khí toát lên trong bài thơ tràn ngập một cảm giác lạnh lẽo, một loại lạnh thấm sâu và hiện diện trong suốt toàn bộ tác phẩm.

Khi nhắc đến việc “Trăng nhập,” như thể trăng muốn thể hiện sự nhạy cảm, cảm xúc của nó, và cảm giác bơ vơ khi đang tìm kiếm một nơi nương tựa.

Câu “Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần” đặt ra ý niệm về tình yêu và sự chia cắt xa cách giữa hai người, tạo nên một cặp phạm trù song song đối đẳng.

2. 4 câu thơ tiếp:

Cảnh vật quá tinh khiết, sự buồn bã lan tỏa trong không gian trong trẻo, khiến nó trở nên không thể nào che đậy

Tiếng đàn thánh thót, trầm lắng, dồn dập, và chậm rãi tạo ra một cảm giác như ánh trăng đang rung lên trong không gian.

Câu thơ tiếp theo là nguyên nhân của sự buồn trong tiếng đàn, cho thấy thi nhân vẫn đang hướng tới con người.

Số phận của họ, có lẽ, giống như tiếng đàn vang lên mong manh, mong manh rồi tan vào vũ trụ.

3. 4 câu thơ tiếp:

Từ “lạnh,” đứng một mình trong câu thơ, tạo nên sự lạnh lẽo mạnh mẽ, làm cho người đọc cảm nhận được cái lạnh đó.

Tiếng “trời ơi,” vang lên như tiếng than thở của một tâm hồn mềm yếu trước cái lạnh đó, trước cái rùng mình của một thân phận cô đơn.

Câu thơ chuyển từ “long lanh” lên trên đỉnh cho chúng ta thấy ánh sáng tỏ ra từ tiếng đàn, rồi đọng vào viên đá sỏi -> Tiếng đàn đẹp nay lại là tiếng vang của những mối hận trong lòng.

Câu thơ đưa ta trở lại bến Tầm Dương, về cảnh vật và tình cảm ngày xưa để cảm nhận tiếng đàn ở mức độ tinh tế nhất.

4. 4 câu thơ cuối:

Tiếng đàn biến thành đại dương, mỗi nốt âm nhạc vừa là ánh trăng, là bạc, là pha lê.

Hai từ “bốn bề,” xuất hiện ở đầu câu thứ nhất và lặp lại ở cuối câu thứ hai, vừa làm khung cho cuộc đời con người, đồng thời mở ra một không gian vô tận.

  • Tiếng đàn vẫn vang mãi, vọng vào cái không gian xa kia, làm cho nó trở nên quyến rũ hơn, trong khi con người thì dường như trở nên nhỏ bé và lặng lẽ.

  • Kết luận 

+ Khẳng định lại gí trị nội dung nghệ thuật tác phẩm

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 4 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 3 điểm – 3.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

4.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

0

1

 

 

 

 

0

2

3

Thực hành tiếng Việt

 

 

 

 

 

 

0

1

0

1

1

Viết

 

 

 

 

0

1

 

 

0

1

6

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

1

0

1

0

1

0

4

10

Điểm số

0

1

0

2

0

6

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

2.0 điểm

20%

6.0 điểm

60%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA  HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

3

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

-   Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

-   Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

1

0

 

C1

 

 

 

 

 

 

Thông hiểu

 

  • Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

  • Hiểu được nội dung chính của văn bản

  • Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. 

1

0

 

C2

 

Vận dụng cao

  • Nhận biết điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu đoạn trích

1

0

 

C3

VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng

 

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ:

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện.

- Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

*Thông hiểu

- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ

- Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm

- Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện

 Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả.

 

1

 

0

 

 

C1 phần tự luận

 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra cuối kì 2 ngữ văn 11 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net