PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?
Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào..
Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơii dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2 (1.0 điểm): Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.
Câu 3 (1.0 điểm): Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên.
Câu 4 (2.0 điểm): Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời?
PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Câu 1 (5.0 điểm): Phân tích 8 câu cuối trong đoạn trích Trao duyên.
MÔN: NGỮ VĂN 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 |
| 1.0 điểm |
Câu 2 |
| 1.0 điểm |
Câu 3 | - Nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản: Thông thường người yếu đuối tìm nơi dựa ở người vững mạnh. Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận dựa vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường. | 1.0 điểm |
Câu 4 | - HS có thể tự do nêu ý kiến của mình song cần đảm bảo các ý sau: + Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời mà bài thơ đề cập đến là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, ý nghĩa sống, … |
|
B.PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)
Đáp án | Điểm |
Câu 1:
Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận | 0.5 điểm |
Phân tích 8 câu cuối trong đoạn trích Trao duyên Hướng dẫn chấm:
| 0.5 điểm |
HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:
+ Giới thiệu khái quát tác giả tác phẩm
*Tám câu thơ cuối: Kiều trở về thực tại đau xót khi nhớ tới Kim Trọng - Hình thức: Lời thơ chuyển từ đối thoại sang độc thoại - Tâm trạng: Nàng ý thức rõ về cái hiện hữu của mình: “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng” → Hình ảnh gợi tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi - Nghệ thuật đối lập: quá khứ >< hiện tại → Khắc sâu nỗi đau của Kiều trong hiện tại. - Các hành động + Nhận mình là "người phụ bạc" + Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt khác với cái lạy nhờ cậy lúc đầu + Hai lần gọi tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng. → Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý * Tóm lại: 8 câu cuối đoạn + Nội dung: Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hường về tình yêu của mình và Kim Trọng. + Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ biểu cảm, thành ngữ, câu cảm thán, các điệp từ. III. Kết bài
Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm. | 3.0 điểm |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0.5 điểm |
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 điểm |
MÔN: NGỮ VĂN 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 1 | 0 | 1 |
|
|
|
| 0 | 2 | 2 |
Thực hành tiếng Việt |
|
|
|
|
|
| 0 | 1 | 0 | 1 | 1 |
Viết |
|
|
|
| 0 | 2 |
|
| 0 | 2 | 7 |
Tổng số câu TN/TL | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 5 | 10 |
Điểm số | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 7 | 0 | 1 | 0 | 10 | 10 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10% | 1.0 điểm 10% | 7.0 điểm 70% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
MÔN: NGỮ VĂN 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 4 | 0 |
|
| ||
| Nhận biết
| - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. | 1 | 0 |
| C1 |
Thông hiểu
|
| 1 | 0 |
| C3 | |
Vận dụng |
| 1 | 0 |
| C4 | |
| Vận dụng cao |
| 1 | 0 |
| C2 |
VIẾT | 1 | 0 |
|
| ||
| Vận dụng | Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ: *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện. - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. *Thông hiểu - Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ - Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm - Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả. | 1 | 0 |
| C1 phần tự luận
|