PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
"Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận…
[…] Tháng 3-2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người được nhận thận quê ở Hà Nam, đã bị suy thận nhiều năm và cần được ghép thận để tiếp tục được sống.
[…] Để tặng được quả thận, từ khi quyết định hiến tặng đến khi lên bàn mổ, bà Thảo đã phải hơn 10 lần một mình một xe máy từ Bắc Ninh ra bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội để làm các xét nghiệm. Con gái bà Thảo cũng vậy, và cuối năm 2016 khi mẹ con bà được mời lên truyền hình để nói về ý nghĩa của việc hiến tặng mô tạng, hai mẹ con lại chở nhau bằng xe máy từ Bắc Ninh lên Hà Nội rồi vội vã trở về ngay trong đêm… Nếu có ai hỏi về chuyện hiến thận đã qua, bà chỉ phẩy tay cười: “Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang rất khỏe là gì…”
Và nhờ cái “bình thường” của mẹ con bà Thảo, giờ đây có thêm hai gia đình được hạnh phúc vì người thân của họ được khỏe mạnh trở lại. Ở Bắc Ninh, gia đình bà Thảo cũng đang rất vui vẻ. Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình
Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào, họ
chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được!"
(Trích Hai mẹ con cùng hiến thận, Lan Anh, Báo Tuổi trẻ, ngày 31/5/2018)
Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (1.0 điểm): Chỉ ra lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3 (2.0 điểm): Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình.
a. Xét về mặt cấu trúc, câu trên thuộc kiểu câu gì?
b. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu trên.
Câu 4 (1.0 điểm): Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được!
Theo em, thứ hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể nào định danh được là gì?
PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Câu 1 (5.0 điểm): Nỗi đau của Thúy Kiều được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Trao duyên?
MÔN: NGỮ VĂN 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 |
| 1.0 điểm |
Câu 2 |
| 1.0 điểm |
Câu 3 |
- Tác dụng của biện pháp so sánh: + Khẳng định giá trị của những vết thương mà hai mẹ con phải chịu đựng. + Hai vết sẹo ấy là bằng chứng sáng rõ nhất của tinh thần làm việc thiện, sẵn sàng cho đi một phần thân thể của mình mà không cần đáp lại. ⟹ Khẳng định tinh thần hiến dâng, biết sống vì người khác của hai mẹ con. | 2.0 điểm |
Câu 4 | - Thứ hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể nào định danh được là niềm hạnh phúc của việc cho đi, của tinh thần sẻ chia, biết sống vì người khác, biết yêu thương với những số phận bất hạnh trong cuộc đời. |
|
B.PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)
Đáp án | Điểm |
Câu 1:
Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận | 0.5 điểm |
Nỗi đau của Thúy Kiều được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Trao duyên? Hướng dẫn chấm:
| 0.5 điểm |
HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:
+ Giới thiệu khái quát tác giả tác phẩm
1. Nỗi đau phải chọn lựa giữa tình và hiếu. - Kiều kể về mối tình mặn nồng cùng chàng Kim: + Thời gian: “Khi ngày...khi đêm’: Sự gắn bó mặn nồng của Kim và Kiều + Hành động: “ Quạt ước, chén thề”: Gợi những kỉ niệm đẹp, những lời hẹn ước của hai người - “Sóng gió bất kì”: Kiều nhắc đến cơn sóng gió, tai biến của gia đình. - Thúy Kiều phải đứng giữa hai lựa chọn: Tình và hiếu, cuối cùng Kiều đã chọn chữ Hiếu và hi sinh chữ tình. → Mối tình Kim – Kiều là mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh. Phải hi sinh chữ tình Kiều vô cùng đau đớn, xót xa. 2. Nỗi đau phải trao đi duyên tình. a. Lời lẽ và hành động trao duyên của Kiều - Lời lẽ: + “Cậy”: trông mong tin tưởng, mang âm điệu nặng nề gợi sự đau đớn khó nói + “Chịu”: sắc điệu cầu khẩn van xin. - Hành động: “Lạy, thưa” thể hiện sự thay đổi ngôi thức bậc, khẩn khoản vì đó là việc nhờ cậy cực kì quan trọng → Lời lẽ và hành động khẩn khoản, trang trọng vì Kiều biết hành động trao duyên của mình có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời Vân. b. Lí lẽ trao duyên: - Kiều nhắc đến tuổi trẻ của Vân, nhắc đến tình máu mủ, và cả cái chết → Những lí lẽ vô cùng sắc sảo đầy lí trí, thuyết phục em bằng cả lí lẽ và tình cảm khiến Vân không thể từ chối → Kiều đang cố gồng mình làm chủ cảm xúc dù đang vô cùng đau đớn. c. Kiều trao kỉ vật cho em. - Kỉ vật: Chiếc vành, bức tờ mây → Kỷ vật đơn sơ mà thiêng liêng, gợi quá khứ hạnh phúc. → Kiều đau đớn khi nhớ lại mối tình đẹp của mình - Cách nói: “Duyên này thì giữ - vật này của chung”: Sự giằng xé, mâu thuẫn trong tâm trạng Kiều. → Kiều đau đớn, dằn vặt tột cùng khi trao đi kỉ vật tình yêu. Khi lí trí không thể là chủ, nàng đã quyết giữ lại tình yêu mà chỉ trao duyên số. d. Kiều dặn dò em. - Từ ngữ chỉ cái chết: lò hương, hiu hiu gió, hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, người thác oan, → Dự cảm không lành về tương lai, sự tuyệt vọng tột cùng. ⇒ Còn gì đau đớn hơn khi Kiều phải đi trao duyên trong khi trong lòng còn yêu rất nhiều. Đó là bi kịch lớn trong tình yêu. ⇒ Người mà Kiều trao duyên lại chính là em gái của mình vì đó là người mà Kiều tin tưởng nhất, nhưng nó lại khiến nỗi đau của Kiều lớn hơn vì nàng lo lắng cho tương lai của Vân rồi đây sẽ ra sao. 3. Nỗi đau trước cuộc đời dang dở, đổ vỡ, lênh đênh, lỡ làng - Sử dụng một loạt các thành ngữ. + “Trâm gãy gương tan”: Chỉ sự đổ vỡ + “Tơ duyên ngắn ngủi”: Tình duyên mong manh, dễ vỡ, dễ đổ nát + “Phận bạc như vôi”: Số phận hẩm hiu, bạc bẽo + “Nước chảy hoa trôi lỡ làng”: Sự lênh đênh, trôi nổi, lỡ làng → Hình ảnh gợi tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi. - Nguyễn Du đã mở ra hai chiều thời gian hiện tại và quá khứ. Quá khứ thì “muôn vàn ái ân” đầy hạnh phúc trong khi ấy hiện tại thì đầy đau khổ, lỡ làng và bạc bẽo. → Sự đối lập nhấn mạnh, khắc sâu bi kịch, nỗi đau của Kiều, càng nuối tiếc quá khứ đẹp đẽ bao nhiêu thì thực tại càng bẽ bàng, hụt hẫng bấy nhiêu. ⇒ Thực tại cuộc đời đầy nghiệt ngã đầy đau đớn, tủi hờn của Thúy Kiều. Chính Kiều là người nhận thức được rõ nhất về cuộc đời mình, vì thế nỗi đau càng thêm xót xa. III. Kết bài
Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm. | 3.0 điểm |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0.5 điểm |
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 điểm |
MÔN: NGỮ VĂN 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 1 |
|
|
|
| 0 | 1 | 0 | 2 | 2 |
Thực hành tiếng Việt |
|
| 0 | 2 |
|
|
|
| 0 | 2 | 3 |
Viết |
|
|
|
| 0 | 1 |
|
| 0 | 1 | 5 |
Tổng số câu TN/TL | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 5 | 10 |
Điểm số | 0 | 1 | 0 | 3 | 0 | 5 | 0 | 1 | 0 | 10 | 10 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10% | 3.0 điểm 10% | 5.0 điểm 50% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
MÔN: NGỮ VĂN 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 4 | 0 |
|
| ||
| Nhận biết
| - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. | 1 | 0 |
| C1 |
Thông hiểu
|
| 1 | 0 |
| C2 | |
Vận dụng |
| 1 | 0 |
| C3 | |
| Vận dụng cao |
| 1 | 0 |
| C4 |
VIẾT | 1 | 0 |
|
| ||
| Vận dụng | Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ: *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện. - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. *Thông hiểu - Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ - Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm - Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả. | 1 | 0 |
| C1 phần tự luận
|